Nhu cầu của doanh nghiệp May tại TP.HCM

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành may theo nhu cầu xã hội tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 66)

Thành phố Hồ Chí Minh tập trung khá nhiều nhà máy, xí nghiệp thuộc nhiều ngành nghề.Nhu cầu của thị trường lao động tại TP. HCM rất lớn, đặc biệt là lao động kỹ thuật.

Giám đốc Sở LĐTB - XH TP. HCM, Lê Thành Tâm cho biết: thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 2.400 doanh nghiệp, nhưng chỉ có 22,5% LĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp có chuyên môn nghiệp vụ và đã qua đào tạo tại các trường cao

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1

Rất nhiều Nhiều Ít Không có

Bảo trì thiết bị Kỹ thuật Thiết kế SP Cắt chi tiết May SP Ủi SP Đóng gói Kiểm tra SP Quản lý SX

đẳng, trung cấp nghề. Bà Nguyễn Thị Nhung - giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm, Sở LĐ-TB&XH cho biết: đa sốứng viên đã qua đào tạo nghề tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm chỉđáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tuyển dụng.

Riêng đối với ngành May công nghiệp là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế cả nước, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và thành phố nói riêng.

Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 200 doanh nghiệp may xuất khẩu vì vậy nhu cầu lao động về ngành May rất lớn, việc tuyển dụng lao động về ngành may chủ yếu là lao động phổ thông nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

* Thc trng tuyn dng lao động trong nhng năm qua

Qua khảo sát 09 doanh nghiệp May tại TP. HCM cho thấy trong những năm qua các doanh nghiệp May đều tuyển dụng công nhân làm việc ở công đoạn May các chi tiết sản phẩm (chiếm 88,9%), những công đoạn được các doanh nghiệp tuyển nhiều còn là các công đoạn ủi sản phẩm, công đoạn đóng gói, kiểm tra sản phẩm. Thường những công việc này là những kỹ năng đơn giản không cần những kiến thức chuyên môn sâu, rộng cho nên người lao động làm những công việc này thường là lao động phổ thông, không cần trình độ cao. (Biểu đồ 2.7)

Biểu đồ 2.7 : Tuyển dụng công nhân làm việc tại các bộ phận trong những năm qua của các Doanh nghiệp

Qua biểu đồ cũng cho thấy việc tuyển dụng công nhân vào làm việc ở các bộ phận kỹ thuật rất ít, thậm chí ở bộ phận thiết kế sản phẩm đa số các Doanh nghiệp

đều trả lời là không có tuyển dụng trong những năm qua, vì đây là những bộ phận đòi hỏi người công nhân có trình độ chuyên môn cao cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành, thường các công nhân làm việc ở những bộ phận này được tuyển chọn rất kỹ và làm việc ổn định nên các DN ít có nhu cầu tuyển lao động ở các vị trí này.

Ở các bộ phận như: Bảo trì thiết bị, cắt các chi tiết, và quản lý sản xuất trong thời gian qua cũng có tuyển nhưng với số lượng ít, vì công nhân làm việc ở các vị trí này thường là những người có kinh nghiệm và tay nghề cao, làm lâu năm được đưa lên làm quản lý chuyền may, quản lý sản xuất.

* Nhng khó khăn ca doanh nghip May hin nay

Theo hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay ngành May đang tạo ra việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trên cả nước. Số lượng lao động tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Theo kế hoạch năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ đạt từ 8-9 tỉ USD, như vậy nhu cầu sử dụng lao động sẽ tăng lên trên 3,5 triệu người. Số lượng lao động này sẽ tập trung vào hai trung tâm kinh tế lớn và khu vực phụ cận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Qua xin ý kiến về việc trường cao đẳng ngh thành ph H Chí Minh nghiên cu xây dng các chương trình đào to ngh May công nghip đểđào to được mt lc lượng lao động đáp ng theo nhu cu ca xã hi đều được đa s các doanh nghip tr li là rt cn thiết vì nếu được như vậy thì các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí đểđào tạo cho công nhân, mà khi tuyển vào thì công nhân làm được việc ngay với thu nhập cao.

Các kỹ năng thực hành nghề, lý thuyết chuyên môn nghề, sử dụng thành thạo các trang thiết bị, máy móc là những yêu cầu được đa số các doanh nghiệp cho là rất cần thiết khi tuyển dụng lao động đã qua đào tạo. Bên cạnh đó còn có các yêu cầu cũng không kém phần quan trọng đối với người lao động khi làm việc trong các xưởng May đó là: khả năng phối hợp làm việc trong nhóm, tác phong lao động công nghiệp, việc chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động. (Biểu đồ 2.8)

0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% Rất cần Cần Cần ít Không cần KN giao tiếp và ngoại ngữ Phối hợp làm việc trong nhóm Sử dụng các trang thiết bị Tự tổ chức lao động

Lý thuyết nghề May KN thực hành nghề

Tác phong lao động công nghiệp Chấp hành an toàn lao động

Biểu đồ 2.8 : Các yêu cầu cơ bản của các Doanh nghiệp khi tuyển dung lao động đã qua đào tạo ở trường CĐN TP. HCM

Qua khảo sát nhu cầu của Doanh nghiệp (09 doanh nghiệp) về các công việc nghề May được kết quả như sau: (Bảng 2.1)

Mức độ cần thiết Công việc Rất cần Cần Cần ít Không cần

1 May các đường may cơ bản 5 4

2 May các loại túi 4 4 1

3 May các loại cổ áo, bâu áo 1 5 3

4 Ráp áo sơ mi 6 3 5 Ráp áo thun 6 3 6 Ráp áo jacket 4 4 1 7 Ráp các loại quần 3 5 1 8 Ráp váy, đầm 2 3 4 9 Sử dụng thiết bị cắt và cắt các chi 6 3

tiết

10 Giác sơđồ 5 3 1

11 Kiểm tra chi tiết và kiểm tra sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm 1 2 4 2 12 Điều phối chuyền 4 3 2 13 Ủi sản phẩm 5 3 1 14 Đóng gói sản phẩm 3 5 1 15 Vận hành và bảo dưỡng thiết bị may 4 3 2

Bảng 2.1: Nhu cầu của Doanh nghiệp về các công việc nghề May

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành may theo nhu cầu xã hội tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 66)