1.3.6.1 Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn
Đây là chỉ tiêu giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với khả năng huy động vốn, xác định hiệu quả của nguồn vốn huy động. Ta có thể tính theo công thức sau:
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn Dư nợ cho vay tiêu dùng
Tổng nguồn vốn ×100% 1.3.6.2 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dƣ nợ cho vay
Điều này phản ánh tỷ trọng của khoản cho vay tiêu dùng đối với tổng các khoản cho vay, nói lên mức độ phát triển của cho vay tiêu dùng. Ta có thể tính theo công thức sau:
Tỷ lệ dư nợ CVTD tên tổng dư nợ cho vay Dư nợ cho vay tiêu dùng
Tổng dư nợ 100
1.3.6.3 Vòng quay vốn
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn nhanh giúp cho ngân hàng đưa vốn vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ta có thể tính theo công thức sau:
Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ
Dư nợ
1.3.6.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng
Đây là chỉ số cho chúng ta biết được tình hình thu nợ của ngân hàng, số nợ mà ngân hàng chưa thu được tại thời điểm đến hạn của hợp đồng cho vay tiêu dùng. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là khoản nợ đến thời hạn thanh toán mà người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng. Nợ quá hạn vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính hoàn trả, hoàn trả không đầy đủ và kịp thời. Tỷ lệ này được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 100
1.3.6.5 Hệ số thu nợ
Hệ số này cho biết khả năng thu hồi các khoản nợ của ngân hàng. Hệ số này được tính theo công thức sau:
Hệ số thu nợ CVTD Doanh số thu nợ
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 tập trung nghiên cứu về vấn đê lý luận trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại, qua đó hiểu biết thêm về hoạt động cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại. Cho vay tiêu dùng được xem là giải pháp tài chính tối ưu cho cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng khi họ chưa tích lũy đủ tiền. Hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là đòn bẩy tốt nhất nhằm kích thích tiêu dùng trong nước, phát triển hoạt động sản hàng hóa, nâng cao mức sống của người dân Việt Nam. Chương 1 là nền tảng để phục vụ cho vấn đề phân tích thực trạng, những mặt còn hạn chế, tồn đọng trong hoạt động cho vay tiêu dùng và đưa ra giải pháp hợp lý trong cho vay tiêu dùng.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu khái quát về SHB chi nhánh Sài Gòn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Sài Gòn, gọi tắt là SHB Chi nhánh Sài Gòn
Địa chỉ: Lô H3, đường Hoàng Diệu, P.6, Q.4, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 3 9434 224
Fax: (08) 3 9434 299 Website: www.shb.com.vn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Sài Gòn là một trong những chi nhánh của ngân hàng SHB được hình thành từ việc SHB sáp nhập với Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) theo quyết định 159/QĐ – NHNN của NHNN ngày 28/08/2012.
Ngân hàng SHB chi nhánh Sài Gòn có nhiệm vụ thực hiện tất cả các hoạt động nghiệp vụ của SHB như huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong các quận huyện nội thành và các tỉnh lân cận nhằm tăng nguồn thu tài chính cho chi nhánh, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh và giúp cho SHB ngày càng phát triển vững mạnh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức tại SHB gồm có: 1 ban tín dụng và 13 phòng ban. Trong quá trình hoạt động, các phòng ban luôn có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển của chi nhánh.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của SHB – Chi nhánh Sài Gòn Giám đốc Phó Giám đốc Phòng thẩm định Phòng kế toán nội bộ Phòng hành chính- tổng hợp Phòng dịch vụ KH Phòng ngân quỹ Phòng kế toán Phòng hỗ trợ tín dụng Phòng xử lý nợ Phòng KH doanh nghiệp Phòng thanh toán quốc tế Phòng KH cá nhân Ban tín dụng Các phòng giao dịch Tổ công nghệ thông tin
2.1.3 Mạng lƣới kinh doanh; phƣơng thức kinh doanh trong và ngoài nƣớc của SHB
Vì mới thành lập chưa lâu nên SHB chi nhánh Sài Gòn đang từng bước hoàn thiện hệ thống, khắc phục hạn chế về mặt quy mô so với các chi nhánh khác của SHB, cụ thể SHB chi nhánh Sài Gòn có 4 phòng giao dịch trực thuộc
Phòng GD Nguyễn Thái Sơn: 2A Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM Phòng GD Bến Thành: 130 Ký Con, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM Phòng GD Âu Cơ: 142 Âu Cơ, P.9, Q. Tân Bình, TP.HCM
Phòng GD Trường Chinh: 852 Trường Chinh, Q.Tân Bình, TP.HCM
Các phòng giao dịch của chi nhánh đặt tại những quận 1, Tân Bình, Gò Vấp, còn những quận lân cận như quận 2, 3, 9 thì vẫn chưa có phòng giao dịch. Đây là những khu vực tập trung khá đông dân cư, có nhu cầu tiêu dùng cao nhưng chưa được ngân hàng khai thác hết tiềm năng. Vì vậy chi nhánh nên tăng thêm số lượng phòng giao dịch trực thuộc ở những khu vực này nhằm khai thác được lượng khách hàng tiềm năng, mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
Ngành nghề kinh doanh chính của SHB là: huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế,chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật; Bao thanh toán; Dịch vụ bảo quản tài sản và cho thuê tủ, két an toàn; Ủy thác cho vay và nhận ủy thác cho vay; Cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác.
