Quy định những yếu tốc ần xác định liên quan đến tình hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn trichocephalus spp gây ra ở lợn tại tỉnh thái nguyên và bắc kạn (Trang 52 - 53)

Trichocephalus spp. ở lợn * Tuổi lợn: nghiên cứu lợn ở 4 lứa tuổi Lợn ≤ 2 tháng: 450 con Lợn > 2 – 4 tháng: 450 con Lợn > 4 - 6 tháng: 450 con Lợn > 6 tháng: 450 con

* Mùa: nghiên cứu ở 4 mùa

- Mùa Xuân (tháng 2 - tháng 4): 330 lợn - Mùa Hè (tháng 5 - tháng 7): 330 lợn - Mùa Thu (tháng 8 - tháng 10): 330 lợn

- Mùa Đông (tháng 11 - tháng 1 năm sau): 330 lợn

* Phương thức chăn nuôi: nghiên cứu ở 3 phương thức chăn nuôi

- Phương thức chăn nuôi truyền thống: 390 lợn.

Tiêu chí đánh giá: thức ăn cho lợn là các phế phụ phẩm tận dụng của sản xuất trồng trọt (khoai, sắn, bột ngô, cám xát và rau xanh).

- Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp: 390 lợn.

Tiêu chí đánh giá: Khoảng 70% thức ăn cho lợn là các phế phụ phẩm tận dụng của sản xuất trồng trọt (khoai, sắn, bột ngô, cám xát, rau xanh), còn lại là thức ăn tổng hợp.

- Phương thức chăn nuôi công nghiệp: 390 lợn.

Tiêu chí đánh giá: 100% thức ăn cho lợn là thức ăn tổng hợp.

* Tình trạng vệ sinh thú y: nghiên cứu ở 3 tình trạng vệ sinh thú y

- Vệ sinh thú y tốt: 290 lợn.

Tiêu chí đánh giá: chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi được vệ sinh 1 ngày/lần; phân lợn và chất thải chăn nuôi được thu gom để ủ hoặc xử lý qua hệ thống Biogas; thực hiện khử trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi định kỳ 1 lần/tháng.

- Vệ sinh thú y trung bình: 290 lợn.

Tiêu chí đánh giá: vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi 1 tuần/2 lần; thực hiện định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh 2 - 3 tháng/lần.

- Vệ sinh thú y kém: 290 lợn.

Tiêu chí đánh giá: phân lợn tồn lưu trong chuồng và phát tán ra xung quanh chuồng nuôi, 1 - 2 tuần/lần mới thu dọn phân; không thực hiện khử trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; không phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn trichocephalus spp gây ra ở lợn tại tỉnh thái nguyên và bắc kạn (Trang 52 - 53)