Mô hình xây dựng chương trình theo môđun

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành may theo nhu cầu xã hội tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 34)

4. Tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện và mô hình xây dựng

4.2.Mô hình xây dựng chương trình theo môđun

4.2.1. Sơ lược v tình hình đào to ngh theo phương thc môđun

Phương thức đào tạo nghề theo môđun có nhiều ưu việt và hiệu quả nên đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong tất cả lĩnh vực của đào tạo đặc biệt là đào tạo công nhân, kỹ thuật viên và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ. Ở Mỹ đào tạo theo mô đun được thực hiện vào năm 1920; ở Pháp được áp dụng từ sau thế chiến thứ hai; ở Úc từ năm 1975; ở Liên Xô (cũ) từ năm 1970 và nhiều nước khác như Nam Hàn, Thái Lan, Philippin… cũng đã áp dụng môđun vào trong chương trình đào tạo nghề. Gần đây thì nhiều nước như New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan… cũng đã thực hiện đưa vào trong kế hoạch chính khóa của các trường trung học phổ thông chương trình đào tạo nghề theo môđun.

Ở Việt Nam, năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học Dạy nghề với sự tài trợ của UNESCO đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp biên soạn nội dung đào tạo nghề, trong đó có đề cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo mô đun ở một số nước. Đến năm 1990 Bộ GD-ĐT đã tổ chức cuộc hội thảo dưới sự tài trợ của ILO để tìm hiểu khả năng ứng dụng của phương thức đào tạo nghề theo môđun ở Việt Nam. Tháng 5/1992 trung tâm phương tiện kỹ thuật Dạy nghề (CREDEPRO) cũng đã tổ chức hội thảo về phương pháp tiếp cận đào tạo nghề theo môđun dưới sự tài trợ của UNDP và sau đó thì các Trung tâm dạy nghề cả nước đã tiến hành biên soạn bộ tài liệu đơn nguyên học tập dùng làm tham khảo cho giáo viên dạy nghề. Tiếp đó tháng 10/1994 dự án Tăng cường các trung tâm dạy nghề (viết tắt là SVTC) được thực hiện theo Hiệp định song phương giữa 2 chính phủ Việt Nam và Thụy Sĩ, trong đó

Bộ LĐTB-XH là cơ quan chủ quản và cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) là đơn vị tài trợđã ủy nhiệm cho Tổng cục Dạy nghề và tổ chức Swisscontact quản lý và thực hiện dự án. Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường năng lực cho các trung tâm dạy nghề trong việc cung cấp kỹ năng nghề để người học có nhiều cơ hội hơn khi tham gia thị trường lao động. Đến nay thì dự án STVC đã thực hiện được 17 bộ chương trình dạy nghề ngắn hạn theo môđun

4.2.2 Đặc đim ca chương trình dy hc theo h thng môđun:

Th nht: Các môđun vừa có tính độc lập vừa có tính liên kết. Đây là đặc điểm nổi bật của môđun, giúp cho chương trình dạy học có tính cơ động và khả năng ứng dụng rất cao, đặc biệt là các chương trình ngành học hay bậc học. Do đặc điểm này của môđun nên chương trình dạy học theo môđun bao giờ cũng là chương trình mở.

Th hai: Kích cỡ của môđun. Kích cỡ (độ lớn) của môđun tùy thuộc vào dung lượng kiến thức hoặc/vào kỹ năng thành phần trong môđun đó. Vì vậy, không có quy định cứng nhắc về kích cỡ cho mọi môđun.

Độ lớn của mỗi môđun được thể hiện bởi thời lượng học tập của học viên: trong một tuần, một học kỳ, một năm …v,v. Cần lưu ý khi xác độ lớn của môđun không phải là số buổi lên lớp của giáo viên hay số lần tiếp xúc giữa giáo viên với học viên mà là số lượng công việc học viên phải thực hiện trong một đơn vị kiến thức hay kỹ năng của môđun đó, tương ứng với đơn vị thời gian học tập được quy định.

