Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng nhân dân không thể trực tiếp thực hiện mà phải ủy quyền cho chủ thể đại diện cho mình thực hiện. Nhưng khi được ủy quyền thì người đại diện cho nhân dân có thể sử dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích riêng cho mình. Như vậy, nhân dân không những không thực hiện được quyền làm chủ của mình mà còn bị xâm hại đến lợi ích của bản thân, do đó, nhân dân phải chủ động kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện cho mình và buộc họ thực hiện quyền lực vì lợi ích của mình. Nếu nhân dân thụ động, thiếu trách nhiệm, trình độ thấp hoặc không có cơ chế để nhân dân thực hiện sự giám sátthì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự lạm dụng quyền lực của nhà nước.
Vai trò quan trọng của sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động nhà nước đã được khẳng định trong lịch sử cũng như hiện tại. Trong Hiến pháp của hầu hết các nước đều khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, quyền thiết lập nên quyền lực nhà nước và giám sát quyền lực nhà nước vì nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Nhân dân giám sát thông qua các quy định trong Hiến pháp, pháp luật, thông qua những thiết chế xã hội hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp là một trong những điều kiện để đảm bảo sự giám sát của nhân dân. Sự giám sát của nhân dân đối với
94
hoạt động của nhà nước bảo đảm tính khách quan trong quá trình hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước, bảo đảm sự thống nhất, phối hợp hiệu quả giữa những phương thức giới hạn quyền lực trong nội bộ nhà nước với phương thức giám sát của nhân dân. Hoàn thiện cơ chế nhân dân giám sát hoạt động của nhà nước trực tiếp góp phần ngăn chặn tình trạng tha hoá quyền lực, đặc biệt là căn bệnh quan liêu, tham nhũng - căn bệnh phổ biến trong chính phủ của hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì thông qua sự giám sát của nhân dân không chỉ trực tiếp giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý tham nhũng mà quan trọng là nó còn tạo ra một áp lực xã hội có tính thường trực, đủ lớn để không thể tham nhũng.
Để đảm bảo nhân dân có thể tham gia vào quá trình giám sát quyền lực nhà nước cần phải xây dựng được các thể chế như: Tự do, tự chủ, công khai trong bầu cử để lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vào đời sống chính trị và lựa chọn người đứng đầu đại diện; nhân dân có quyền bãi miễn nếu đại diện tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng. "Để ngăn chặn chuyển hóa của nhà nước và các cơ quan của nhà nước, từ chỗ là công bộc của xã hội thành ông chủ đứng trên đầu xã hội – sự chuyển hóa không thể tránh từ trước đến nay trong tất cả các chế độ - công xã đã áp dụng hai biện pháp rất chính xác. Thứ nhất, tất cả những chức vị quản lý, tư pháp, giáo dục nhân dân đều giao cho những người phổ thông đầu phiếu bầu ra.Ngoài ra, các cử tri có quyền bãi miễn bất cứ lúc nào những người mình bầu ra" [34, tr.95-96]. Tổ chức cho nhân dân hoặc đại biểu của nhân nhân giám sát quá trình ra chính sách, thực thi chính sách và kiểm tra đánh giá chính sách. Hàng năm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với một số chức danh cán bộ chủ chốt và đưa công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng. Mở rộng các loại hình dân chủ trực tiếp như trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền đảm bảo quyền khiếu kiện của nhân dân. Khiếu kiện được xác định là
95
một trong những quyền cơ bản của nhân dân. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (10/12/1948) ghi nhận: Mọi người đều có quyền khiếu nại hữu hiệu đến cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền, chống những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp hoặc luật pháp quy định. Các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm xem xét, đôn đốc giải quyết kịp thời, kể cả những khiếu kiện nặc danh và việc khiếu kiện được giám sát chặt chẽ bởi một hệ thống cơ quan độc lập do nhà nước lập ra. Sự giám sát của nhân dân bao trùm lên toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước gồm tất cả các cơ quan nhà nước thuộc ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động giám sát diễn ra thường xuyên, liên tục trong phạm vi quốc gia và địa phương là phương thức hiệu quả để hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
Điều 4, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình" [23]. Đây là nội dung mới quan trọng, hiến định vai trò giám sát của nhân dân đối với Đảng. Mặt khác, trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Việt Nam chỉ do một Đảng lãnh đạo, nên Bộ máy nhà nước ta chịu sự giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, hoạt động giám sát của nhân dân đối với Bộ máy nhà nước Việt Nam là tối cao và toàn diện, nó thể hiện trên những khía cạnh sau:
-Nhân dân xem xét, đánh giá phẩm chất năng lực của các đại biểu dân cử gồm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Họ do nhân dân lựa chọn và bầu vào các cơ quan quyền lực nhà nước, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Theo quy định hiện hành, nhân dân có quyền xem xét, đánh giá tư cách của các đại biểu có xứng đáng với sự tín nhiệm của
96
nhân dân hay không. Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp có thể bị bãi nhiệm khi không còn sự tín nhiệm của nhân dân.
