Lý luận chung về rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển tp HCM chi nhánh sở giao dịch đồng nai (Trang 27)

1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng

Theo quan điểm của Thomas P.Fitch

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ

theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ.

Theo quan điểm của Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic

Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của NH.

Theo quan điểm xác suất

Rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất.

Một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một NH mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng rủi ro vẫn cao nếu tập trung đầu tư vào một nhóm KH hay một loại ngành nghề. Quan điểm này có thể giúp cho các NH chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Theo điều 2.1, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NH Nhà Nước Việt Nam

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của các tổ chức

tín dụng do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà chịu tác động của những yếu tố chủ quan hay khách quan nào đó khiến cho KH không thực hiện nghĩa vụ hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đúng theo cam kết giữa KH với NH từ đó gây thiệt hại nặng nề cho NH.

1.2.2. Khái niệm về rủi ro cho vay KHDN

1.2.2.1. Khái niệm về rủi ro trong cho vay của NHTM

Rủi ro trong cho vay của các NHTM là rủi ro phát sinh khi NH thương mại có nguy cơ không thu được đầy đủ gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc khi việc thanh toán nợ gốc và lãi vay của KH không đúng hạn đã cam kết.

1.2.2.2. Khái niệm về rủi ro cho vay KHDN

Theo quan điểm của phòng KHDN tại HDBank CN SGD ĐN

Là rủi ro phát sinh khi các KHDN chậm trễ, không có thiện chí, không hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng cho vay. Rủi ro này phát sinh khi nền kinh tế biến động, gây tác động xấu đến ngành, lĩnh vực mà KHDN kinh doanh, khiến cho DN gặp khó khăn trong kinh doanh như giảm lợi nhuận hoặc lỗ từ đó các KH này mất khả năng thanh toán gốc và lãi vay cho NH, không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết gây ảnh hưởng xấu đến NH cho vay.

1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro trong cho vay KHDN 1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân chủ quan

Do DN vay vốn sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho NH.

Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế.

DN thực hiện SXKD thiếu sự linh hoạt, chậm thay đổi và theo kịp thị trường dẫn đến sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến cho DN không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho NH.

Do bản thân DN có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của NH, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân.

Nhiều DN không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn DN tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh doanh.

Nguyên nhân khách quan

Rủi ro do nền kinh tế không ổn định

Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ DN cũng tiến hành đánh giá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báo phát triển thị trường, dự báo tăng trưởng doanh số. Nếu nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế quốc nội vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì DN sẽ thực hiện tốt các kế hoach đề ra.

Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đối với các DN xuất khẩu. Sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế, giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu. Sự bất ổn trong chính trị khiến cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa bị cản trở, ngưng trệ, mất mát, hư hỏng.

Khiến DN bị lạc hướng trong việc dự báo phát triển thị trường, từ đó khiến cho DN không thể thực hiện công việc kinh doanh như theo kế hoạch đã đề ra.

Rủi ro do các thủ tục pháp lý

Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các DN. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các DN vay vốn.  Rủi ro do hàng hóa nhập lậu tràn vào trong nước

Hàng hóa nhập lậu có ưu điểm rẻ hơn về giá, loại hình phong phú đánh mạnh vào nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp khiến cho sản phẩm

của các DN trong nước rơi vào ế ẩm, ứ đọng gây ảnh hưởng xấu đến HĐKD của DN

Rủi ro trong việc thay đổi chính sách kinh tế quốc gia

Các DN sẽ gặp rủi ro khi quốc gia của mình có những thay đổi trong chính sách kinh tế. Khi đó các DN sẽ đối mặt với những hiện trạng như: chính sách mới gây ra rào cản cho sự phát triển của ngành nghề mà DN đang hoạt động( vd như tăng thuế để giảm lượng cầu, hay nhà nước không hỗ trợ nhóm ngành nghề kinh doanh của DN), giảm khả năng cạnh tranh hoặc lấy mất vị thế độc quyền của DN trong ngành kinh doanh…..

1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía NH

CBTD của NH không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà DN đang đầu tư kinh doanh.

NH đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của NH.

Do CBTD chưa chấp hành đúng quy trình cho vay: không đánh giá đầy đủ chính xác KH trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu TSĐB, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của KH.

