Định hướng phát triển của ngân hàng năm 2013

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 31)

Góp phần xây dựng Ngân hàng Phương Đông trở thành Ngân hàng đa năng với cốt lõi là Ngân hàng bán lẻ, đến năm 2015 là một trong 10 Ngân hàng cổ phần tốt hàng đầu Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính.

Xây dựng một tập thể cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, năng động, hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, trên cơ sở

22

đó đưa ra các giải pháp thiết thực, tối ưu hóa các giá trị cho khách hàng và nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.

Đẩy mạnh công tác huy động vốn. Ngoài các phương thức huy động của Ngân hàng cấp trên, nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị hiếu các đối tượng dân cư để xây dựng và thực hiện thêm chương trình huy động của riêng tỉnh. Nâng cao năng lực tài chính, ra sức phấn đấu và hoàn thành mức tài chính được giao: thực hiện biện pháp nâng cao mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra, thực hiện tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh, chấp hành tốt theo dự toán của tỉnh phê duyệt.

Thực hiện tốt công tác phân tích, phân loại nợ xấu, xử lý triệt để theo quy định của Trụ sở chính, tiến tới lành mạnh tài chính, cũng cố năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.

Hệ thống máy rút tiền tự động (ATM) còn khá ít, hầu như máy chỉ được lắp đặt tại chi nhánh trên địa bàn. Điều này làm giảm sức cạnh tranh về dịch vụ thẻ cũng như mất đi một lợi thế trong việc quảng bá hình ảnh ngân hàng qua máy ATM. Cấp lãnh đạo hiện đang rất chú trọng về vấn đề này.

23

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA OCB KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Ngoài vốn điều chuyển từ Hội sở thì nguồn vốn huy động chiếm một vị trí quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động được chi nhánh huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: tiền nhàn rỗi của cá nhân, gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ,.... Vốn huy động được càng lớn sẽ giúp chi nhánh chủ động cho vay và tạo ra lợi nhuận cho mình. Ở Kiên Giang, trong những năm vừa qua đã chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại, vừa cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và các dịch vụ tiện ích, vừa cạnh tranh lãi suất và các chương trình khuyến mãi.

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của OCB Kiên Giang giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng, % Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 36.451 63.045 60.945 26.594 72,96 (2.100) (3,33) Vốn điều chuyển 96.414 99.089 123.078 2.675 2,77 23.989 24,21 Tổng nguồn vốn 132.865 162.134 184.023 29.269 22,03 21.889 13,5

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của OCB Kiên Giang năm 2010-2012

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, OCB Kiên Giang phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế từ đó Ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở chính. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động nên chi nhánh càng hạn chế được vốn điều chuyển càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.

Đa số các ngân hàng Thương mại, không chỉ riêng gì OCB Kiên Giang, nếu chỉ sử dụng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng thì không thể đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng và càng không thể có nguồn tài chính dồi dào để có thể mở rộng mạng lưới hoặc phát triển các chiến lược kinh doanh của mình. Vốn vay từ ngân hàng cấp trên tăng hay giảm là do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nguồn vốn vay từ Hội sở đã góp phần làm tăng lợi nhuận cho chi nhánh nhờ lãi suất hợp lí. Tuy

24

nhiên nếu công tác huy động vốn đa số dựa vào vay của Hội sở, điều này không tốt lắm vì nó sẽ giảm tính chủ động của chi nhánh trong việc đầu tư cho vay vốn.

Từ bảng số liệu cho thấy, vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của chi nhánh qua các năm. Tổng nguồn vốn chi nhánh năm 2011 là 162.134 triệu đồng, tăng 22,03% so với năm 2010 và đến năm 2012 là 184.023 triệu đồng, tăng 13,5% so với năm 2011, trong đó vốn điều chuyển luôn chiếm gần 60-70% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy năng lực tài chính của chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn từ Hội sở chính. Đặc biệt, năm 2012 vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt 60.945 triệu đồng, giảm 3,33% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 được xem là năm khó khăn rất lớn đối với hoạt động ngân hàng. Tổng cầu suy giảm gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kéo theo đó là tồn kho lớn, thu nhập của người dân giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng, đến thanh khoản của hệ thống, gây ách tắc tín dụng và làm ngưng trệ dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế.

Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của OCB Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng 2013

ĐVT: Triệu đồng,%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của OCB Kiên Giang, 6T-2012 và 6T-2013

Trong 6 tháng đầu năm 2013, với khả năng bắt kịp sự chuyển biến nền kinh tế, công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan hơn, đạt 202.234 triệu đồng, tăng 39,62% so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua phân tích tình hình nguồn vốn của OCB Kiên Giang giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013, ta thấy mặc dù nguồn vốn huy động có giảm nhẹ ở thời điểm năm 2012 nhưng khi bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2012, OCB Kiên Giang đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng các loại hình dịch vụ, kinh doanh và có những biện pháp làm tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nền tảng cho việc kinh doanh, phát huy các tiềm năng về vốn, mà vốn huy động là một vấn đề phức tạp. Trong thời buổi kinh tế thị trường khó khăn hiện nay, để thu hút được vốn là hết sức khó khăn, OCB Kiên Giang phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác trên địa bàn. Do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm của ban lãnh đạo và các nhân viên

Năm Chênh lệch 6T2013 /6T2012 Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 Số tiền % Vốn huy động 62.465 76.466 24.001 45,75 Vốn điều chuyển 82.378 125.768 33.390 36,14 Tổng nguồn vốn 144.843 202.234 57.391 39,62

25

của chi nhánh để đề ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư nhiều hơn vì đây là nguồn tiền ổn định, ít rủi ro để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA OCB KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.2.1 Doanh số cho vay

Công tác huy động vốn đã khó khăn, sử dụng làm sao cho hiệu quả đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng lại càng khó hơn. Với phương châm hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên sau khi huy động được vốn thì đòi hỏi những nhà quản trị Ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn đó làm sao để có thể tạo ra lợi nhuận, hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp chi phí kinh doanh. Trong công tác sử dụng vốn của các NHTM, thì hoạt động thường được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu chính là hoạt động tín dụng, vì đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng (chiếm hơn 80% tổng thu nhập của Ngân hàng).

Trong những năm qua, T.p Rạch Giá không ngừng phát triển với nhiều lĩnh vực khác nhau, số lượng các doanh nghiệp tăng lên đáng kể nên nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh là rất cao. Bên cạnh đó, hoạt động Ngân hàng trên địa bàn hiện nay cũng rất sôi nổi. Vì thế, để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì OCB Kiên Giang đã không ngừng đa dạng hóa hoạt động tín dụng của mình thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng thuộc nhiều đối tượng khác nhau mà đặc biệt là các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa trực tiếp phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Thời gian gần đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Thực hiện định hướng phát triển của ngành, OCB Kiên Giang thường xuyên bám sát các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương để hoạt động tín dụng có hiệu quả.

26

Bảng 4.3 Doanh số cho vay của OCB Kiên Giang giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của OCB Kiên Giang giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013

Chênh lệch Năm

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng doanh số cho vay 154.423 200.307 224.367 103.814 117.679 45.884 29,71 24.062 12,01 13.865 13,36 Theo thời hạn

Ngắn hạn 143.589 185.701 207.146 96.428 109.206 42.112 29,32 21.445 11,55 12.778 13,25 Trung vài dài hạn 10.837 14.606 17.221 7.386 8.473 3.769 34,77 2.615 17,90 1.087 14,72

Theo loại hình kinh tế

Khách hàng cá nhân 117.389 152.037 156.882 75.502 80.607 34.648 29,51 4.845 3,19 5.105 6,76 Khách hàng doanh nghiệp 37.034 48.270 67.485 28.312 37.072 11.236 30,33 19.215 39,81 8.760 30,94 Theo ngành kinh tế Nông-lâm-ngư nghiệp 1.840 3.281 2.827 1.807 2.066 1.441 73,32 (454) (13,83) 259 14,33 Công nghiệp 41.692 56.250 60.947 28.227 30.773 14.558 34,92 4.697 8,35 2.546 9,02 Xây dựng 9.775 19.612 11.872 5.512 3.600 9.837 100 (7.740) (39,47) (1.912) (34,68) Thương nghiệp-dịch vụ 78.311 113.798 136.851 62.804 67.843 35.487 45,32 23.053 20,25 5.039 8,02 Khác 18.805 7.366 11.870 5.464 5.700 (11.439) (60,82) 4.504 61,15 54 0,98

