Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 42 - 47)

Như ta đã biết doanh số cho vay thể hiện lượng tiền mà ngân hàng cho vay trong một khoảng thời gian xác định kể cả đã thu hồi và chưa thu hồi. Nó phản ánh số lượng và quy mô tín dụng cũng như mức độ tập trung của vốn vay, còn doanh số thu nợ cho thấy lượng tiền mà ngân hàng thu về không phân biệt thời điểm cho vay, nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và khách hàng. Thu nợ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng, phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng. Nếu việc thu nợ tốt thể hiện sự thành công của quá trình cho vay, góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông, đồng thời làm tăng thu nhập cho ngân hàng và ngược lại. Vì vậy một ngân hàng muốn hoạt động tốt thì phải chú ý công tác thu nợ nhằm tránh thất thoát mang lại hiệu quả cao.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn

33

Nhìn từ bảng số liệu trên, ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 diễn biến khá tốt. Tương ứng với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn của OCB Kiên Giang chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 90%. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 178.011 triệu đồng, tăng 28,74% so với năm 2010 và đến năm 2012 thu nợ ngắn hạn đạt 199.142 triệu đồng, tăng 11,87% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ đạt 105.263 triệu đồng, tăng 13,57% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này có sự gia tăng trong thời gian qua xuất phát từ việc tăng dần tỷ trọng các món cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, do thời gian thu hồi vốn ngắn và ý thức hoàn trả vốn đúng hạn của khách hàng đã góp phần làm tăng doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm. Đạt được kết quả như vậy trước hết là do công tác chỉ đạo, quản lý tốt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác quản lý, thu hồi nợ. Các cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc hơn qui trình cho vay từ khâu thẩm định hồ sơ khách hàng đến việc đôn đốc, nhắc nhở người vay trả nợ đúng hạn. Về phía khách hàng, làm ăn có hiệu quả hơn, có ý thức trong việc trả lãi, trả vốn gốc đúng hạn cho ngân hàng.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Doanh số thu nợ trung và dài hạn có sự biến động từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 đạt 12.512 triệu đồng, tăng 15,77% so với năm 2010 và đến năm 2012 thu nợ ngắn hạn đạt 15.642 triệu đồng, tăng 25,02% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ đạt 7.318 triệu đồng, tăng 8,21% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011 phần lớn các khoản nợ trung và dài hạn của ngân hàng trước đây đã đến hạn thu hồi nên doanh số thu nợ của các khoản nợ này tăng lên. Có được kết quả này là do ngân hàng đã xây dựng kế hoạch cho vay - thu nợ chặt chẽ, sắp xếp lịch thu nợ phù hợp, tổ chức phân công việc sao kê tính lãi, gởi giấy báo đến tận tay khách hàng,… Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn mở sổ theo dõi cho vay- thu nợ, theo dõi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế Doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân

Doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân tăng mạnh trong thời gian qua. Cụ thể doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân năm 2011 đạt 134.323 triệu đồng, tăng 28,71% so với năm 2010, năm 2012 đạt 150.348 triệu đồng, tăng 11,93% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 78.947 triệu đồng, tăng 18,31% so với cùng kì năm 2012.

34

Bảng 4.4 Doanh số thu nợ của OCB Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng,%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của OCB Kiên Giang giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013

Chênh lệch Năm

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng doanh số thu nợ 149.084 190.523 214.784 99.445 112.581 41.439 27,79 24.261 12,73 13.136 13,21 Theo thời hạn

Ngắn hạn 138.276 178.011 199.142 92.682 105.263 39.735 28,74 21.131 11,87 12.581 13,57 Trung vài dài hạn 10.808 12.512 15.642 6.763 7.318 1.704 15,77 3.130 25,02 555 8,21

Theo loại hình kinh tế

Khách hàng cá nhân 104.358 134.323 150.348 66.731 78.947 29.964 28,71 16.025 11,93 12.216 18,31 Khách hàng doanh nghiệp 44.726 56.200 64.436 32.714 33.634 11.474 25,65 8.236 14,65 920 2,81

Theo ngành kinh tế

Nông -lâm - ngư nghiệp 4.864 6.342 5.235 2.057 2.967 1.478 30,39 (1.107) (17,46) 910 44,24

Công nghiệp 38.222 52.811 58.974 30.488 32.467 14.589 38,17 6.163 11,67 1.979 6,49

Xây dựng 9.608 18.417 11.336 5.280 4.145 8.809 91,68 (7.081) (38,45) (1.135) (21,50) Thương nghiệp – dịch vụ 79.034 108.233 131.665 57.969 70.810 29.199 36,95 23.432 21,65 12.841 22,15

Khác 17.356 4.720 7.574 3.651 2.192 (12.636) (72,80) 2.854 60,47 (1.459) (39,96)

Theo tài sản đảm bảo

Tín chấp (Không có TSĐB) 2.878 1.890 1.021 432 345 (988) (3,43) (869) (45,98) (87) (20,14) Bất động sản 110.203 141.547 151.546 65.746 70.342 31.344 28,44 9.999 7,06 4.596 7,70

Động sản 30.678 37.568 48.354 23.134 29.067 6.890 22,46 10.786 28,71 5.933 25,65

35

Có được kết quả này là do công tác thu hồi nợ của chi nhánh diễn ra thuận lợi do cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, giám sát việc sử dụng món vay và việc trả nợ của các khách hàng cá nhân. Mặt khác nguyên nhân là do chính sách tín dụng của ngân hang là nhắm tới các khoản vay tiêu dùng, sản xuất ở quy mô nhỏ làm doanh số cho vay đối với thành phần cá thể lớn kéo theo doanh số thu nợ của thành phần này cũng tăng lên.