Th ba: Cách kết nối môđun trong chương trình. Trong chương trình, các mô đun có thể được kết nối theo mạng không gian hoặc theo tuyến tính. Kết nối theo mạng không gian là trong khoảng thời gian cho phép, các học viên có thể thực hiện đồng thời một số môđun, tùy theo khả năng và điều kiện của mình. Kết nối theo tuyến tính là học viên thực hiện từng môđun trong khoảng thời gian cho phép.

Th tư: Việc đánh giá kết quả học tập. Mỗi môđun phải được đánh giá riêng và phải được hoàn thành trước khi sang môđun mới. Đây là điểm khác so với chương trình truyền thống, ởđó việc đánh giá có thểđược thể hiện khi học viên học

xong toàn bộ chương trình.

Th năm: Tính lựa chọn. Trong một chương trình có nhiều dạng liên kết các môđun. Vì vậy, học viên có thể lựa chọn các môđun để hoàn thành chương trình học tập theo quy định. Đây chính là ưu điểm lớn của chương trình theo môđun. Nó cho phép học viên phát huy khả năng, tính độc lập và sự linh hoạt của mình theo các hoàn cảnh đểđi đến mục tiêu học tập. Điều cần lưu ý, tuy việc lựa chọn các môđun là quyền của học viên, nhưng phải tuân theo các nguyên tắc, được quy định trong chương trình.

Th sáu: Khả năng kết hợp, liên thông giữa các chương trình. Nếu trong các chương trình có một số môđun giống nhau thì có thể sử dụng chung. Vì vậy, tạo ra khả năng liên kết, liên thông giữa các chương trình, cho phép học viên cùng một lúc theo đuổi một số chương trình, trên cơ sở khai thác và sử dụng nguồn lực của mình. Đây cũng là một thế mạnh của chương trình theo môđun.

4.2.3 Đim mnh và hn chế ca chương trình theo môđun:

Đim mnh: Cấu trúc chương trình theo mô đun là một trong những cách tốt nhất để thể hiện quan điểm phát triển, quan điểm nhân văn trong dạy học. Vì nó đáp ứng được các yêu cầu về dạy học phát triển (nhu cầu và sở thích cá nhân được tôn trọng, các năng lực, tính độc lập và tự chủ, tự do của học viên được phát huy). Một điểm mạnh khác của chương trình theo môđun là tạo cơ hội cho người học học thường xuyên, học suốt đời, theo nhu cầu và điều kiện của mình, trên cơ sở tích lũy được các môđun trong những điều kiện thuận lợi (tích lũy tín chỉ).

Hn chế: Hạn chế lớn nhất của chương trình theo môđun là việc tổ chức học tập. Việc bố trí thời gian học tập và thời khóa biểu là công việc không đơn giản. Mặt khác, nếu việc học chủ yếu theo hình thức tích lũy tín chỉ (cấu trúc môđun theo mạng) dễ dẫn đến thời gian học tập kéo dài, thiếu tính hệ thống, đôi khi dẫn đến lãng phí. Một khó khăn nữa của học tập theo mô đun, đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị và tài liệu phục vụ cho học tập của học viên phải đầy đủ, điều này dẫn đến chi phí học tập tốn kém.

Môđun được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích tỉ mỉ toàn bộ các công việc trong qui trình công nghệ của một nghề mà người công nhân phải thực hiện trong thực tế, trên cơ sở đó xây dựng một nội dung đào tạo theo từng công việc của qui trình sao cho vừa phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm của người học, giải quyết tốt được mối quan hệ hữu cơ giữa ba bộ phận: người sử dụng lao động, bộ phận đào tạo và người học nghề.

Đối với mỗi nghề do yêu cầu của người sử dụng lao động cũng như người học nghề là hết sức đa dạng do đó việc đào tạo nghề theo môđun phải được tiến hành qua hai giai đoạn là thiết kế và áp dụng

Hình 1.6 : Phương pháp tiếp cận đào tạo nghề theo môđun

Kinh tế xã hội

Xác định môđun & Đơn nguyên

h tậ Biên soạn bộ tài liệu học tập Học viên Tiến hành đào tạo (h ặ t đà t ) Hành nghề GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2 Phân loại học sinh Phân tích nghề Phân tích công việc & Kỹ năng nghề Xác định môđun Điều tra và

