Tư pháp độc lập

Một phần của tài liệu Tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước luận văn ths luật (Trang 87 - 93)

Theo lý thuyết hợp hiến thì một quốc gia được coi là hợp hiến khi có cơ quan tư pháp độc lập, đây cũng là một trong những tiêu chuẩn của nhà nước pháp quyền. Đồng thời để xây dựng được cơ chế bảo hiến hiệu quả thì độc lập tư pháp là một yêu cầu bắt buộc. Trong lý thuyết phân quyền để hạn chế được sự lạm quyền của nhà nước thìquyền lực phải được chia thành ba bộ phận là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Theo đóquyền tư pháp là quyền bảo vệ luâ ̣t pháp, đảm bảo cho pháp luâ ̣t đư ợc thực hiện và chống lại các hành vi vi phạm pháp luâ ̣t . Thiết chế tổ chức thực hiện quyền tư pháp là Tòa án và Viện kiểm sát. Thông qua việc thực hiện chức năng của mình trong nhà nước pháp quyền cơ quan tư pháp thực hiện vai trò kiểm soát để chống lạm quyền của cả cơ quan lâ ̣p pháp và hành pháp trong vi ệc ban hành và thực thi luâ ̣t pháp. Việc áp dụng chế tài trong hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp

83

không phải là mục đích tự thân của quyền tư pháp. Mà mục tiêu chính của nó là bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, chính là đảm bảo trâ ̣t tự pháp luâ ̣t, trâ ̣t tự an ninh xã hội và sự tự do của công dân. Toà án là cơ quan tư pháp quan trọng nhất để thực hiện quyền tư pháp. Hoạt động của Toà án phân chia theo các cấp xác định từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm và cuối cùng là cấp tối cao. Các Toà án chỉ có thể hoạt động có hiệu quả và thực hiện tốt các chức năng của của mình nếu như các Thẩm phán có sự độc lâ ̣p th ực sự mà trước hết là trong mối quan hệ với các cơ quan lâ ̣p pháp và hành pháp . Khi một Thẩm phán buộc phải là người phụ thuộc (kể cả vâ ̣t chất lẫn tinh thần), buộc là người “cầu xét” cơ quan lâ ̣p pháp hay hành pháp (chế độ lương, đãi ngộ...) thì khó có thể nói đến sự độc lâ ̣p thực sự. Sự độc lâ ̣p của các Thẩm phán phải được củng cố bằng sự độc lâ ̣p c ủa các Toà án. Khác với lâ ̣p pháp và hành pháp, hoạt động tư pháp không những nhân danh nhà nước mà còn nhân danh công lý. Phán quyết của Toà án có hiệu lực bắt buộc đối với mọi chủ thể liên quan. Thông qua hoạt động tư pháp hoạt động phán xét , mục đích, ý nghĩa của các quy phạm pháp luâ ̣t đư ợc đảm bảo thực hiện tạm thời qua cơ sở thực tiễn thấy được hiệu quả pháp luâ ̣t, từ đó có những hướng hoàn thiện cho hệ thống pháp luâ ̣t.

Quan niệm về quyền tư pháp trong lý thuyết phân quyền ở trên cũng tương đồng với quan niệm về quyền tư pháp hiện đại trên thế giới. Tư pháp được hiểu ở trên thế giới là xét xử- đồng nghĩa với hoạt động của Tòa án để tìm ra công lý, bảo vệ sự công bằng cho tất cả mọi người. Việc Tòa án độc lập với hai ngành cơ quan lập pháp và hành pháp có vai trò rất quan trọng để đánh giá một nhà nước dân chủ. Alexander Hamilton- một trong những nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, đã nhấn mạnh trên tờ Federalist, số 78 rằng

"không thể có tự do, nếu quyền xét xử không được tách khỏi quyền lập pháp và hành pháp... Tự do không e ngại gì một mình tư pháp, nhưng rất sợ sự liên

84

minh của tư pháp với một trong hai cơ quan quyền lực kia" [96]. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều dựa vào tư pháp để giải thích pháp luật và buộc hai nhánh quyền lực còn lại tuân thủ đúng pháp luật cũng như chấp hành đúng các quy định của Hiến pháp.