SHB đã có mặt tại 32 tỉnh, thành phố ở Việt Nam và 2 chi nhánh ở nước ngoài là : CHDCND Lào (Champasack), Vương Quốc Campuchia (Phnompenh, Kam-pong Thom). Nhằm thực hiện hóa chiến lược phát triển ra thị trường quốc tế nhằ đưa SHB trở thành NHTM bán lẻ hiện đại đa năng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, trong năm 2013 SHB đã khai trương Chi nhánh thứ 2 tại Campuchia và là Chi nhánh thứ 3 tại nước ngoài. Trong năm 2014 SHB tiếp tục mở rộng mạng lưới với việc khai trương thêm 3 Chi nhánh và 5 Phòng giao dịch mới tại các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước. Nâng tổng
Chi nhánh và 341 Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm tại 32 tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Ngoài ra SHB còn có 2 Công ty con là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ( SHBAMC) và Công ty Chứng khoán SHB ( SHBS). Bên cạnh đó SHB còn tham gia góp vốn vào 2 Công ty khác là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn- Hà Nội (BSH) và Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (SHS).
Mạng lưới rộng khắp, lan tỏa tới mọi miền đất nước là một trong những yếu tố làm cho thương hiệu SHB trở nên gần gũi, thân thiết với khách hàng. Bằng việc mở rộng mạng lưới cùng với hệ thống sản phẩm, dịch vụ trọn gói, phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng, địa bàn SHB đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng và làm hài lòng các khách hàng.
Biểu đồ 2.1: Mạng lƣới hoạt động của SHB giai đoạn 2010-2014
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014
Trước những khó khăn kinh tế năm 2012, SHB Chi nhánh Sài Gòn không ngừng nỗ lực vượt qua những thách thức để nâng cao năng lực tài chính và vị thế cạnh tranh. Sau khi sáp nhập với Habubank, chi nhánh phải chịu nhiều hệ quả để lại nhưng các chỉ tiêu tài chính của chi nhánh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh.
116 158 317 386 395 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2010 2011 2012 2013 2014
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 217,54 193,14 221,34 (24,4) (11,22%) 28,2 14,6 % Chi phí 196,58 176,55 177,82 (20,3) (10,32%) 1,27 0,72 % LN trƣớc thuế 36,6 16,59 44,14 (20,01) (54,67%) 27,55 166,06%
Nguồn: Báo cáo thường niên SHB – Chi nhánh Sài Gòn năm 2012- 2014 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường vẫn còn những khó khăn do ảnh hưởng của khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế, hoạt động của các ngân hàng vì thế cũng gặp nhiều thách thức trước mắt, song chi nhánh vẫn cố gắng mở rộng hoạt động, nâng cao uy tín, duy trì được lượng khách hàng cũ và khai thác, mở rộng nhóm khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại SHB – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014
Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB – chi nhánh Sài Gòn năm 2012-2014 217.54 193.14 221.34 196.58 176.55 177.82 36.6 16.59 44.14 0 50 100 150 200 250
Năm 2012 Năm 2103 Năm 2014
Doanh thu Chi phí
Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 36,6 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 thì con số này đã giảm mạnh xuống còn 16,59 tỷ đồng. Lý do là vì cuối năm 2012 ảnh hưởng của việc sáp nhập, phải giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu nên doanh thu của chi nhánh năm 2013 giảm sút rõ rệt. Sang đến năm 2014, doanh thu của chi nhánh là 221,34 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2013 nhưng chi phí cũng tăng nhẹ từ 176,55 tỷ lên 177,82 tỷ. Tuy nhiên với việc gia tăng doanh thu và chỉ tăng nhẹ chi phí thì lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 44,14 tỷ đồng tăng 166.06% so với năm 2013 đầy khó khăn. Điều này là một tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh vì sự nỗ lực hoạt động hiệu quả, cho thấy một dấu hiệu phục hồi tốt sau những khó khăn sau khi sáp nhập.
