Mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập để sử dụng trong học chương sóng cơ vật lý 12 (nâng cao) (Trang 60)

8. Cấu trúc khóa luận

3.1.Mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Đánh giá tính khả thi của hệ thống bài tập chương “Sóng cơ” mà đề tài đã lựa chọn và phương pháp giải hệ thống bài tập đó.

- Tổng hợp, phân tích, thống kê và đánh giá kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm và rút ra kết luận về kết quả của việc lựa chọn và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Sóng cơ”.

3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

HS lớp 12 THPT Văn Giang – huyện Văn Giang – Hưng Yên. Tôi tiến hành thực nghiệm 81 HS tại 2 lớp:

+Lớp thực nghiệm: lớp 12D với 38 HS +Lớp đối chứng: lớp 12E với 43 HS

Theo đánh giá của trường, dựa vào kết quả thi học kì 1, thi thử đại học, hai lớp có mặt bằng kiến thức ngang nhau.

3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Lớp đối chứng được học dạy bình thường, không tổ chức cho HS phân loại từng dạng bài tập vật lí.

- Lớp thực nghiệm được dạy theo tiến trình đã soạn thảo ở chương 2. - Lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm hệ thống bài tập đã trình bày ở chương 2.

- Tiến hành dự giờ. Dựa trên thông tin thu thập được, chúng tôi phân tích, đánh giá tính khả thi của tiến trình soạn thảo, chỉ ra những điều chưa phù hợp của tiến trình đã soạn thảo, bổ sung, sửa đổi những điều cần thiết.

3.2. Dự kiến thực nghiệm sư phạm

Do điều kiện theo chương trình phổ thông, chương “Sóng cơ học” được bố trí ở đầu chương trình học kì 1, ngoài thời gian thực tập sư phạm. Vì vậy, để kiểm tra khả thi của đề tài và đánh giá hiệu quả của việc hướng dẫn HS giải bài tập Vật lí tôi đã tổ chức ôn tập cho các em thông qua các bài tập chủ yếu có trong đề tài dưới dạng tự luận, vào một số tiết buổi sáng và buổi chiều trong thời gian một tuần trước khi kết thúc thực tập từ ngày 1/4 đến ngày 6/4/2013.

+ Đối với lớp đối chứng, trong tiết ôn tập tôi tóm tắt các kiến thức của chương “Sóng cơ học”, giải một số bài tập mẫu và sau đó cho HS làm các bài tập tự giải, đối với các bài tập tự giải tôi hướng dẫn theo kiểu tìm tòi.

+ Đối với lớp thực nghiệm, trong tiết ôn tập tôi tóm tắt các kiến thức của chương “Sóng cơ học”, lựa chọn các dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải bài tập cho từng dạng, với mỗi dạng bài tập tôi giải mẫu một số bài tập và sau đó cho HS làm các bài tập tự giải, đối với các bài tập tự giải tôi hướng dẫn theo kiểu tìm tòi. Sau buổi học để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức tôi cho HS làm bài kiểm tra 45 phút cho HS lớp 12D, 12E.

3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 3.3.1. Phân tích định tính 3.3.1. Phân tích định tính

Thông qua dự giờ trao đổi với các GV, HS và kiểm tra vở bài tập của HS, chúng tôi sẽ rút ra các nhận xét về:

1) Chất lượng nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản khi giải bài tập chương “Sóng cơ” của hai lớp thực nghiệm và đối chứng được phân biệt ở ba mức độ: biết, hiểu và vận dụng.