Do sự tăng trưởng quá mức của hoạt động cho vay trong hệ thống NHTM, các NH quá chú trọng về lợi nhuận và áp lực cạnh tranh với các NH khác, vì thế đã đặt những khoản vay có lợi nhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh.

Do tình trạng suy giảm đạo đức của ban lãnh đạo, CBTD của NH còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ,….

1.2.4. Ảnh hưởng và hậu quả của rủi ro cho vay đối với NH

Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho NH những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của NH. Còn trong trường hợp NH thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng tới tính thanh toán và rủi ro thanh khoản của NH do đó ảnh hưởng tới doanh thu của NH.

Làm giảm khả năng thanh toán của NH

Rủi ro cho vay nó đã ảnh hưởng tới việc hoàn trả tiền gửi của NH gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi được trong khi đó NH vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế nó đã làm hạn chế khả năng thanh toán của NH.

Làm giảm uy tín của NH

Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của NH và khả năng kinh doanh của NH. NH nào gặp nhiều rủi ro là NH hoạt động kém hiệu quả. Làm suy giảm lòng tin của KH. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng KH tới NH để gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của NH do đó quy mô hoạt động của NH bị ảnh hưởng và gây ra những tổn thất về tài chính.

Khi gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh thì khả năng thanh toán hay tính thanh khoản của NH là không cao sẽ gây tâm lý bất ổn cho người gửi tiền về khả năng chi trả của NH dẫn tới họ rút tiền hàng loạt thì khả năng chi trả của NH sẽ gặp nhiều khó khăn nó có thể sẽ bị phá sản.

Hậu quả phá sản của một NH không chỉ mình bản thân NH đó gánh chịu mà nó còn tác động tới những NH có quan hệ với NH này. Điều này gây ra sự phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các NH ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN CỦA HDBANK CN SGD ĐN

2.1. Tổng quan về NHTM Cổ Phần HDBank CN SGD ĐN

 Thông tin chung về NHTM Cổ phần HDBank:

Thành lập ngày 04/01/1990, HDBank là một trong những NH TMCP đầu tiên của cả nước. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, HDBank là NH có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính NH.

Năm 2013, HDBank sát nhập thành công DaiABank và mua lại 100% vốn công ty tài chính Société Génerale (SGVF) thuộc cộng hòa Pháp hoạt động tại Việt Nam và đổi tên thành HDFinance. Với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những NH lớn nhất Việt Nam, có tổng tài sản gần 90,000 tỷ đồng, vốn điều lệ là 8,100 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 5,500 người; hơn 200 chi nhánh/ điểm giao dịch NH và hơn 1,200 điểm giao dịch tài chính trên toàn quốc.

Đến cuối năm 2013 HDBank có gần 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt hầu hết tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Cà Mau, Long An, Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh….

2.1.1. Quá trình hình thành của HDBank CN SGD ĐN

HDBank CN SGD ĐN ban đầu là sở giao dịch của NH TMCP Đại Á (DaiABank). DaiABank là NH TMCP đầu tiên hoạt động ở tỉnh Đồng Nai, được thành lập ngày 30/7/1993 theo giấy phép thành lập và hoạt động số 0036 NH-GP 23/06/1993 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2013, các cổ đông của DaiABank và HDBank đã thông qua phương án tái cơ cấu NH theo hướng sáp nhập hai NH trở thành HDBank. Kế hoạch sáp nhập của hai

NH đã được NHNN chấp thuận và công bố quyết định vào ngày 18/11/2013, theo đó DaiABank chính thức trở thành HDBank vào ngày 20/12/2013 vừa qua.

Khởi đầu là một NH nông thôn với số vốn điều lệ chỉ là 1 tỷ đồng, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của mình cùng với sự giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức khác, DaiABank đã tự trang bị cho mình công nghệ lõi Core Banking, thành lập Trung tâm thẻ và phát hành thẻ ATM, Công ty Khai thác và quản lý nợ (AMC) ĐạiÁ, Công ty đầu tư Đại Á,….và đặc biệt đã dần xây dựng được niềm tin trong lòng khách hàng để chính thức trở thành NH TMCP đô thị với số vốn điều lệ tăng lên thành 3.100 tỷ đồng. Đến tháng 11/2013, DaiABank đã có tổng cộng 65 điểm giao dịch trên toàn quốc và chiếm được vị thế quan trọng ở địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như các thành phố lân cận khác.

