Tình hình nhân sự tại HDBank CN SGD ĐN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển tp HCM chi nhánh sở giao dịch đồng nai (Trang 34)

Một trong các yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của HDBank CN SGD ĐN trong những năm qua đó chính là yếu tố con người. Luôn tự hào nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gắn bó giữa Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên cùng nhau nỗ lực, cùng nhau phát triển.

HDBank CN SGD ĐN luôn chú trọng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Với đội ngũ nhân viên hùng hậu, phân bổ đều cho các phòng ban đảm bảo cho các bộ phận luôn hoạt động hiệu quả, bên cạnh đó các phòng ban được liên kết chặt chẽ với nhau điều đó giúp cho hoạt động tín dụng tại NH luôn chính xác và an toàn.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN trong năm vừa qua 2.1.4.1. Tình hình hoạt động cho vay tại NH

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng dịch vụ KH và ngân quỹ Bộ Phận ngân quỹ Bộ phận giao dịch Bộ phận quản lí tín dụng Phòng QHKH Doanh Nghiệp Phòng KHCN Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ Phận hành chính nhân sự

Nhìn chung hoạt động tín dụng của HDBank CN SGD ĐN qua 3 năm có nhiều phát triển tốt được thể hiện cụ thể qua bản sau:

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank CN SGD ĐN

Chỉ tiêu

Năm 2013 đầu 2014 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015

Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Dư nợ cho vay 1.668.700 2.114.250 2.417.929 45% 3.550.286 68% Ngắn hạn 560.683 549.705 662.512 18% 1.242.600 126% TDH 1.108.017 1.564.545 1.755.416 58% 2.307.686 47% Theo KH Cá nhân 330.403 401.707 232.121 -30% 1.171.594 192% DN 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39%

Nguồn: Phòng QHKH của HDBank CN SGD ĐN

Có thể dễ dàng nhận thấy dư nợ cho vay của NH tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, cụ thể như sau trong năm 2013 tăng 121% lên 1.668.700 triệu đồng. Dư nợ tăng trưởng mạnh là do việc sáp nhập của HDBank và DaiABank, có đóng góp từ một số lượng lớn từ KH cũ của DaiABank cùng với KH hiện hữu của HDBank. Năm 2014, dư nợ cho vay tại NH là 2.417.929 triệu đồng tăng 45% so với 2013. Với uy tín ngày càng tăng lên, việc sáp nhập đã giúp HDBank trở thành một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam, NH ngày càng có nhiều sản phẩm cho vay hấp dẫn đã giúp HDBank được nhiều KH lựa chọn cho việc đầu tư của mình. Đến quý 2 năm 2015, dư nợ đạt 3.550.286 trđ tăng 68% so với 6 tháng đầu 2014 với chỉ 2.114.250 trđ đó là nhờ nối tiếp những thành công mà NH đã tạo dựng được từ năm 2014 đến thời điểm này.

Trong năm 2013, cho vay ngắn hạn chiếm 34% tổng dư nợ cho vay trong khi ở năm 2014 là 27% và đến hết quý 2 năm 2015 là 35%.

Trong năm 2013 dư nợ cho vay đối với KHDN là 1.338.297 triệu đồng chiếm 80% tổng dư nợ cho vay. Sau khi sáp nhập, NH ngày càng đáp ứng tốt hơn về vốn cho các DN vì vậy dư nợ tăng lên cũng là hợp lý. Trong năm 2014, việc tiếp cận và

thu hút đối tượng KHDN ngày càng tốt hơn, dư nợ cho vay KHDN ngày càng tăng lên và tăng 63% so với năm 2013 và lên đến 2.185.808 triệu đồng và chiếm 90% trên tổng dư nợ cho vay.

Đến hết quý 2 năm 2015, dư nợ cho vay KHDN đạt 2.380.500 trđ tăng 39% so với quí 2 năm 2014 là 1.709.312 trđ và chiếm 67% trên tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó dư nợ cho vay KH cá nhân đạt 1.171.594 trđ chiếm 33% tỉ trọng cho vay tăng 192% so với cùng kỳ năm 2014 là 401.707 trđ. Việc dư nợ cho vay KH cá nhân tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2015 là do nhu cầu tiêu dùng cá nhân ngày càng tăng và NH có thêm những sản phẩm dịch vụ đem lại sự tiện ích và đa dạng, hấp dẫn đối với các KH cá nhân đã dư nợ KH này tăng mạnh trong năm cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2015, NH không những duy trì và ổn định trong cho vay KHDN mà còn làm rất tốt trong việc thu hút và phát triển KH cá nhân.

