Một số kiến nghị với Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh sài gòn (Trang 78 - 84)

 Tăng cường biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

 Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có. Dù đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, rủi ro tín dụng cũng gây ra khá nghiêm trọng. Do đó việc quan trọng là phải đánh giá toàn diện năng lực quản lý của NH liên quan đến việc nhận định, điều hành, giám sát, kiểm tra và thu hồi nợ.

 Phối hợp với các công ty bảo hiểm tiến hành bảo hiểm đối với tài sản thế chấp, đảm bảo đối với tài sản hình thành từ vốn vay của NH… tạo điều kiện cho NH yên tâm khi đầu tư vốn vào các khách hành cá nhân, vừa tăng trách nhiệm sử dụng tiền vay của khách hàng vừa tạo thêm nguồn vốn cho NH tiếp tục đầu tư.

 Hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao khả năng bảo mật và an toàn dữ liệu, xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng hoạt động liên tục. Cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu của khách hàng liên tục, giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH.

 Tăng cường phát triển loại hình cho vay không cần TSĐB

 Trước mắt, đối tượng khách hàng của sản phẩm này là những khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng tốt với SHB. Nếu các khách hàng cá nhân này cần phải giải chấp một phần hay toàn bộ tài sản đang thế chấp tại SHB thì sẽ được ưu tiên cho vay không cần TSĐB

 Về tương lai, đối tượng khách hàng không chỉ giới hạn ở khách hàng có quan hệ tốt với SHB mà còn là một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay không cần TSĐB lần đầu. Để làm được điều này thì chi nhánh phải có hệ thống pháp lý rõ ràng, thông tin tài chính của khách hàng minh bạch và được cập nhật liên tục. Khi đó chi nhánh có thể dựa vào thông tin tín dụng của khách hàng cũng như phương án vay và sử dụng vốn để ra quyết định cho vay hay không mà không cần tới TSĐB.

 Mở rộng địa bàn hoạt động

Hiện nay cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, mức sống của người dân cũng được nâng cao đáng kể, nhu cầu về nhà cửa và tiện nghi sinh hoạt là không thể thiếu nhung có thể khả năng tài chính của họ chưa cho phép. Chi nhánh có thể mở rộng các phòng giao dịch ở những khu đô thị mới để có thể đáp ứng nhu cầu người vay. Hiện tại chi nhánh chỉ có 4 phòng giao dịch ở quận 1, Gò Vấp và Tân Bình, còn những địa bàn lân cận thì chưa có phòng giao dịch như quận 2, quận 3, quận 7, quận 9 và quận Thủ Đức. Đây là những khu vực tập trung khá đông dân cư, nhiều trường học, khu công nghiệp, nơi có nhu cầu tiêu dùng cao nhưng vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng. Chi nhánh cần tăng thêm số lượng phòng giao dịch ở những khu vực này nhằm khai thác được lượng khách hàng tiềm năng, mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.

Chi nhánh cũng nên mở rộng quan hệ công chúng như việc quan hệ với các tổ chức, các công ty, xí nghiệp, các trường đại học,… để có thể tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng,

thông qua đó nắm bắt được nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của khách hàng. Đó cũng là cơ hội để trực tiếp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng.

 Tăng số lượng và chất lượng nhân viên CVTD

Hiện nay tại chi nhánh, số lượng nhân viên tín dụng của bộ phận CVTD còn quá ít, không thể giải quyết được một lượng lớn hồ sơ vay của khách hàng và khó có thể mở rộng hoạt động CVTD. Chi nhánh nên tăng cường số nhân viên tín dụng để có thể giải quyết hồ sơ nhanh hơn, hiệu quả hơn, khai thác được hết tiềm năng của thị trường CVTD, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động CVTD và góp phần nâng cao lợi nhuận của chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực rõ rang, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, đồng thời có chính sách đãi ngộ, thưởng, phạt nghiêm minh rõ rang, tạo môi trường phát triển nghề nghiệp lâu dài.

