Doanh lợi tiêu thụ (ROS):
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Có ngành tỷ số này rất cao nhƣ ngành ăn uống, dịch vụ, du lịch…có ngành tỷ số này rất thấp nhƣ ngành kinh doanh vàng bạc, kinh doanh ngoại tệ. Do đó để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tƣơng tự trong cùng ngành
Doanh lợi tài sản (ROA):
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đƣợc thiết kế để đo lƣờng khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty.
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100
ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
Cũng nhƣ tỷ số sức sinh lời căn bản, tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành nhƣ dịch vụ, du lịch, tu vấn, thƣơng mại…Tỷ số này thƣờng rất cao, trong khi các ngành nhƣ công nghiệp chế tạo, ngành hàng không…tỷ số này thƣờng rất thấp. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sách với doanh nghiệp tƣơng tự trong cùng một ngành
Doanh lợi vốn tự có (ROE):
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này đƣợc thiết kế để đo lƣờng khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100
ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
Cũng nhƣ tỷ số ROA, tỷ số ROE trƣớc hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so