2.1.4.2. Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN

Việc ngày càng thu hút được nhiều KH sử dụng sản phẩm dịch vụ tại NH, cùng với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể CBTD trong việc đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, tìm kiếm những KH có sức khỏe tốt đã giúp cho HĐKD của NH luôn phát triển tốt. Cụ thể trong năm 2013 lợi nhuận của NH là 57.702 triệu đồng tăng 19% so với năm 2012. Trong năm 2013, HDBank phải sáp nhập với DaiABank và xây dựng cơ sở hạ tầng mới là HDBank CN SGD ĐN nhưng NH vẫn có lợi nhuận là do một phần TSCĐ được chuyển từ DaiABank tiết kiệm được một phần chi phí mua sắm TSCĐ, cộng với việc HĐKD luôn duy trì ổn định.

Sang năm 2014, lợi nhuận của NH là 78.013 triệu đồng tăng 35% so với năm 2013, với việc không phải đầu tư thêm nhiều TSCĐ trong năm nay, điều đó đã giúp lợi nhuận của HDBank CN SGD ĐN tăng mạnh.

Đến hết quý 2 năm 2015, với sự năng động trong chính sách cũng như sự hiệu quả trong HĐKD và uy tín của NH ngày càng tăng đã thu hút được đáng kể lượng

khách hàng tiềm năng đã giúp cho lợi nhuận đạt 46.560 trđ tăng 16% so với quý 2 năm 2014 khi lợi nhuận là 40.289 trđ. Có thể thấy trong năm này HĐKD của NH tỏ ra rất hiệu quả và theo dự báo lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm 2015.

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN

Chỉ tiêu Năm 2013 6 tháng đầu 2014 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Lợi nhuận 57.702 40.289 78.013 35% 46.560 16%

Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng và ngân quỹ của HDBank CN SGD ĐN

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN

2.2. Định hướng phát triển của HDBank CN SGD ĐN trong những năm tới 2.2.1. Thâm nhập và phát triển khách hàng cá nhân 2.2.1. Thâm nhập và phát triển khách hàng cá nhân

- Tập trung phát triển các sản phẩm trọn gói dựa trên nghiên cứu khách hàng như gói tài khoản vãng lai, bao gồm tài khoản giao dịch lãi suất cao, thẻ ghi nợ, thấu chi, thanh toán hóa đơn, trả lương, tiết kiệm trực tuyến, các sản phẩm tín dụng đi kèm với bảo hiểm.

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 Năm 2013 6 tháng đầu 2014 Năm 2014 6 tháng đầu 2015 Tr iệ u đồng Lợi nhuận

- Chuẩn hóa danh mục sản phẩm hiện có và tập trung vào sản phẩm cốt lõi phù hợp với KH địa phương như cho vay mua xe ô tô, cho vay trả góp thế chấp bất động sản, cho vay kinh doanh hộ gia đình, cho vay du học ……

- Cung cấp dịch vụ ưu tiên cho KH lâu năm, có các giao dịch có giá trị cao nhằm thu hút lòng trung thành của KH.

2.2.2. Thâm nhập và mở rộng KHDN vừa và nhỏ

- Xác định rõ khách hàng mục tiêu và các ngành trọng tâm để giúp xác định khách hàng mục tiêu, tiếp cận khách hàng và bán hàng hiệu quả hơn.

- Cải thiện và thực hiện quy trình bán hàng cho các DN mục tiêu từ giai đoạn xác định KH mục tiêu, lập kế hoạch tiếp cận, phân tích nhu cầu, xem xét nhu cầu, đưa ra đề xuất và giải pháp, đàm phán, theo dõi, và chăm sóc khách hàng.

- Thúc đẩy bán chéo sản phẩm qua việc giới thiệu các sản phẩm dành cho KH cá nhân trọn gói như tài khoản giao dịch trọn gói với mức thấu chi, sản phẩm tín dụng, ngoại hối, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại cũng như NH trực tuyến.

