Về chính sách phát triển và chiến lược hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển tp HCM chi nhánh sở giao dịch đồng nai (Trang 70 - 97)

Ban lãnh đạo NH đã có tầm nhìn và nắm bắt rất tốt tình hình phát triển của thị trường khi quyết định tăng tỉ trọng cho vay cho các KHDN trong ngành TMDV và SXCB, những ngành đang và sẽ phát triển mạnh tại thời điểm hiện tại và trong tương lai.

3.1.1.8. Về an toàn rủi ro cho vay

Với dư nợ tăng trưởng nhanh trong khi đó nợ xấu lại giảm đáng kể, cho thấy hoạt động cho vay tại NH luôn hiệu quả trên từng đồng cho vay. NH đã xây dựng được chính sách tín dụng hợp lý, chặt chẽ và hiệu quả bằng chứng là trong 6 tháng đầu năm 2015 thì nợ xấu, nợ quá hạn chỉ là 3.775 trđ chỉ chiếm 0,16% tổng dư nợ cho vay. Nếu chỉ tính trong thời gian này thì HDBank CN SGD ĐN cùng với

ViettinBank TP.HCM là hai đơn vị có tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

Tăng trưởng cho vay DN mạnh nhưng HDBank CN SGD ĐN luôn luôn bám sát và tuân thủ tốt các chính sách của NHNN, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quản trị rủi ro, tận dụng các cơ hội thuận lợi trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Với những ưu điểm trên sẽ giúp HDBank CN SGD ĐN nâng cao sức mạnh hoạt động của mình cùng với đó là củng cố vững chắc cho mức độ an toàn trong HĐKD.

3.2. Những khó khăn, những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN

3.2.1. Nhóm rủi ro về thị trường

Về lãi suất

Sau khi đã phân tích về những ưu điểm trong lãi suất tại đơn vị thì điểm yếu trong vấn đề lãi suất tại NH là việc nếu so với các NH quốc doanh thì còn chênh lệch khá lớn, bên cạnh đó là lãi suất của HDBank nếu so với các NH TMCP khác thì vẫn còn cao hơn đôi chút đã khiến cho NH gặp khó khăn trong việc tiếp thị khách hàng mới và thu hút những KHDN lớn sử dụng dịch vụ tại đơn vị.

Về các loại phí, biểu phí

Việc thắt chặt trong việc cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nợ xấu, quá chú trọng đến TSĐB đã khiến cho các KHDN có quy mô nhỏ, mới thành lập gặp khó khăn khi có nhu cầu vay vốn tại NH.

Việc chưa đồng nhất trong công tác thẩm định giá TSĐB và giá thị trường, cụ thể là giá thẩm định TSĐB quá thấp so với thị trường và các tổ chức thầm định giá bên ngoài từ đó giảm hạn mức vay vốn của KH, điều này đã khiến cho KH không hài lòng và cũng đã làm NH mất đi một số KHDN.

Với mức phí thầm định TSĐB tương đối cao cùng với sự chưa thống nhất một mức giá chung giữa các CBTD đã gây ra rất nhiều khó khăn cho đơn vị trong quá trình tiếp thị KH mới cũng như giữ quan hệ với những KH cũ.

Về khả năng tiếp cận các KHDN lớn và siêu lớn

Với nhược điểm là lãi suất chưa thực sự cạnh tranh cùng với tên tuổi chưa thực sự quá nổi trội như các đối thủ cạnh tranh và những sản phẩm chưa thực sự hấp dẫn các KHDN lớn khiến cho NH đã gặp những khó khăn trong việc tiếp cận và lôi kéo các KHDN lớn sử dụng dịch vụ của mình. Ngoài ra thì có thể thấy NH đang chú trọng và ưu tiên các KHDN ngành TMDV và SXCB có quy mô vừa và nhỏ vì thế mà chưa thực sự quyết tâm vào các KHDN lớn và siêu lớn.

Về khả năng cạnh tranh

Mặc dù uy tín đã được kiểm chứng và có chỗ đứng trong nền kinh tế, tuy nhiên với lãi suất kém cạnh tranh, tên tuổi chưa thực sự nổi trội đã khiến cho khả năng cạnh tranh của HDBank CN SGD ĐN giảm đi đôi chút so với đúng thực lực của NH.