Trong tuyên bố Bắc Kinh về độc lập tư pháp- đã được thông qua bởi Chánh án Tòa án tối cao của 20 nước, trong đó có Việt Nam, đã khẳng định:

" Cơ quan tư pháp là tổ chức mang giá trị cao nhất của bất kỳ xã hội nào".

"Tuyên ngôn nhân quyền (điều 10) và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Điều 14 (1)) tuyên bố rằng mọi người đều có quyền được xét xử công khai và công bằng bởi một toà án độc lập, có thẩm quyền, khách quan và được thành lập theo pháp luật. Một cơ quan tư pháp độc lập chính là điều kiện không thể thiếu để có thể thực hiện được quyền này"[98].Tính độc lập của tư pháp thể hiện ở việc tòa án phải có quyền quyết định các vụ việc một cách vô tư, không thiên vị, dựa trên bản chất của sự việc và theo pháp luật mà không chịu bất kỳ sự chi phối, tác động, ảnh hưởng nào không phù hợp, hoặc sự dụ dỗ, sức ép, đe dọa hay can thiệp sai trái, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ bất kỳ chủ thể nào, dựa trên bất kỳ lý do nào. Ngoài ra, tòa án còn có quyền tài phán đối với mọi vụ việc thuộc thẩm quyền của mình cũng như có quyền quyết định các vụ việc được trình lên có thuộc chức năng xét xử của mình theo quy định của pháp luật hay không. Tính độc lập của tư pháp còn thể hiện ở việc Nhà nước phải đảm bảo tất cả các cơ quan khác của mình phải tôn trọng và tuân thủ tính độc lập của tòa án. Sự độc lập của tư pháp phải được nhà nước bảo đảm và ghi nhận rõ ràng trong Hiến pháp và pháp luật: "Độc lập tư pháp có nghĩa là: a) Cơ quan tư pháp quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền dựa trên sự đánh giá khách quan của mình về các sự kiện của vụ án và trình độ hiểu biết pháp luật của mình mà không chịu sự tác động sai trái, trực tiếp hay gián tiếp của bất kỳ cá nhân, tổ chức, hay

85

cơ quan nào;b) Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết trực tiếp hoặc xem xét lại đối với tất cả những vấn đề mang tính chất tư pháp"[98].

Một ngành tư pháp độc lập đòi hỏi rằng cả thẩm phán phải được độc lập khi thực thi quyền lực của họ đồng thời cả ngành tư pháp cũng phải độc lập. Thẩm quyền hoạt động của tòa án phải được bảo vệ trước mọi ảnh hưởng của các cơ quan khác của chính phủ, bất kể công khai hay bí mật. Theo Nguyên tắc Hành xử Tư pháp của Bangalore thì tính độc lập của tư pháp bao hàm cả khía cạnh "cá nhân và tập thể bộ máy tư pháp" [96]. Tính độc lập của thẩm pháp có hai cách đảm bảo: Một là thẩm phán phải được bảo vệ không bị đe dọa trả thù, để phán quyết của họ không bị nỗi lo sợ điều khiển. Hai là các phương pháp lựa chọn thẩm phán và các nguyên tắc đạo đức áp dụng đối với họ cần phải được xây dựng sao cho hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tham nhũng và ảnh hưởng khách quan. Tính độc lập của tư pháp cũng cho phép thẩm phán đưa ra những phán quyết đi ngược lại quyền lợi của những nhánh quyền lực còn lại. Bên cạnh hai đảm bảo trên thì một đảm bảo khác cũng quan trọng không kém đó là chế độ đãi ngộ đối với thẩm phán. Việc duy trì một chế độ đãi ngộ tốt về tiền lương là điều kiện bảo đảm quan trọng để thẩm phán cảm nhận được vị trí xã hội, vinh dự nghề nghiệp của mình, yên tâm làm việc và duy trì được sự độc lập trong hoạt động xét xử. Hoa Kỳ - quốc gia có nền tư pháp tiến bộ nhất trên thế giới, đã quy định rất rõ tại Khoản 1 Điều 3 Hiến pháp về chế độ tiền lương của thẩm phán: "Các quan tòa của Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình suốt đời, nếu luôn luôn có hành vi chính đáng. Trong thời gian đã nêu trên, họ được nhận khoản tiền lương cho công việc của mình và khoản tiền này sẽ không bị giảm đi trong suốt thời gian đó" [1, tr.648], trên thực tế thì lương của thẩm phán tại Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với lương công chức hành chính trong Chính phủ và cũng cao gấp 5-6 lần mức thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kỳ [86].