2.2.3. Mở rộng phạm vi kinh doanh

- Phát triển và cung cấp dịch vụ cho NH đầu tư, dịch vụ quản lý tài sản và đầu tư tài chính. Tham gia vào thị trường cho thuê tài chính đồng thời thâm nhập vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

- Tối ưu hóa mạng lưới bán hàng cũng như tâp trung vào các sản phẩm mà KH sinh lời nhiều nhất đồng thời cải tiến qui trình nội bộ để tăng hiệu quả và lợi nhuận.

2.2.4. Tăng cường và mở rộng hoạt động quản lý và kinh doanh nguồn vốn

- HDBank CN SGD ĐN muốn mở rộng số lượng KH bằng cách tiếp cận các NH mới trong nước và nước ngoài, tổ chức tài chính phi NH (công ty tài chính, cho thuê tài chính, công ty đầu tư tài chính, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ) và các DN (DN lớn và các DN vừa và nhỏ) đồng thời phối hợp với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ và khối doanh nghiệp lớn để gia tăng số lượng khách hàng.

2.2.5. Khả năng cạnh tranh của HDBank CN SGD ĐN trên địa bàn kinh doanh doanh

Trong năm 2014, HDBank CN SGD ĐN là một trong những NH có khả năng cạnh tranh rất tốt trong địa bàn tỉnh Đồng Nai. Khả năng cạnh tranh của NH được đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:

Về chỉ tiêu huy động vốn: Trong năm 2014, HDBank CN SGD ĐN có vốn huy động đạt 2.082 tỷ đồng, đứng thứ 7/41 trong khối NHCP đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Về dư nợ tín dụng: Trong năm 2014, HDBank CN SGD ĐN có tổng dư nợ cho vay đạt 2.418 tỷ đồng đứng thứ 5/41 trong khối NHCP đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ đứng sau ACB, Eximbank, Sacombank và Shinhanvina.

Về kết quả kinh doanh: Năm 2014, lợi nhuận của HDBank CN SGD ĐN là 78.013 trd. Với mức lợi nhuận trên đã giúp cho NH trở thành 1 trong 3 NH cổ phần có lợi nhuận cao nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Từ những kết quả trên ta có thể thấy những lợi thế trong cạnh tranh của HDBank CN SGD ĐN như sau:

Sản phẩm: Sản phẩm của HDBank nhìn chung cạnh tranh khá tốt, có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của KH bằng các sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiện đại và nhiều tiện ích, đây là cơ hội sàng lọc danh mục KH hiện có cũng như tiếp cận/phát triển các KH mới, nhiều tiềm năng giao dịch.

Lãi suất: Lãi suất huy động của HDBank nằm ở mức trung bình khá nên cũng cạnh tranh khá tốt. Lãi suất cho vay thường xuyên có nhiều gói ưu đãi cho khách hàng nên được nhiều khách hàng chấp nhận, tuy nhiên lãi suất cho vay bằng USD còn khá cao so với nhiều NH khác.

Tỷ giá, phí: Về tỷ giá mua bán ngoại tệ và phí của HDBank vẫn còn chưa thực sự cạnh tranh tốt so với nhiều NH khác.

Về Ban lãnh đạo các NHCP trên địa bàn: hầu hết các NHCP nằm trong top đầu đều là người địa phương, công tác lâu năm trong ngành NH, có mối quan hệ rộng và uy tín nên cũng đã hỗ trợ cho HĐKD của đơn vị gặp nhiều thuận lợi và đạt được những kết quả tốt, phát triển bền vững. HDBank khu vực Đồng Nai cũng là một trong số các NHCP có Ban lãnh đạo là người địa phương, gắn bó lâu năm với NH nên kết quả đạt được cũng rất khả quan và ổn định.

Cơ sở vật chất: Hầu hết các NHCP có kết quả kinh doanh tốt, có thị phần lớn đều được đầu tư mua trụ sở rộng rãi, khang trang nhằm mục tiêu hoạt động ổn định lâu dài, điều này góp phần nâng cao thương hiệu, vị thế và tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch.

