Thực trạng về mối liên kết giữa nhà trường (Cao đẳng nghề thành

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành may theo nhu cầu xã hội tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

Chí Minh) và Doanh nghiệp

Ngoài những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong nghề May nói trên, còn có yếu tố về sự liên kết giữa nhà trường với các doanh nghiệp.

Qua khảo sát trường CĐN TP. HCM hiện nay trong việc liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì chỉ có 37,5% trả lời là có, cho thấy việc tạo mối liên hệ gắn kết với các DN trong đào tạo chưa được các cơ sở dạy nghề quan tâm nhiều. Thái độ tác phong 11.1% 55.6% 33.3% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu

Hình thức liên kết của các cơ sởđào tạo nghề với DN hiện nay chủ yếu là đưa học sinh đi thực tập tại các DN hoặc cho học sinh tham quan ở các xí nghiệp May, còn việc kết hợp với doanh nghiệp để tham gia xây dựng chương trình đào tạo, hay đánh giá chất lượng đào tạo thì chưa thực hiện được.

Thực tế qua tìm hiểu tại trường CĐN TP. HCM và ngay cả các doanh nghiệp thì có một số doanh nghiệp chưa thực sự có tạo mối liên kết với các trường hay các trung tâm đào tạo nghềđể cùng nâng cao chất lượng người lao động từđó mới tăng năng suất sản phẩm và chất lượng sản xuất. Các doanh nghiệp chưa có sự hỗ trợ về trang thiết bị, chưa tạo điều kiện cho các trường tiếp cận khoa học kỹ thuật mới. Giữa nhà trường và doanh nghiệp còn đi theo hai đường thẳng song song, chưa có điểm giao nhau do chưa có một cơ chế nào ràng buộc. Chúng ta đều biết, ở nước ngoài các doanh nghiệp luôn hỗ trợ các trang thiết bị, hay trang bị các phần mềm khoa học kỹ thuật hiện đại cho các nhà trường để nhà trường đào tạo lại cho học sinh từ đó tạo được một đội ngũ lao động có tri thức, hay khi học sinh thực tập tại các doanh nghiệp đều được trả lương theo năng suất lao động điều này cho thấy khi các doanh nghiệp bỏ tiền ra để trả lương cho học sinh thực tập thì họ sẽ quản lý học sinh đồng thời tổ chức phận công lao động cho học sinh như là đối với công nhân tại xưởng khi đó thì học sinh được làm việc cọ sát với thực tế nên cũng được nâng cao về kỹ năng tay nghề, và khi các doanh nghiệp tuyển dung đội ngũ lao động có chất lượng này thì chính những người này mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp, qua đó cho thấy các doanh nghiệp đầu tư không bao giờ lỗ đó là đầu tư chất xám.

Liên kết với DN, 37.5%

Không liên kết

với DN, 62.5%

Đối với nước ta thì khi học sinh đi thực tập tại các xí nghiệp thì nhà trường phải trả tiền cho các doanh nghiệp, và một điều nữa là việc tạo điều kiện cho học sinh thực tập có sát thực tế, hay học hỏi những khoa học kỹ thuật mới thì chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Và ở tại Cần Thơ khi học sinh đi thực tập tại các xưởng May thì chỉđược phân công công việc cắt chỉ, đánh số, đóng gói, hay đến phòng kỹ thuật để quan sát chứ không được cho tham gia vào quá trình sản xuất vì sợ làm hư sản phẩm, nên học sinh không được rèn luyện kỹ năng hay cọ sát thực tế.

Một điều nữa đó là việc cung cấp cấp thông tin về nhu cầu lao động của mình cho trường CĐN TP. HCM cũng không được các doanh nghiệp quan tâm. Các nhà trường khi xây dựng chương trình đào tạo đôi khi có khảo sát doanh nghiệp thì cũng chỉ nắm bắt được tại thời điểm đó chứ không được các doanh nghiệp thường xuyên cung cấp thông tin về nhu cầu lao động, về những phát triển của khoa học kỹ thuật hay các doanh nghiệp chưa có chủ động đặt hàng với nhà trường là họ đang cần lao động làm việc ở những kỹ năng nào, chất lượng ra sao, hoặc có thểđáp ứng được những yêu cầu gì của doanh nghiệp.

Như vậy việc hiện nay chương trình đào tạo nghề May của trường CĐN TP. HCM chưa thật sựđáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp là do sự lạc hậu của các chương trình, do đặc điểm của học sinh mà còn do chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, do các doanh nghiệp chưa có sự hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận thực tế, tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, và điều này cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, phục vụ sản xuất, phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành may theo nhu cầu xã hội tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)