Rủi ro về ngoại hố

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Hội sở Eximbank TP.HCM (Trang 32 - 34)

i) Chuẩn bị kiểm tra:

2.2.2.3Rủi ro về ngoại hố

Rủi ro về ngoại hối phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, qua đó có thể lảm cho ngân hàng phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động.

Để giảm thiểu rủi ro ngoại hối, Eximbank tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn như sau:

- Luôn duy trì một tỷ lệ cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có ngoại tệ, duy trì trạng thái ngoại hối ròng ở mức hợp lý;

- Có chính sách đào tào đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, có khả năng phân tích và dự báo tình hình biến động tỷ giá của các loại đồng tiền, và ra quyết định mua, bán các hợp đồng ngoại tệ đúng đắn.

- Sử dụng các công cụ tài chính có khả năng phòng ngừa rủi ro như hợp đồng forwards, futures, swap hay option… trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Hoạt động ngoại hối của Eximbank chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho các khách hàng doanh nghiệp và hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trương quốc tế. Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 30% vốn tự có của Ngân hàng), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN.

2.2.24 Rủi ro về thanh khoản

Rủi ro về thanh khoản là khả năng Ngân hàng không thể đáp ứng các nhu cầu rút tiền thường xuyên hoặc đột xuất của người gửi tiền cũng như không chi trả được kịp thời các nghĩa vụ tài chính khác. Rủi ro thanh khoản bắt nguồn từ sự không phù hợp về quy mô và kỳ hạn giữa các tài sản nợ và tài sản có của Ngân hàng tại thời điểm hiện tại hay trong tương lai. Ngoài ra, yếu tố tâm lý, niềm tin của khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng có thể gây nên rủi ro thanh khoản. Do vậy, rủi ro thanh khoản luôn hiện hữu thường trực trong hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng.

Để hạn chế rủi ro thanh khoản, Eximbank thực hiện các biện pháp sau: - Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn

và thanh khoản trong hoạt động Ngân hàng.

- Căn cứ vào cơ sở dữ liệu quá khứ và định hướng hoạt động để tính toán chính xác nhu cầu thanh toán ở từng thời điểm nhằm đảm bảo dự trữ hợp lý, đồng thời hạn chế lãng phí vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động;

- Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý với tỷ trọng đầu tư vào các loại chứng khoán, giấy tờ có giá, các loại tài sản … có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt với chi phí thấp;

- Tăng cường hiệu quả quản lý tài sản, thực hiện cơ chế điều hành công khai, minh bạch, dự báo kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ, xây dựng chính sách tạo lòng tin đối với người gửi tiền để có thể chủ động thu xếp nguồn vốn chi trả theo yêu cầu.

- Quản lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Hội sở Eximbank TP.HCM (Trang 32 - 34)