2) Năng lực giải quyết vấn đề của HS lớp thực nghiệm so với HS lớp đối chứng được đánh giá qua các biểu hiện như nhanh chóng xác định chính xác vấn đề cần giải quyết, phác thảo, dự kiến những con đường chung có thể

có từ đầu đến cuối trước khi tính toán, xây dựng lập luận cụ thể, hoàn thành công việc theo giải pháp tối ưu đã dự kiến trong một thời gian ngắn, sau khi giải một số ít bài có thể tự rút ra sơ đồ địnhhướng giải các bài tập cùng loại… 3.3.2. Phân tích định lượng

Từ kết quả từng bài kiểm tra, chúng tôi sẽ lập bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm, xử lí kết quả theo phương pháp thống kê toán học theo trình tự sau:

- Tính các tham số đặc trưng thống kê: + Điểm trung bình số học: 1 i. i i x f x N   (với là điểm số, là tần số, N là số học sinh) + Phương sai: 2 1  2 . i i i s f x x N    + Độ lệch chuẩn: s = + Hệ số biến thiên: v s.100 x  %

- Lập bảng phân phối: tần suất, tần suất tích luỹ. - Vẽ đường phân phối tần suất.

Qua kết quả phân tích cả bằng định tính và định lượng sẽ đưa chúng tôi đến nhận xét : chất lượng nắm vững kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề của HS các lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng ra sao. Như vậy có thể kiểm tra được tính khả thi của đề tài.

Kết luận chương 3 Trong chương 3 chúng tôi đã nghiên cứu:

Với mục đích nghiên cứu sư phạm là kiểm tra giả thuyết của đề tài; kiểm tra tính khả thi lựa chọn sử dụng hệ thống bài tập vật lí trong dạy học chương “Sóng cơ”_vật lí 12 (nâng cao) chúng tôi đưa ra phương pháp thực nghiệm sư phạm và dự kiến đề xuất thực nghiệm sư phạm để đạt được các mục đích đề ra.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề như sau:

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về việc lựa chọn sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Sóng cơ” nhằm phát triển năng lực GQVĐ của HS, từ đó đề xuất cách thức tổ chức quá trình dạy học chương “Sóng cơ” dưới sự hỗ trợ của hệ thống bài tập vật lí theo hướng phát triển năng lực GQVĐ của HS.

Trên cơ sở vận dụng lí luận về việc lựa chọn sử dụng hệ thống bài tập chương “Sóng cơ”, đồng thời căn cứ vào nội dung kiến thức và những khó khăn khi dạy học chương “Sóng cơ”. Chúng tôi đã soạn thảo cách thức tổ chức dạy học chương “Sóng cơ” theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho HS với sự hỗ trợ của hệ thống bài tập.

Chúng tôi đã xây dựng hệ thống bài tập vật lí chương “Sóng cơ” và hướng dẫn HS giải các bài tập đó, kích thích HS tìm tòi và ham muốn GQVĐ có trong bài tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí 12 chương “Sóng cơ” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua việc nghiên cứu mục đích, đối tượng và các phương pháp thực nghiệm, chúng tôi đưa ra dự kiến triển khai thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của đề tài.

Với kết quả như trên đề tài đã đạt được mục đích đề ra.

Nếu có điều kiện quay lại đề tài, chúng tôi sẽ mở rộng nghiên cứu sang các chương khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu

1. Vũ Thanh Khiết. Phương pháp giải toán vật lí 12. NXB Giáo Dục Việt Nam.

2. Nguyễn Thế Khôi. Lí luận dạy học vật lí (2013). NXB Đại học Sư Phạm. 3. Nguyễn Thế Khôi (chủ biên), Vũ Thanh Khiết (chủ biên), Nguyễn Đức

Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư. Vật lí 12_Nâng cao. NXB giáo dục Việt Nam 4. Nguyễn Thế Khôi (chủ biên), Vũ Thanh Khiết (chủ biên), Nguyễn Đức

Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư. Bài tập vật lí 12_Nâng cao. NXB giáo dục Việt Nam

5. Phạm Thành Nghị (2011). Những vấn đề tâm lí học sáng tạo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002). Phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT. NXB Đại học Sư Phạm. 7. Lê văn Thông. Giải toán tự luận và trắc nghiệm dao động & sóng cơ học.

NXB Đại học quốc gia hà nội.

8. Phạm Hữu Tòng (2007). Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

9. Đỗ Hường Trà (chủ biên), Phạm Gia Phách (2009). Dạy học bài tập vật lí

ở trường phổ thông. NXB Đại Học Sư Phạm.

