Hoàn thiện hệ thống quy trình kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Hội sở Eximbank TP.HCM (Trang 74 - 75)

II. Thu nhập của cán bộ, công nhân viên

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI HỘI SỞ NGÂN

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống quy trình kiểm soát nội bộ

Ngân hàng cần rà soát, đánh giá lại cơ cấu tổ chức và tái cơ cầu tổ chức, phân cấp ủy quyền, quản lý kinh doanh theo hướng đảm bảo có sự phân định trách nhiệm rõ ràng, tránh những xung đột về lợi ích, đảm bảo sự thong suốt và kịp thời các kênh thông tin trong nội bộ Ngân hàng công thương, cụ thể như: - Ban hành cơ chế phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch bằng việc thiết

lập cơ chế phân cấp ủy quyền một cách hợp lý, cụ thể, rõ ràng, đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm một lúc nhiều nhiệm vụ có quyền lợi mâu thuẩn hoặc chồng chéo nhau; đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong Ngân hàng.

- Đánh giá Hệ thống các định chế nội bộ và quy trình nghiệp vụ đã ban hàng. Qua đó sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý, những điểm còn thiếu; ban hành các quy trình còn thiếu theo hướng toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ, điều hành và quản lý của Ngân hàng phải được quy trình hóa; các rủi ro có thể phát sinh phải được kiểm soát ngay từ các chốt kiểm soát được cài đặt trong các quy trình nghiệp vụ.

- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Các bộ phận này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Rủi ro ở bộ phận này sẽ gây thiệt hại cho những bộ phận khác. Vì vậy, Ngân hàng cần phải thiết lập cơ chế kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia trong một quy trình nghiệp vụ, thực hiện nguyên tắc “hai tay, bốn mắt”.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Hội sở Eximbank TP.HCM (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)