Ghi nhận những cố gắng và kết quả đó DaiABank đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III (2007), Huân chương Lao động hạng II (2012) cho tập thể cán bộ, công nhân viên của NH. Bên cạnh đó, DaiABank còn liên tục nhận được một số giải thưởng, bằng khen của Thống đốc NHNN và của UBND tỉnh Đồng Nai.

Sau khi thực hiện kế hoạch sáp nhập, Chi nhánh chính thức đổi tên từ DaiABank Sở giao dịch thành HDBank CN SGD ĐN đồng thời có điều kiện tốt hơn để mở rộng HĐKD, phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ KH.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành tại HDBank CN SGD ĐN

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức các phòng ban.

Nguồn: Bộ phận hành chính nhân sự HDBank CN SGD ĐN

2.1.3. Tình hình nhân sự tại HDBank CN SGD ĐN

Một trong các yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của HDBank CN SGD ĐN trong những năm qua đó chính là yếu tố con người. Luôn tự hào nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gắn bó giữa Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên cùng nhau nỗ lực, cùng nhau phát triển.

HDBank CN SGD ĐN luôn chú trọng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Với đội ngũ nhân viên hùng hậu, phân bổ đều cho các phòng ban đảm bảo cho các bộ phận luôn hoạt động hiệu quả, bên cạnh đó các phòng ban được liên kết chặt chẽ với nhau điều đó giúp cho hoạt động tín dụng tại NH luôn chính xác và an toàn.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của HDBank CN SGD ĐN trong năm vừa qua 2.1.4.1. Tình hình hoạt động cho vay tại NH

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng dịch vụ KH và ngân quỹ Bộ Phận ngân quỹ Bộ phận giao dịch Bộ phận quản lí tín dụng Phòng QHKH Doanh Nghiệp Phòng KHCN Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ Phận hành chính nhân sự

Nhìn chung hoạt động tín dụng của HDBank CN SGD ĐN qua 3 năm có nhiều phát triển tốt được thể hiện cụ thể qua bản sau:

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ cho vay tại HDBank CN SGD ĐN

Chỉ tiêu

Năm 2013 đầu 2014 6 tháng Năm 2014 6 tháng đầu 2015

Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Dư nợ (Trđ) Tăng trưởng(%) Dư nợ cho vay 1.668.700 2.114.250 2.417.929 45% 3.550.286 68% Ngắn hạn 560.683 549.705 662.512 18% 1.242.600 126% TDH 1.108.017 1.564.545 1.755.416 58% 2.307.686 47% Theo KH Cá nhân 330.403 401.707 232.121 -30% 1.171.594 192% DN 1.338.297 1.709.312 2.185.808 63% 2.380.500 39%

Nguồn: Phòng QHKH của HDBank CN SGD ĐN

Có thể dễ dàng nhận thấy dư nợ cho vay của NH tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, cụ thể như sau trong năm 2013 tăng 121% lên 1.668.700 triệu đồng. Dư nợ tăng trưởng mạnh là do việc sáp nhập của HDBank và DaiABank, có đóng góp từ một số lượng lớn từ KH cũ của DaiABank cùng với KH hiện hữu của HDBank. Năm 2014, dư nợ cho vay tại NH là 2.417.929 triệu đồng tăng 45% so với 2013. Với uy tín ngày càng tăng lên, việc sáp nhập đã giúp HDBank trở thành một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam, NH ngày càng có nhiều sản phẩm cho vay hấp dẫn đã giúp HDBank được nhiều KH lựa chọn cho việc đầu tư của mình. Đến quý 2 năm 2015, dư nợ đạt 3.550.286 trđ tăng 68% so với 6 tháng đầu 2014 với chỉ 2.114.250 trđ đó là nhờ nối tiếp những thành công mà NH đã tạo dựng được từ năm 2014 đến thời điểm này.

Trong năm 2013, cho vay ngắn hạn chiếm 34% tổng dư nợ cho vay trong khi ở năm 2014 là 27% và đến hết quý 2 năm 2015 là 35%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phân tích hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển tp HCM chi nhánh sở giao dịch đồng nai (Trang 27)