Về hệ thống, quy trình nội bộ

Mặc dù đang sở hữu một hệ thống quy trình nghiệp vụ rõ ràng, chặt chẽ tuy nhiên giữa các phòng ban, các khối vẫn chưa có sự ăn ý và thống nhất với nhau. Bên cạnh đó hệ thống phần mềm còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đáng kể đến thời gian và hiệu quả làm việc gây chậm trễ tiến độ giải quyết hồ sơ và thời gian cấp tín dụng cho KH so với các đối thủ cạnh tranh.

3.2.2. Nhóm rủi ro về tài chính

Về tỉ lệ thu lãi

Trong năm 2014 tỉ lệ thu lãi của HDBank CN SGD ĐN là 98% xấp xỉ 100% là con số rất tốt. Tuy nhiên sang đến hết quý 2 năm 2015 con số này chỉ còn 91% giảm

đến 7% so với thời điểm cuối năm 2014, chứng tỏ đơn vị đã bắt đầu gặp phải khó khăn trong hoạt động thu lãi của mình.

Theo lý thuyết ( mục 1.1.4.2 “ Tỉ lệ thu lãi” trang 12) thì tỉ lệ này được cho là an toàn khi đạt đến 95%, ở thời điểm hiện tại tỉ lệ này chỉ là 91% thấp hơn 4% so với mức an toàn.Tỉ lệ thu lãi thấp có thể sẽ khiến cho NH thất thu trong thu lãi cho vay từ đó làm giảm doanh thu từ hoạt động cho vay hay sâu xa hơn là mất an toàn trong từng khoản cho vay của mình.

Về nợ xấu, nợ quá hạn

Với ưu điểm là tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong 6 tháng đầu năm rất thấp chỉ chiếm 0,16% tổng dư nợ cho vay tuy nhiên tỉ lệ này sẽ là 1,01% nếu tính luôn các khoản nợ xấu mà đơn vị đã bán cho VAMC và còn tồn tại một khoản nợ đang trong cơ cấu chiếm tỉ trọng 1,05% đây là những con số đáng lo ngại.Việc còn tồn tại những khoản nợ xấu buộc đơn vị phải bán nợ để giảm tỉ lệ này xuống khiến cho NH phải chịu những tổn thất đáng kể như giảm lợi nhuận, phải trích lâp dự phòng, và các vấn đề liên quan đến khởi kiện….

3.3. Một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động cho vay KHDN của HDBank CN SGD ĐN

3.3.1. Giải pháp cho nhóm rủi ro thị trường

Điều chỉnh lãi suất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của NH

Với việc phải đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh theo đúng kế hoạch mà HDBank Hội Sở chính đã đặt ra cho CN SGD ĐN cùng với thẩm quyền hạn thì giải pháp điều chỉnh lãi suất là một vấn đề tương đối khó khăn đối với đơn vị .Tuy nhiên đối với những KH có uy tín, khả năng tài chính lành mạnh đặc biệt là khả năng trả nợ tốt, đơn vị có thể giải trình ngoại lệ nhằm giảm lãi suất nhằm thuyết phục KH sử dụng dịch vụ tại đơn vị.

Ngoài yếu tố lãi suất, tên tuổi HDBank có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình dựa vào chính những điểm mạnh của mình đang có như nâng cao hơn nữa sức hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ KH cùng với đó đưa ra những ưu đãi cho KH khi chọn sử dụng dịch vụ tại NH mà vẫn đảm bảo lợi nhuận nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình

Nâng cao khả năng thu hút các KHDN lớn và siêu lớn

Với những nhược điểm còn tồn tại khiến cho NH gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thu hút các DN lớn và siêu lớn như lãi suất, thương hiệu hay các sản phẩm chưa tương thích,..để cải thiện và khắc phục vấn đề này NH cần tìm hiểu thị trường để có thể đưa ra phương án tiếp cận phù hợp, tạo ra những sản phẩm hấp dẫn đối với các KH này cũng như nâng cao hiệu quả trong chiến lược marketing của mình.

Cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quy trình nội bộ

Vì hệ thống quy trình nội bộ được vận hành theo quy định chung của HDBank Hội Sở đề ra vì vậy để khắc phục những nhược điểm đang còn tồn tại như đã nêu HDBank CN SGD ĐN cần có những kiến nghị để nâng cấp hệ thống phần mềm nội bộ nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả làm việc.

