Ngân hàng thương mại hoạt động linh hoạt trong cơ chế thị trường đòi hỏi thường xuyên đổi mới để thích ứng với những điều kiện thường xuyên biến đổi của thị trường từ đó tìm kiếm các cơ hội để phát triển.
Trong hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, OCB Kiên Giang nhận thức được rằng vấn đề khách hàng là vấn đề quan tâm hàng đầu, là đối tượng để các ngân hàng cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, ngân hàng nên xây dựng chiến lược khách hàng để tạo sự gắn bó với số lượng lớn khác hàng
56
trên cơ sở đáp ứng một cách tôt nhất nhu cầu cho vay, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tài chính đối với khách hàng.
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt nhất, ngân hàng cần phải đưa ra một chính sách khách hàng hợp lí. Đầu tiên, ngân hàng cần tăng cường nghiên cứu thị trường và tiếp thị: hoạt động này giúp cho ngân hàng biết được tình hình thực tế khách hàng cần gì, tình hình kinh tế xã hội địa phương có gì thay đổi... Từ đó ngân hàng xây dựng một chiến lược khách hàng hợp lí để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người gửi tiền.
57
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Hiện nay, hoạt động kinh doanh ở OCB Kiên Giang còn gặp nhiều khó khăn, áp lực cạnh tranh là một trong những khó khăn gây trở ngại lớn đối với ngân hàng. Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng lớn như Ngân hàng Vietcombank, VietinBank, Á Châu... Vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi OCB Kiên Giang không ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên và phát triển. Qua phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại OCB Kiên Giang, ta thấy:
Về tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua thời gian qua trong đó: Cả vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn vẫn là nguồn vốn điều chuyển. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách nhằm thu hút vốn huy động nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn điều chuyển từ trung ương ở mức cao sẽ làm tăng chi phí cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên ngân hàng cần hạn chế tỷ trọng của nguồn vốn này.
Về tình hình hoạt động tín dụng: Ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển hơn, quy mô tín dụng không ngừng mở rộng, công tác thu nợ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng lên nhưng vẫn giữ ở mức an toàn (dưới 3%).
Về hoạt động kinh doanh: Qua phân tích ta thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2010-2011 và giảm nhẹ ở năm 2012 nhưng nhìn chung, tình hình hoạt động của ngân hàng trong những năm qua có xu hướng phát triển khá tốt. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để đạt được kết quả như mong muốn.
Qua quá trình phân tích đã giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như tầm quan trọng của việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, ngân hàng cần có những phương pháp quản trị rủi ro thích hợp, phải biết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất.
6.2 KIẾN NGHỊ
58
Do tình hình kinh tế mỗi địa phương khác nhau nên ngân hàng cần tạo điều kiện để OCB Kiên Giang có được những quyền hạn nhất định nhằm phát huy tính sáng tạo và tự chủ.
Đảm bảo nguồn vốn điều chuyển để đáp ứng kịp thời cho các chi nhánh bên cạnh khuyến khích khả năng tự huy động vốn của OCB Kiên Giang.
Thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát tình hình họat động các chi nhánh để kịp thời điều chỉnh những sai sót cũng như phát huy những mặt tốt của OCB Kiên Giang.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng. Tạo điều kiện rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân vì đây là tài sản đảm bảo vay vốn của đa số khách hàng.
Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá chỉ đạo các cấp, đặc biệt là Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần tích cực hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng, giúp ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Trường Chinh, 2012. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Bạc Liêu.
Luận văn đại học. Trường Đại học Cần thơ
2. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
3. Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
4. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02 /2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
5. Nguyễn Thế Hạnh, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông, chi
nhánh Kiên Giang. Luận văn đại học. Trường Đại học Cần thơ
6. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
7. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN.
8. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về việc quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín đụng.
9. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2008. Bài giảng Tiền tệ ngân hàng.
Trường Đại học Cần Thơ
10. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Bài giảng Quản trị
ngân hàng. Trường Đại học Cần Thơ.
11. Thái Văn Đại. 2008. Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
thương mại. Trường Đại học Cần Thơ.
12. Thông tư 13/2010/TT-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước về việc quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD.
60
13. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03 tháng 03 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam.
14. Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế
15. Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 08/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng việt nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
16. Thông tư số 15/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013 qui định lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.