Trang web tham khảo

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÍ

(Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá giáo viên, rất mong thầy (cô) hợp tác và giúp đỡ)

Họ và tên (có thể bỏ qua):... Nam/nữ: ...

Nơi công tác: ... Số năm công tác:... Xin đồng chí vui lòng cho biết về một số nội dung dưới đây khi dạy bài

tập phần Sóng cơ lớp 12-THPT_nâng cao:

1. Sau khi học xong phần sóng cơ, mức độ nắm vững kiến thức của học sinh

như thế nào? (Chọn một hay nhiều ý)

□ Học sinh nhớ được kiến thức đã học.

□ Học sinh trình bày lại được kiến thức theo cách hiểu của mình.

□ Hiểu được kiến thức dưới trình bày dưới dạng văn bản, công thức, đồ thị.

□ Tóm tắt được kiến thức đã học.

□ Vận dụng được kiến thức để làm bài tập. □ Vận dụng được kiến thức vào thực tế đời sống.

Ý kiến khác:...

... 2. Đồng chí tổ chức cho HS rèn luyện về bài tập chương sóng cơ như thế nào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo? (Chọn

một ý)

□ Không tổ chức.

□ Tổ chức rèn luyện trong tài liệu (như SGK, SBT, sách tham khảo...). □ Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận về các bài toán khó đòi hỏi tính sáng tạo của học sinh.

□ Hệ thống hóa kiến thức sau đó hướng dẫn bài tập cơ bản. □ Làm bài tập mẫu sau đó để HS làm bài tập tương tự. □ Lựa chọn bài tập có tính sáng tạo để HS làm.

Ý kiến khác:...

...

Lý do đồng chí tổ chức như vậy...

3. Đồng chí kiểm tra đánh giá quá trình làm bài tập của học sinh như thế nào?

(Chọn một hay nhiều ý)

□ Học sinh làm bài trên lớp sau đó giáo viên đánh giá trên lớp. □ Học sinh làm bài ở nhà sau đó giáo viên đánh giá trên lớp.

Ý kiến khác:... Lý do đồng chí tổ chức như vậy:...

4. Đồng chí thấy học sinh có những biểu hiện nào dưới đây khi làm bài tập

chương sóng cơ? (Chọn một hay nhiều ý)

□ Có hứng thú □ Không hứng thú.

□ Tích cực giải quyết các vấn đề của bài học.

□ Không tích cực giải quyết các vấn đề của bài học. □ Có ý tưởng sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

□ Không có ý tưởng sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Ý kiến khác:...

Số lượng học sinh có biểu hiện hứng thú, tích cực, sáng tạo:

□ Ít □ Trung bình □ Nhiều 5. Những khó khăn, sai lầm học sinh học gặp phải:

+ Khó khăn, sai lầm phổ biến về kiến thức: (Chọn một hay nhiều ý)

□ Không nắm vững kiến thức về quy luật truyền sóng, hiện tượng giao thoa sóng.

□ Xác định các đại lượng vật lí (biên độ, tần số, tần số góc, chu kì, bước sóng, vận tốc, pha ban đầu).

□ Không hiểu rõ về hiệu ứng Doppler.

Ý kiến khác:... + Khó khăn, sai lầm phổ biến về kĩ năng vận dụng kiến thức: (Chọn một hay nhiều ý)

□ Viết phương trình sóng.

□ Vận dụng kiến thức dao động sang phần sóng.

□ Giải thích hiện tượng trong thực tế liên quan đến hiện tượng truyền sóng.

Ý kiến khác:... + Nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm phổ biến đó: (Chọn một hay nhiều ý) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

□ Học sinh không sử dụng thí nghiệm khi học. □ Học sinh ít sử dụng thí nghiệm khi học.

□ Học sinh không sử dụng phần mềm mô phỏng để hiểu lý thuyết. □ Học sinh ít sử dụng phần mềm mô phỏng để hiểu lý thuyết.

□ Giáo viên không tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.

Ý kiến khác:...

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập để sử dụng trong học chương sóng cơ vật lý 12 (nâng cao) (Trang 60)