Để có thể đạt được sự thống nhất giữa các khâu, các cấp trong quy trình hoạt động của mình đơn vị cần rà soát, thống nhất những quan điểm của các cán bộ, nhân viên trong của mỗi khâu, mỗi cấp lại với nhau, hạn chế tình trạng thiếu xót hay sai lệch trong ý tưởng làm việc của nhân viên tại đơn vị và có quy định bằng văn bản rõ ràng.

Thống nhất trong kết quả thẩm định, trong việc áp dụng các loại biểu phí và điều chỉnh mức phí cho KH

HDBank CN SGD ĐN cần nghiên cứu và cập nhật thường xuyên thông tin của TSĐB mà đơn vị đang có nhằm có thể đưa ra giá trị phù hợp và cạnh tranh so với

các đối thủ của mình. Cần thống nhất trong việc áp dụng các loại phí cho KHDN, và điều chỉnh các loại phí này cho phù hợp và ưu đãi đối với KH khi mà phí thẩm định tài sản ở NH đang ở khá cao.

3.3.2. Giải pháp cho nhóm rủi ro tài chính

Nâng cao và cải thiện tỉ lệ thu lãi

Tỉ lệ thu lãi tại thời điểm gần nhất của đơn vị chỉ là 91% thấp hơn so với mức an toàn đến 4%, trong thời gian tới NH cần cải thiện tỉ lệ này trong quý 3 lên đến 97% và mục tiêu cuối năm 2015 là 100% nhằm đảm bảo hiệu quả cho vay và an toàn trong cho vay bằng những biện pháp cụ thể như tích cực, chủ động đôn đốc, nhắc nhở KH trong việc thanh toán lãi vay, thắt chặt hay sử dụng những biện pháp mạnh đối với những KH không hợp tác hay không có thiện chí trong việc thanh toán. Với những KH có thiện chí trả nợ tuy nhiên lại đang gặp khó khăn trong khả năng thanh toán thì CBTD cùng ban lãnh đạo thỏa thuận với KH nhằm đưa ra những phương án thanh toán tối ưu nhất cho cả đôi bên hay trường hợp tệ nhất là bán TSĐB của KH.

Giảm thiểu tối đa nợ xấu, nợ quá hạn, đưa nợ xấu buộc phải bán nợ về mức tối thiểu

Với tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở thời điểm hiện tại là 0,11%, nợ đang cơ cấu chiếm khoản 1,05%. Mục tiêu trong thời gian tới đơn vị cẩn thực hiện giảm hai tỉ lệ này xuống còn 0% để đảm bảo 100% chất lượng tín dụng tại đơn vị. Bên cạnh đó với số nợ 32.000 trđ đã bán cho VAMC trong thời gian tới đơn vị cần đưa số nợ xấu phải bán cho VAMC từ 32.000 trđ về số 0. Để thực hiện được vấn đề này HDBank CN SGD ĐN cần quan tâm, theo dõi chặt chẽ các KH của mình để đảm bảo KH luôn sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng như có thể nắm bắt tình hình HĐKD của KH, CBTD luôn cập nhật thông tin nhằm nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường để có thể dự báo được những ảnh hưởng đến KH và HĐKD của KH trong tương lai  giúp đơn vị kịp thời đưa ra những phương án, biện pháp cụ thể khi

khách hàng có dấu hiệu khó khăn trong thanh toán, đồng thời đưa ra những chính sách, phương án cụ thể trong việc thu hồi nợ vay.

3.3.3. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHDN và khắc phục những khó khăn còn tồn tại ở HDBank CN SGD ĐN

Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa về tỉ trọng cho vay TDH: Hiện tại NH đang tuân thủ rất tốt về quản lí rủi ro và tỉ trọng cho vay, nhưng cho vay TDH qua cao luôn tiềm ẩn rủi ro rất lớn vì đây là những khoản vay có dư nợ lớn có thể dẫn đến những biến cố bất ngờ ngoài tầm kiểm soát và ảnh hưởng đến HĐKD của NH.

Xây dựng mức lãi suất hợp lí sẽ giúp NH nâng cao khả năng cạnh tranh, lôi cuốn được nhiều KH đến giao dịch. Nên áp dụng mức lãi suất linh hoạt đối với những KH lâu năm, KH uy tín, KH giao dịch thường xuyên,….. biện pháp trên sẽ giúp NH có thể giữ được nhiều khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều KH mới.