Chính sách lương, thưởng dành cho cán bộ nhân viên HDBank chưa tốt so với nhiều NHCP khác, chưa có cơ chế trả lương theo kết quả kinh doanh để động viên, khuyến khích cán bộ nhân viên, lương của nhân viên và một số vị trí quản lý chưa cạnh tranh, nên dễ dẫn đến việc mất nhân sự có chất lượng.

Như vậy, qua phân tích năng lực cạnh tranh so với 40 NHCP khác đang có mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì HDBank CN SGD ĐN đang có vị thế khá tốt, thị phần cho vay, huy động, hiệu quả kinh doanh luôn nằm giữa trong tốp 10 NHCP. Ngoài ra với thị phần, mạng lưới của thương hiệu HDBank trên địa bàn đang dẫn đầu khối NHCP cũng là điểm tựa hỗ trợ cho HDBank CN SGD ĐN trong việc tiếp tục duy trì và phát triển chiếm lĩnh thị phần so với nhiều NH khác.

2.3. Mục đích, lý do phân tích đề tài “ Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN

Lý do: Sau quá trình thực tập tại phòng KHDN của HDBank CN SGD ĐN, bản thân đã được tìm hiều, học hỏi những sản phẩm, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến đối tượng KHDN. Nhận thấy nghiệp vụ cho vay KHDN là nghiệp vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hoạt động tại đơn vị, đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho đơn vị đây

cũng chính là nghiệp vụ yêu cầu phải có những kiến thức sâu, rộng ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề

Mục đích: Để có thể nắm bắt và hiểu biết tường tận về nghiệp vụ cho vay KHDN, biết được sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết, những vẫn đề còn tồn tại như ưu nhược điểm và những ảnh hưởng của hoạt động này đến nền kinh tế là như thế nào đó chính là những lý do và mục đích mà bản thân đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN”.

2.4. Phân tích hoạt động cho vay KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 2.4.1. Các sản phẩm cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN 2.4.1. Các sản phẩm cho vay đối với KHDN tại HDBank CN SGD ĐN

2.4.1.1. Cho vay tái cấu trúc tài chính

Là loại hình cho vay trung hạn có thời hạn từ 3 đến 5 năm. Sản phẩm này dành cho những DN đang gặp khó khăn trong cân đối tài chính và muốn thực hiện tái cấu trúc nguồn vốn. Với hạn mức tái cấu trúc tối đa là 30 tỷ đồng/ KH, khách hàng có thể vay từng lần và trả gốc linh hoạt đối với sản phẩm này.

2.4.1.2. Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị

Đây là loại sản phẩm nhằm tài trợ dài hạn cho các DN có nhu cầu bổ sung vốn để đầu tư TSCĐ phục vụ việc đầu tư mới, đầu tư mở rộng SXKD. Với hình thức này, KH có thể thế chấp tài sản được hình thành từ vốn vay cho nghĩa vụ của mình và thời gian thực hiện nghĩa vụ được ân hạn cho đến khi dự án bắt đầu vận hành và tạo ra thu nhập.

2.4.1.3. Cho vay bổ sung vốn lưu động SXKD

Đây là hình thức cho vay trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng SXKD của KH, đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện đầu tư dự án như đầu tư

TSCĐ và vốn lưu động. Với hình thức này KH là người sở hữu tài sản mà không cần phải thế chấp cho NH.

2.4.1.4. Cho vay tài trợ xuất khẩu bằng L/C

Ở hình thức này, NH ứng trước cho KH một khoản tiền thu từ xuất khẩu hàng hóa dựa trên bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa, đối với KH có uy tín NH có thể tài trợ lên đến 95% giá trị bộ chứng từ xuất khẩu mà NH không cần yêu cầu bổ sung TSĐB khác.

2.4.1.5. Cho vay nông nghiệp, chăn nuôi

Đây là hình thức nhằm hỗ trợ những KH có nhu cầu vốn để trồng trọt, chăn nuôi, SXKD đối với những hợp tác xã, DN chế biến, cung ứng dịch vụ nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

KH có thể được tài trợ lên đến 85% trên tổng nhu cầu vốn với thời hạn có thể lên đến 5 năm.

Bên cạnh đó, với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không cần công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với những khoản vay < 50 triệu đồng. Có thể thấy đây là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển tp HCM chi nhánh sở giao dịch đồng nai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)