- Trực tiếp tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội: Với quan điểm của Đảng ta là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhân dân có quyền tham gia ý kiến với nhà nước về những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhân dân cũng có quyền trực tiếp tham gia các hoạt động của bộ máy nhà nước trong cách quản lý đời sống kinh tế - xã hội giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức đời sống cộng đồng ở cơ sở. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã phường, thị trấn, trong doanh nghiệp, trong cơ quan đơn vị tổ chức hành chính sự nghiệp. Những nghị định này tạo cơ sở pháp lý để nhân dân được biết, được bàn trước khi cơ quan, tổ chức ra quyết định hoặc có những việc nhân dân được tự quyết định và thực hiện. Đó chính là yếu tố của quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước.
- Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo của công dân. Thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo chính là việc nhân dân phát hiện ra những việc làm sai trái, những hành vi vi phạm pháp luật thông qua một trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Qua đó góp phần đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước được đúng đắn, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước. Có thể nói việc thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo là biểu hiện cao độ cho quyền làm chủ của nhân dân là một hình thức hữu hiệu để nhân dân giám sát bộ máy nhà nước.
- Thông qua hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân. Đây là tổ chức do nhân dân và tập thể những người lao động bầu ra ở xã phường, thị trấn, cơ quan đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước. Thông qua tổ chức này nhân dân trực tiếp giám sát việc chấp hành pháp luật trong phạm vi địa
97
phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, giám sát hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thủ trưởng cơ quan đơn vị.
- Thông qua các hội, đoàn thể, thực hiện chức năng phản biện xã hội đối với hoạt động của những cơ quan, công chức nhà nước.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, hạn chế quyền lực không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra, kiểm sát hay bởi các cơ quan quyền lực trung ương và địa phương kiểm soát lẫn nhau, mà điều quan trọng là phải để cho chính nhân dân giám sát các cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân là người đã giao quyền của mình cho các cơ quan nhà nước thì nhân dân phải có quyền giám sát các cơ quan đó. Trong lần nói chuyện với nông dân Hưng Yên về làm việc đê điều, Người cho rằng có nhân dân kiểm soát thì mới tránh được cán bộ cơ quan nhà nước lạm dụng để tư túi tiền công quỹ dành cho đắp đê. Người nói: "Dân chúng có quyền kiểm soát việc làm để đề phòng những việc nhũng lạm có thể xảy tới" [46, tr.154]. Nhân dân tham gia giám sát quyền lực sẽ loại bỏ được các cán bộ "lên mặt làm quan cách mạng, hoặc độc hành độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư. Thậm chí dùng pháp công để báo thù tư" [45, tr.21]. Như vậy, chỉ khi nhân dân thật sự tham gia giám sát các cơ quan quyền lực nhà nước thì họ mới giữ vững được vị trí chủ thể quyền lực đích thực của mình.
Quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước và cán bộ công chức nhà nước là một nội dung quan trọng của quyền làm chủ của nhân dân theo quy định của Hiến pháp 2013. Đây cũng là biện pháp quan trọng hàng đầu bảo đảm sự bền vững của chế độ Nhà nước ta, khẳng định thêm truyền thống chính trị vì dân ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo tiền đề tiếp tục xây dựng và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân và Nhà nước.