Nâng cao hiệu quả của hoạt động thẩm định giá TSĐB: cải thiện thời gian thẩm định giá TSĐB đồng thời, thu hẹp chênh lệch giá trị thẩm định hội và giá của thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của NH đồng thời tạo sự hài lòng trong khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập tại HDBank CN SGD ĐN được học hỏi và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của NH nói chung và hoạt động cho vay KHDN nói riêng, để từ đó thấy được hoạt động cho vay KHDN có vị trí quan trọng trong hoạt động của NH, hoạt động này là một trong những hoạt động đem đến nhiều doanh thu, lợi nhuận cùng với nhiều rủi ro nhất cho NH. Bên cạnh đó hoạt động cho vay doanh nghiệp cũng có vai trò rất quan trọng, nó giúp nền kinh tế thị trường hoạt động trôi chảy và tốt hơn. Với những tầm quan trọng đó, bản thân đã quyết định lựa chọn lĩnh vực cho vay KHDN làm nội dung nghiên cứu cho bài khóa luận này.

Với phạm vi giới hạn của đề tài nghiên cứu, nhưng với nỗ lực học hỏi, phân tích tìm hiểu của bản thân, em đã trình bày một số lý luận về nghiệp vụ cho vay doanh nghiêp, các sản phẩm cho vay đối với KHDN, quy trình cũng như các điều kiện cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN. Ngoài ra bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra khả năng cạnh tranh, tình hình kinh doanh của NH.

Bài viết cũng đã nêu ra thực trạng của tình hình cho vay KHND tại HDBank CN SGD ĐN từ đó cho thấy được tốc độ tăng trưởng của từng yếu tố được đề cập ở phần chương 2 của bài. Bên cạnh đó bài viết cũng nêu lên được các chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh của NH. Sau khi phân tích các yếu tố trên, sinh viên cũng đã chỉ ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế tại NH để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh của NH.

Em xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn Ts.Hồ Thiện Thông Minh đã quan tâm, hướng dẫn tận tình trong suốt tiến độ thực hiện bài nghiên cứu này để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện nhất. Em xin chúc Thầy đạt được nhiều sức khỏe và đạt nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội. “Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12,2010”.

2. NH nhà nước Việt Nam (2001).”Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của thống

đốc NH Nhà Nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng”. Hà Nội.

3. Giáo sư Tiến sĩ Mai Văn Tiến( 2011). “Giáo trình Nguyên lí và nghiệp vụ NH thương mại”. Nhà xuất bản Thống kê. Thành phố Hà Nội.

4. TS.Nguyễn Đăng Dờn, TS.Hoàng Đức, TS.Trần Huy Hoàng, Th.S Trầm Thị Xuân Hương, GV.Nguyễn Quốc Anh (2000).”Tín dụng NH”. Nhà xuất bản Thống kê. TP.HCM.

5. Hồ Diệu (2002). “Quản trị NH”. Nhà xuất bản Thống kê. TP.HCM.

6. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2013). “Tín dụng và thẩm định tín dụng NH thương mại”. Nhà xuất bản Tài chính.

7. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2011). “Nghiệp vụ NH thương mại hiện đại”. Nhà xuất bản Tài chính.

8. PGS.TS. Lê Văn Tề, Th.S Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003). “Quản trị NH thương mại”. Nhà xuất bản Thống kê. TP.HCM.

9. Tiến sĩ Nguyễn Thành Huyên (2014). “Quản trị NH thương mại”. Bộ giáo dục và đào tạo. Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM.

10. Tiến sĩ D.Larua.A Caillat (1992). “Kinh tế Doanh nghiệp”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

11. Giáo sư Tiến sĩ Peter Rose. “Quản trị NH thương mại”. Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.

12. Quang Cảnh (2015). “Phải đưa nợ xấu về dưới 3%”. Vietstock. Ngày 09/06/2015.

13. Thúy Hà (2015). “Cầu tín dụng cao, các NH tăng lãi suất huy động”. Vietstock. Ngày 03/06/2015.

14. Hải Lý (2015). “ VAMC, nợ xấu và lợi nhuận NH”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online. Ngày 31/03/2015.

15. HDBank. Văn thư số 61/2015/QT- TGĐ.” Quy trình cấp tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển tp HCM chi nhánh sở giao dịch đồng nai (Trang 70 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)