Doanh số thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp

Qua bảng ta thấy doanh số thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp của OCB Kiên Giang tăng dần trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng 2013. Cụ thể doanh thu nợ khách hàng doanh nghiệp năm 2011 đạt 56.200 triệu đồng, tăng 25,65% so với năm 2010 và đến năm 2012 đạt 64.436 triệu đồng, tăng 14,65% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ đạt 33.634 triệu đồng, tăng 2,81% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do địa bàn thành phố Rạch Giá chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp, các doanh nghiệp này hoạt động trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ và du lịch. Nhờ chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, chủ động điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường nên đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Do đó, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đối với thành phần này dễ dàng hơn và liên tục tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Nông- lâm- ngư nghiệp

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy giai đoạn năm 2010-2012, và 6 tháng đầu nằm 2013 các khoản tín dụng thu hồi về được đối với ngành này đều có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ đối với ngành này đạt 6.242 triệu đồng, tăng 30,39% so với năm 2010, năm 2012 chỉ đạt 5.235 triệu đồng, giảm 17,46% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2.967, tăng 44,24% so với cùng kì năm 2012.

Nguyên nhân là do trong năm 2012 ngành thủy sản của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm, do người dân nuôi trồng không theo quy hoạch… khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, chi phí đầu vào cho thức ăn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Mặc dù chính phủ đã ban hành hàng loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy ngành kinh tế này. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vừa qua đã đưa một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên tình hình sản xuất của người dân vẫn bị bị thua lỗ nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

36

Bước sang năm 2013, doanh số cho vay đối với ngành này tăng trở lại là do ngân hàng rất thận trọng đối với ngành này, chỉ cho vay đối với những khách hàng quen thuộc, có uy tín… bên cạnh đó cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đạt nhiều kết quả khả quan.

Công nghiệp

Doanh số thu nợ ngành công nghiệp của OCB Kiên Giang tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 đạt 52.811 triệu đồng, tăng 38,17% so với năm 2010, năm 2012 đạt 58.974 triệu đồng tăng 11,67% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 32.467 triệu đồng, tăng 6,49% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng trong những năm qua đã chủ động tăng các khoản cho vay trong lĩnh vực công nghiệp. Từ đó, các đơn vị sản xuất gặp nhiều thuận lợi dẫn đến tình hình thu nợ của ngân hàng tốt hơn. Năm 2011 nền kinh tế địa phương chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, đây là ngành được sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, nên làm cho hoạt động kinh doanh của ngành khá thuận lợi khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng, làm tăng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp trong ngành. Nhìn chung công nghiệp chế biến là một ngành đầy tiềm năng phát triển của tỉnh Kiên Giang, vì ngành này có nguồn nguyên liệu đầu vào tại chỗ rất phong phú và đa dạng, hiệu quả hoạt động của ngành trong những năm qua rất khả quan nên nguồn vốn đầu tư cho ngành này được thu hồi rất dễ dàng góp phần đẩy doanh số thu nợ trong ngành này liên tục tăng lên.

Xây dựng

Năm 2011, DSTN lĩnh vực này đạt 18.417 triệu đồng, tăng 91,68% so với năm 2010, năm 2012 đạt 11.336 triệu đồng, giảm 38,45% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 4.145 triệu đồng, tăng 22,50% so với cùng kì năm 2012. Từ năm 2011 trở đi, ngân hàng đã chủ trương cắt giảm các khoản cho vay đối với ngành xây dựng, chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng cá nhân trong việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa, hầu như không cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có mục đích đầu tư xây dựng lớn.

Thương nghiệp - dịch vụ

Năm 2011, doanh số thu nợ lĩnh vực này đạt 108.233 triệu đồng, tăng 36,95% so với năm 2010, năm 2012 đạt 131.665 triệu đồng, tăng 21,65% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 70.810 triệu đồng, tăng 22,15% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố trong những năm qua đang rất thịnh vượng vì khi đời sống người dân ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu thương mại và dịch vụ càng tăng lên. Bên cạnh đó, do doanh số cho vay cũng tăng liên tục,

37

công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng của Chi nhánh ngày càng tốt hơn, cũng như khách hàng có thiện chí trả nợ đúng hạn.

4.2.2.4 Doanh số thu nợ theo tài sản đảm bảo

Doanh số thu nợtheo hình thức đảm bảo bằng tín chấp giảm qua từng năm. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với hình thức đảm bảo này giảm.

Bên cạnh đó, doanh số thu nợ đối với khách hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản tăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh việc hạn chế cho vay đối với khách hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản, các cán bộ ngân hàng thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách, đôn đốc nhắc nhở nên doanh số thu nợ vẫn duy trì tăng trưởng tốt.

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 42 - 47)