Phương pháp thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn trichocephalus spp gây ra ở lợn tại tỉnh thái nguyên và bắc kạn (Trang 62 - 63)

cho lợn trên diện hẹp

Địa điểm thực hiện: Xã Tân Hương (huyện Phổ Yên) xã Bình Thành (huyện Định Hóa) - tỉnh Thái Nguyên.

Đối tượng thử nghiệm: Lợn chỉ nhiễm giun Trichocephalus spp. mà không nhiễm trứng giun, sán hay bệnh truyền nhiễm khác.

Nội dung triển khai:

* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus spp. của lợn trước thử nghiệm

Lợn trước khi thử nghiệm được xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus spp. bằng phương pháp Fulleborn và phương pháp Mc. Master.

* Bố trí thử nghiệm

Lợn nhiễm giun Trichocephalus spp. được bố trí vào 2 lô: 39 lợn ở lô thử nghiệm và 36 lợn ở lô đối chứng; lợn ở 2 lô tương đối đồng đều về các yếu tố: tuổi, khối lượng, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus spp., phương thức chăn nuôi.

Lô thử nghiệm được áp dụng biện pháp phòng trị bệnh giun Trichocephalus spp. như sau:

+ Tẩy giun Trichocephalus spp. cho lợn bằng thuốc ivermectin, liều 0,3 mg/kg TT (là thuốc có hiệu lực cao nhất và an toàn trong 3 loại thuốc đã thử nghiệm).

+ Vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi. + Thu gom phân ủ theo công thức IV (là công thức compost hiếu khí có khả năng sinh nhiệt tốt nhất trong 4 công thức ủđã khảo nghiệm).

Lô đối chứng không được áp dụng các biện pháp phòng bệnh nói trên.

* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus spp. của lợn sau 1 và 2 tháng thử nghiệm

Sau 1 và 2 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Trichocephalus spp. của lô thử nghiệm và đối chứng bằng phương pháp Fullerborn và phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master. Từ đó đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trịđã áp dụng.

* Xác định khối lượng lợn ở các thời điểm thí nghiệm

Trước khi áp dụng quy trình phòng trị bệnh giun Trichocephalus spp., tiến hành cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) để xác định khối lượng của từng lợn, từ đó xác định được khối lượng trung bình của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng.

Sau thử nghiệm 1 và 2 tháng, xác định khối lượng trung bình của lợn ở lô thử nghiệm và lô đối chứng tương tự như trên. Từđó đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh giun Trichocephalus spp. đến năng suất chăn nuôi lợn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn trichocephalus spp gây ra ở lợn tại tỉnh thái nguyên và bắc kạn (Trang 62 - 63)