 Kết hợp giữa cho vay doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng

Chi nhánh hiện có một số lượng khách hàng doanh nghiệp khá nhiều và ổn định. Chi nhánh nên kết hợp giữa cho vay doanh nghiệp và CVTD bằng cách phát hành thẻ cho cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp, kết hợp trả lương qua thẻ của SHB. Đồng thời tăng cường các sản phẩm cho vay tiêu dùng dành cho nhân viên của các doanh nghiệp như các sản phẩm cho vay tiêu dùng dành cho nhân viên của các doanh nghiệp như các sản phẩm cho vay thấu chi, cho vay không TSĐB, … từ đó giúp mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tăng thêm được khách hàng tiềm năng.

 Đa dạng hóa sản phẩm theo từng địa bàn

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh hiện nay khá đa dạng, phong phú nhưng vẫn chưa bám sát vào từng địa bàn hoạt động cũng như phát huy được hết tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng. Chi nhánh cần tăng cường các sản phẩm cho vay theo từng địa bàn khác nhau như tăng cường hoạt động cho vay mua bất động sản ở khu vực quận 2, quận 7… Cần cho nhân viên tín dụng đi tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng ở từng địa bàn khác nhau để tìm ra các khách hàng tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD của chi nhánh.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing

Vì chi nhánh chỉ mới được thành lập cách đây chưa lâu nên số lượng khách hàng vẫn chưa nhiều, nhiều người dân vẫn chưa biết đến chi nhánh khiến họ không thể tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh. Chi nhánh cần tăng cường quảng bá thương hiệu

ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm cho vay của ngân hàng để nhiều người biết đến chi nhánh, từ đó có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và CVTD nói riêng.

 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Trong môi trường công nghệ phát triển mạnh mẽ, thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện này thì việc phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của ngân hàng. Trước xu thế toàn cầu hóa khiến cho việc thanh toán hiện đại ngày càng phát triển và trở nên thông dụng, thay thế cho phương thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống. Để phát triển mạnh mẽ thẻ tín dụng thì ngân hàng cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cần thiết cho việc phát hành và thanh toán thẻ. Xây dựng và phát triển hệ thống điểm chấp nhận thẻ tín dụng của SHB. Nâng cấp, mở rộng các điểm lắp đặt máy ATM ở những nơi công cộng, tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị về những loại hình thẻ tín dụng và những tiện ích của nó nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì SHB đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và trong tương lai SHB phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

Từ thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của SHB chi nhánh Sài Gòn và những hạn chế đã đưa ra ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế đó và một số kiến nghị đối với SHB chi nhánh Sài Gòn góp phần thúc đẩy sự phát triển của chi nhánh, nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận cho chi nhánh.

KẾT LUẬN

Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng sẽ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động cho vay tiêu dùng, SHB – Chi nhánh Sài Gòn đã và đang từng bước tham gia vào thị trường tiềm năng này theo một lộ trình hiệu quả và tích cực nhất.

Trong thời gian tới, trong quá trình hội nhập, khi những rào cản trong hoạt động ngân hàng được tháo bỏ, thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính phi ngân hàng phát triển hơn thì hoạt động cho vay doanh nghiệp sẽ gặp nhiều sự cạnh tranh hơn. Khi đó hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ trở thành hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng. Vì vậy ngay từ bây giờ SHB phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng để bắt kịp xu thế mới, đồng thời đưa SHB – Chi nhánh Sài Gòn trở thành một chi nhánh đa năng, toàn diện và phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

2. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tƣ 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 Quy định về bảo lãnh ngân hàng.

4. Ngân hàng nhà nước, Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2014 Ban hành quy chế về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

5. Ngân hàng nhà nước, Thông tƣ 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04/04/2000 Bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

6. Ngân hàng nhà nước, Quyết định 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 Ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

7. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

8. Chính phủ, Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

9. Chính phủ, Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất nhập khẩu của nhà nước.

10.TS. Nguyễn Minh Kiều (2011). Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. NXB Lao động Xã hội.

11.TS. Nguyễn Minh Kiều (2009). Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại. NXB Thống Kê. TP. Hồ Chí Minh.

12.Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp moj.gov.vn 13.Báo xaluan.net

14.Tạp chí kinh doanh.net 15.Tạp chí Ngân hàng 16.Tạp chí Tài chính Tiền tệ 17.Thuvienphapluat.vn

18.Báo cáo thường niên của SHB chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014 19.Các tài liệu nội bộ của SHB

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội – chi nhánh sài gòn (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)