2.1.9. Các phương thức khác hạn chế sự lạm dụng quyền lực từ bên ngoài nhà nước
98
* Hạn chế bằng truyền thông đại chúng
Để thực hiện có hiệu quả giới hạn quyền lực từ bên ngoài nhà nước thì vai trò truyền thông, ngôn luận trong kiểm soát quyền lực hết sức quan trọng, được xem là vũ khí sắc bén trong việc vạch trần các hoạt động lạm dụng quyền lực, biến chất, suy đồi đạo đức, trục lợi cá nhân, tổ chức làm phương hại đến lợi ích của cộng đồng xã hội. Một nhà chính trị học người Mỹ nổi tiếng, A.Tocquevile đã viết: "Một Chính phủ của đại chúng mà lại không có những thông tin dành cho đại chúng thì không khác gì là một sự mở đầu cho một tấn hài kịch hoặc bi kịch hoặc có lẽ cả hai" [78, tr.55]. Trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng có vai trò rất quan trọng đối với đời sông xã hội. Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản là quá trình truyền tin mà thông qua các hoạt động của nó, hệ thống chân lý, giá trị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì. Hơn nữa, truyền thông đại chúng là một biện pháp để công khai, minh bạch hoạt động quyền lực nhà nước trước nhân dân. Truyền thông đại chúng có ưu thế rõ rệt, ngoài các chức năng phổ biến khác thì truyền thông đại chúng: "thực hiện hai chức năng chính: Thứ nhất, thông báo cho công chúng biết các nhà lãnh đạo của mình đang làm gì. Thứ hai, giám sát các hành động của Chính phủ" [27, tr. 227]. Cung cấp thông tin nhanh, rộng, toàn diện và công khai chính là truyền thông đã thể hiện một khía cạnh của mình đó là hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước. Phương tiện truyền thông đại chúng là diễn đàn để người dân bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình. Thông tin là yếu tố quan trọng trong quan hệ đại diện giữa nhà nước và nhân dân, là chìa khóa của minh bạch và trách nhiệm. Thiếu thông tin, công chúng không thể biết các đại diện đã hoạt động nhân danh mình như thế nào, không hiểu là thế nào và tại sao các quyết định lại được đưa ra nhân danh họ. Quyền được tiếp cận thông tin cho phép các cử tri chất vấn, chỉ trích và ngăn cản các hành động của Quốc hội và các đại biểu mà họ
99
không đồng tình. Các phương tiện truyền thông đại chúng luôn gắn liền với tự do ngôn luận, tự do báo chí, mà tự do ngôn luận và tự do báo chí luôn gắn liền với thể chế chính trị, pháp lý của mỗi quốc gia. Vì vậy, thể chế đó sẽ chi phối và quyết định mặt tích cực hay tiêu cực của truyền thông đại chúng. Nếu cơ chế tự do, dân chủ thì truyền thông có tác dụng rất mạnh mẽ đến công luận, đến chính phủ, các nhà chính trị, các đảng phái ... và đó là một hình thức đồng thời là một phương tiện hữu hiệu để nhân dân giám sát hoạt động của nhà nước.
* Hạn chế bằng các đảng phái chính trị đối lập
Ở các nước dân chủ tư sản trên thế giới, các đảng phái chính trị đối lập là công cụ để hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước của đảng cầm quyền. Trong các cuộc bầu cử, đảng nào nhận được đa số sự ủng hộ của quần chúng nhân dân thì đảng đó lên nắm chính quyền, vì vậy, đảng chính trị luôn đại diện cho giai cấp, tầng lớp, nhóm lợi ích trong xã hội và việc thu hút sự ủng hộ của cử tri thì luôn là mục tiêu càng nhiều càng tốt, thậm chí việc tranh giành sự ủng hộ của cử tri đảng đối lập cũng là ưu tiên của bất kỳ đảng phái nào. Sự ra đời và phát triển của các đảng phái chính trị có liên quan chặt chẽ tới sự tồn tại của các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội, các nhóm lợi ích này hoặc hậu thuẫn hoặc kiểm soát, chi phối, lãnh đạo và hạn chế quyền lực của đảng cầm quyền tùy theo tương quan lực lượng giữa các đảng phái. Các đảng phái chính là các lực lượng chính trị đại diện cho các bộ phận nhân dân đấu tranh, tranh giành quyền lực nhà nước với nhau và với đảng cầm quyền. Hoạt động đảng phái chính trị rộng rãi, cạnh tranh theo luật cùng với cơ chế bầu cử dân chủ người đứng đầu nhà nước, đứng đầu Nghị viện (Quốc hội)... là những nội dung có ý nghĩa quan trọng để nhân dân giám sát quyền lực nhà nước có hiệu quả. Do vậy, cơ chế phải có đảng đối lập là một phương thức để
100
nhân dân hạn chế quyền lực nhà nước ở các nhà nước dân chủ pháp quyền tư sản..
* Hạn chế bằng cách thông qua hoạt động của các tổ chức trong xã hội
Đầu tiên phải kể đến vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc giới hạn quyền lực từ bên ngoài nhà nước: các tổ chức này đóng vai trò đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội; tham gia giám sát, phản biện quyền lực nhà nước trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách, quyết định quan trọng về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bày tỏ chính kiến của mình làm cho quyết định của nhà nước hợp với lòng dân, góp phần tạo ra và đảm bảo sự đồng thuận của xã hội, đoàn kết toàn dân, từ đó nhân dân và nhà nước ngày càng thống nhất, gắn bó với nhau. Như vậy, ngoài chức năng là đại diện lợi ích cho các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau trong việc thảo luận và phản biện các chính sách