Dựbáo nhu cầu Đánh giá trình độ

Biên soạn đơn nguyên học tập

Đánh giá cấp chứng chỉ

9 GIAI ĐOẠN 1 : THIẾT KẾ

Nhiệm vụ của giai đoạn này là thiết kế nội dung đào tạo của nghề theo từng đơn nguyên và môđun, xây dựng kho tư liệu các đơn nguyên theo một hệ thống các danh mục và mã số. Qui trình thực hiện giai đoạn này được tiến hành qua các bước:

1Điu tra và d báo nhu cu đào to

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ luôn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội, do đó đã tạo ra một sự biến động liên tục trong thế giới nghề nghiệp. Do vậy việc xác định nhu cầu đào tạo cần phải gắn với nhu cầu lao động của thị trường, nhu cầu của chính người học, những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực để đảm bảo cho học viên có đủ khả năng và cơ hội để hành nghề sau khi tốt nghiệp. Mặt khác, khi xác định nhu cầu đào tạo thì cần phải ch ý đến nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn của từng địa phương và những lĩnh vực có nhu cầu lớn và có tính ổn định lâu dài.

2 Phân tích ngh

Đây là nền tảng để xây dựng nội dung của chương trình đào tạo. Phân tích nghề được tiến hành theo phương pháp DACUM, triết lý của phương pháp DACUM này là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những công nhân lành nghề là những người có thể mô tả nghề của họ chính xác hơn bất kỳ ai khác.

- Cách hiệu quả nhất để xác định một nghề là mô tả chi tiết những công việc mà các công nhân lành nghề của nghềđó thực hiện.

- Mọi công việc đều đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng, dụng cụ và thái độ nhất định để có thể thực hiện được.

Phân tích nghề cần phải xác định được các nhiệm vụ của nghề, danh mục các công việc thuộc nghềđó và điều kiện để thực hiện các công việc đó

3 Phân tích công vic và k năng ngh

Phân tích chi tiết công việc là cần phải xác định: Các bước thực hiện, các tiêu chuẩn thực hiện, các phương tiện cần thiết, các kiến thức liên quan, các kỹ năng

và thái độ cần có. Phân tích công việc và kỹ năng nghề là một việc hết sức phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng là bước hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định được nội dung và thời gian đào tạo hợp lý để hình thành các kỹ năng đó và đây cũng chính là cơ sở cho việc thiết kế các đơn nguyên học tập. Việc phân tích này cần có sự tham gia của một nhóm các nhà phân tích, các nhà chuyên môn cùng nghề, các công nhân có kinh nghiệm. Những kỹ năng này cần được qui định theo tiêu chuẩn đã được ban hành. Trong trường hợp chưa có chuẩn quốc gia thì cần được sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, hoặc cá nhân người học theo yêu cầu của họ để xác định mục tiêu đào tạo. Chuẩn kỹ năng xây dựng cần phải: Chuẩn xác, quan sát được và đo đếm được.

Kỹ năng được chia thành ba loại : + Kỹ năng hành động ( Psychomotor) + Kỹ năng nhận biết (Cognitive) + Kỹ năng cảm thụ (Affective) 4 Xác định môđun

Trong cấu trúc của đào tạo nghề theo môđun để thuận tiện cho quá trình giảng dạy và học tập cũng như việc sử dụng chung một số kiến thức, kỹ năng nghề cho chương trình đào tạo của nhiều nghề khác nhau thì cần phải xây dựng các môđun đơn vị - là một phần của mô đun kỹ năng hành nghề được phân chia một cách lôgic theo từng công việc hợp thành nghề đó. Các đặc tính, biểu hiện cơ bản cần phải có của một môđun là :

- Trọn vẹn: Đây là dấu hiệu thể hiện bản chất của môđun, nó là một đơn vị học tập trọn vẹn, có mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện giúp cho người học sau khi học xong có thể thực hiện được một công việc cụ thể.

- Tích hợp: Nội dung đào tạo của các mô đun đơn vị luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành để giúp cho người học đạt được kỹ năng thực hiện.

- Theo nhịp độ người học: Đây là dấu hiệu liên quan tới cá nhân hóa việc học tập. Nó đòi hỏi cấu trúc về nội dung và phương pháp phải đáp ứng được với các

trình độ khác nhau của người học cũng như một số điều kiện theo học khác nhau của họ.