Theo tài sản đảm bảo

Tín chấp 3.442 2.029 1.289 508 403 (1.413) (41,05) (740) (36,47) (105) (20,70)

Bất động sản 114.096 145.322 156.097 68.746 72.098 31.226 27,36 10.775 7,4 3.352 4,86

Động sản 32.765 40.897 50.657 26.345 30.678 8.132 24,82 9.760 23,86 4.333 16,48

27

Doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kì năm ngoái. Do nền kinh tế dần dần được phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nhu cầu đầu tư, tái đầu tư của người dân tăng cao nên nhu cầu vay vốn cũng gia tăng liên tục. Doanh số cho vay của OCB Kiên Giang năm 2011 đạt 200.307 triệu đồng, tăng 27,91% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 224.367 triệu đồng tăng 12,01% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 117.679 triệu đồng tăng 13,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng thường xuyên mở rộng hoạt động cho vay đến nhiều đối tượng khách hàng nên số lượng khách hàng đến vay vốn ngày càng tăng. Nếu so sánh với việc tăng đầu tư ngân sách khi kích cầu năm 2009 (gói kích cầu 160.000 tỷ đồng) và tín dụng dễ dãi năm 2010, năm 2012 nhà nước đã có gói hỗ trợ doanh nghiệp 29.000 tỷ đồng (không phải là gói kích cầu). Mặc dù trong năm 2012 có không ít những khó khăn trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhưng OCB Kiên Giang không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân nên đã làm cho doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước. Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Doanh số cho vay tăng thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Doanh số cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn của OCB Kiên Giang luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 70% tổng doanh số cho vay và có xu hướng tăng qua các năm do ngân hàng chú trọng việc cho vay ngắn hạn để hạn chế RRTD, nhất là khi tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và đầy biến động như hiện nay.

Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 185.701 triệu đồng, tăng 29,32% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 207.146 triệu đồng, tăng 11,55% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 109.206 triệu đồng, tăng 13,25% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong thời gian qua các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp cần bổ sung thêm vốn lưu động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, ngân hàng thực hiện mục tiêu chính sách và hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông

28

nghiệp và nông thôn. Từ đó tạo điều kiện cho người dân vay vốn tại ngân hàng và góp phần làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn.

Doanh số cho vay trung và dài hạn

Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị. Việc cấp tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay, năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 14.606 triệu đồng, tăng 34,77% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 17.221 triệu đồng, tăng 17,90% so với năm 2011, 6 tháng năm 2013 đạt 8.473 triệu đồng, tăng 14,72 so với 6 tháng 2012.

Nguyên nhân do ngân hàng luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, trên cơ sở xây dựng các chương trình tín dụng như: tập trung đầu tư cho vay các ngành kinh tế trọng điểm, ưu tiên đối với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi, đạt hiệu quả kinh tế cao. Các khoản vay trung và dài hạn liên tục tăng qua các năm, khu đô thị lấn biển Thành phố Rạch Giá đã đi vào hoạt động, ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển, nhiều công trình xây dựng qui mô lớn như siêu thị Coop Mark An Bình, siêu thị Metro… đặc biệt với thế mạnh là du lịch dịch vụ, công nghiệp sản xuất và chế biến nông lâm sản đã thu hút một lượng lớn doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.

Tóm lại doanh số cho vay của OCB Kiên Giang tăng lên liên tục qua các năm đã thể hiện được bước đột phá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho OCB Kiên Giang, vị thế của Ngân hàng ngày càng vững mạnh tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế

Nhằm đa dạng hóa tối đa khách hàng vay vốn của mình, OCB Kiên Giang luôn mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế để vừa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro. Trong

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh kiên giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)