2.1.5 Phƣơng hƣớng phát triển của SHB
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính hiện đại, không ngừng phát triển và từng bước vươn ra hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, SHB luôn hướng tới mở rộng thị trường và khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo hướng trọn gói, cao cấp và chuyên biệt. Các sản phẩm dịch vụ của SHB luôn đảm bảo tính đa dạng và khác biệt đảm bảo mang tới giải pháp phù hợp cho khách hàng. Trong năm 2013, SHB đã ban hành nhiều sản phẩm và chương trình huy động, thuận tiện, hấp dẫn với khách hàng và phù hợp với từng địa bàn có Chi nhánh SHB hoạt động do vậy số dư huy động vốn liên tục tăng trưởng, đồng thời qua đó đã tạo được uy tín, thương hiệu cho SHB đối với khách hàng trên toàn quốc và khai thác được tối đa lợi thế của SHB tại từng địa phương.
Chiến lược kinh doanh của SHB là chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt nhằm tận dụng những cơ hội kinh doanh trên thị trường thông qua việc hoạch định chiến lược rõ ràng, lâu dài, chủ động công tác dự báo và điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn. Nền tảng công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân sự trẻ, nhiệt huyết và chuyên nghiệp cùng với sự đoàn kết trong quản trị và điều hành là nguồn lực tạo nên sức mạnh to lớn của SHB.
Năm 2013, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thế giới và trong nước nhưng hoạt động thanh toán quốc tế của SHB vẫn tăng trưởng mạnh. Đồng thời chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của SHB luôn đạt ở mức độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế với tỷ lệ điện thanh toán đạt chuẩn cao trên 98%.
Với hệ thống các Ngân hàng Đại lý ở nước ngoài rộng khắp đã đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại nhanh chóng, an toàn cho các khách hàng của SHB hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cuối năm 2013, SHB đã thiết lập được mạng lưới Ngân hàng Đại lý trên khắp thế giới với tổng số hơn 400 đại lý tại các châu lục: Châu Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi với nhiều tên tuổi lớn như Citi Bank, Bank of New York, Deutsche Bank, Korea Exchange Bank, Bank of China, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Wells Fargo Bank N.A,… Đồng thời đã triển khai nhiều sản phẩm tiện ích với các ngân hàng đạ lý như: LC UPAS với ngân hàng Unicredit (Italia), chuyển tiền trong ngày với ngân hàng Bank of New York cho thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, sản phẩm Payment Decision Service cho phép ngân hàng đại lý tự động chuyển đổi số tiền bằng USD sang đồng tiền bản địa. Hoạt động bao thanh toán xuất khẩu đã được triển khai thành công. Hoạt động thanh toán biên mậu được đẩy mạnh, góp phần nâng cao thị phần của SHB.
2.2 Thực trạng tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014 – Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2012-2014
2.2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh Sài Gòn
Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để ở dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình
Theo quyết định 815/QĐ-TGD ngày 19/7/2012 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Tên gọi: Xây tổ ấm
Đối tượng: khách hàng có nhu cầu vay xây dựng/sửa chữa nhà trên đất thuộc sỡ hữu cá nhân, hộ gia đình với mục đích để ở
Mức cho vay: xác định tùy theo nhu cầu vay vốn, giá trị tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượt 90% chi phí xây dựng, sửa chữa và hoàn thiện nhà
Thời gian cho vay: tối đa 7 năm
Cho vay mua bất động sản để ở dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình
Theo quyết định 813/QĐ-TGD ngày 19/07/2012 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Đối tượng: cá nhân, hộ gia đình mua bất động sản đã có giấy tờ đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp phục vụ mục đích tiêu dùng
Mức cho vay: xác định tùy theo nhu cầu vay vốn, giá trị tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ của khách hàng
Trường hợp đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay : tối đa 75% giá trị bất động sản dự định mua
Trường hợp TSĐB khác: tối đa 90% giá trị bất động sản dự định mua nhưng không quá mức cho vay theo TSĐB quy định
Thời hạn cho vay: tối đa 25 năm
Cho vay mua nhà dự án dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình
Theo quyết định 1151/QĐ-TGD ngày 30/7/2014 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Tên gọi: Căn hộ mơ ước
Đối tượng: cá nhân, hộ gia đình vay vốn mua nhad dự án để ở