- Đánh giá liên tục và hiệu quả: Việc đánh giá được chia nhỏ trong suốt quá trình học môđun nhằm khẳng định khả năng hình thành kỹ năng thực hiện của người học. Các kết quảđánh giá phải theo những chuẩn thực hiện về kỹ năng và có thể mô tả, đo đếm quan sát được.

- Lắp ghép phát triển: Đây là dấu hiệu thể hiện khả năng lắp ghép và sử dụng nhiều lần của môđun đào tạo trong phát triển chương trình. Tuy thuộc vào vấn đề học tập của người học mà các môđun đơn vị có thể lắp ghép theo tổ hợp các môđun đơn vị gần nhau về chuyên môn (đào tạo theo hướng nâng cao) hoặc lắp ghép theo tổ hợp các môđun thuộc nhiều lĩnh vực nghề khác nhau (đào tạo theo hướng mở rộng)

Khi xác định môđun cần phải dựa vào chuẩn kỹ năng nghề và các dấu hiệu trên của môđun đặc biệt là hai dấu hiệu trọn vẹn và tích hợp. Nếu chưa có chuẩn kỹ năng nghề thì dựa vào kinh nghiệm chuyên môn để phân tích và chọn lựa các công việc được nêu trong bảng phân tích nghề. Thường các môđun được xác định trên cơ sở các công việc cơ bản, hoặc ghép các công việc cơ bản có nội dung gần nhau thành một công việc trọn vẹn và thích hợp đểđáp ứng được yêu cầu của người học.

Đơn nguyên học tập cũng là một thành tố cơ bản và rất quan trọng của phương thức đào tạo nghề theo môđun. Việc xác định danh mục các đơn nguyên học tập dựa trên cơ sở danh mục các kỹ năng nghề cần thiết trong bước phân tích công việc, theo nguyên tắc là mỗi kỹ năng cần có một đơn nguyên học tập.Việc xác định các đơn nguyên học tập cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các đơn nguyên không có phần trùng lặp. + Các đơn nguyên có thể dùng chung cho nhiều nghề.

+ Nội dung thể hiện được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng một cách trọn vẹn.

Mỗi đơn nguyên học tập được cấu trúc bởi các phần sau:

- Mục tiêu cho người học: Mục tiêu là phần quan trọng của đơn nguyên, nó là cơ sởđể xây dựng nội dung cũng như đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu cần phải nêu được cụ thể những hoạt động mà sau khi học xong, người học có thể thực hiện được với những điều kiện cho trước và đạt chuẩn qui định hoặc đạt các tiêu chí đánh giá đối với các kỹ năng về trí óc. Mục tiêu không chỉ giúp cho người dạy có thể đánh giá năng lực người học mà còn giúp cho người học có thể nhận biết và tự đánh giá về kết quả học tập của chính mình.

- Danh mục các phương tiện, thiết bị, vật liệu …cho việc học tập

- Danh mục các đơn nguyên có liên quan

- Tài liệu học tập: Nội dung đơn nguyên cần đảm bảo được các yêu cầu: + Có đầy đủ những thông tin cần thiết giúp cho người học có đủ kiến thức và hình thành được những kỹ năng theo đúng mục tiêu đã đề ra.

+ Nội dung biên soạn phải giúp cho người học có khả năng tự học.

+ Nội dung đơn nguyên ngoài phần viết cần có hình vẽ hoặc hình ảnh để minh họa.

+ Khi xác định nội dung đơn nguyên cần phải xác định những kỹ năng tiền đề

+ Những thao tác phải trình bày đầy đủ và theo đúng trình tự để hướng dẫn người học có thể tự học và hình thành được kỹ năng.

+ Tất cả các phạm trù về an toàn lao động cần được trình bày đầy đủ

- Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm: Nội dung đánh giá phải phản ánh được chính xác mục tiêu đào tạo. Khi biên soạn nội dung đánh giá cần phải dựa vào những cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo ngành may theo nhu cầu xã hội tại trường cao đẳng nghề thành phố hồ chí minh (Trang 34)