86

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đặt ra nguyên tắc độc lập của cơ quan tư pháp trong Hiến pháp và pháp luật quốc gia, tư pháp độc lập cũng được coi là nguyên tắc phổ quát trong điều ước quốc tế. Nhất là trong nhà nước pháp quyền bắt buộc phải đặt ra yêu cầu cơ quan tư pháp phải được tổ chức và hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này được đề cao như vậy vì tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là phương thức góp phần quan trọng cho việc hạn chế, ngăn chặn sự lạm quyền từ phía Nhà nước.

Mặc dù nguyên tắc độc lập tư pháp đã trở thành một nguyên tắc Hiến định ở Việt Nam, Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: " Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật..." [23]. Nhưng thực hiệnnguyên tắc này vẫn còn rất nhiều hạn chế như:

- Nguyên tắc độc lập của tòa án chưa được tuân thủ một cách triệt để ở nước ta, bởi lẽ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam vẫn phải theo theo nguyên tắc tập quyền. Nguyên tắc tập quyền không thể là cơ sở cho sự độc lập của tòa án bởi nó dẫn đến việc quyết định của tòa án khó tránh khỏi phụ thuộc vào sự chỉ dẫn, sự can thiệp của các cơ quan nhà nước khác.

- Quá trình xét xử của tòa án ở Việt Nam chưa thực sự theo nguyên tắc tranh tụng mà vẫn nặng theo nguyên tắc xét hỏi, luật sư chỉ đóng vai trò thứ yếu. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng lớn giữa các bên tham gia tố tụng, ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động xét xử.

- Kinh phí hoạt động của hệ thống tòa án vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào các cơ quan nhà nước khác, đồng thời phụ thuộc vào các tòa án cấp trên. Tình trạng này khiến cho các tòa án khó tránh khỏi sự tác động của các cơ quan nhà nước khác, cũng như khiến cho các tòa án cấp dưới khó duy trì sự độc lập xét xử với tòa án cấp trên.

87

- Việc bổ nhiệm thẩm phán ở nước ta dựa rất nhiều vào các tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng, trong khi lẽ ra cần nhấn mạnh các tiêu chuẩn về chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Do đó, nhiều thẩm phán được bổ nhiệm nhưng vẫn còn yếu kém về phẩm chất và năng lực. Đó là chưa kể quy trình bổ nhiệm có sự tham gia của quá nhiều chủ thể ngoài ngành, khiến áp lực đè lên các thẩm phán rất lớn, tất yếu khiến họ bị phụ thuộc và không thể giữ được tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp nếu như muốn được bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm.

- Chế độ bổ nhiệm thẩm phán ở nước ta là chế độ theo nhiệm kỳ. Các thẩm phán, mặc dù mức lương có cao hơn so với mức lương chung của các ngành khác, song vẫn thấp so với nhu cầu bảo đảm đời sống và tích lũy cho họ và gia đình. Đây cũng là những yếu tố mà theo kinh nghiệm quốc tế thường có ảnh hưởng lớn đến tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán.

- Ngoài ra, pháp luật nước ta chưa có những quy định cụ thể về việc giữ bí mật nghề nghiệp và quyền miễn trừ của thẩm phán. Điều này có thể gây rủi ro cho các thẩm phán trong hoạt động nghề nghiệp và ảnh hưởng đến việc xét xử độc lập của họ.

Vậy cần phải bảo đảm những yếu tố nào để Tòa án thực hiện được quyền tư pháp, đó cũng chính là sự độc lập tư pháp, sự độc lập của Tòa án trong hoạt động xét xử nhằm thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp như Hiến pháp quy định tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013: "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp"

[23]. Trước nhiệm vụ phát triển, bảo vệ đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn mới, Đảng ta chủ trương ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lấy Tòa án trung tâm, xét xử làm trọng tâm và lấy tranh tụng làm khâu đột phá; trọng tâm của cải cách tư

88

pháp là bảo đảm cho nguyên tắc Tòa án độc lập có hiệu lực trên thực tế.Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược CCTP đến năm 2020 nêu rõ: "Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án". Để Tòa án nhân dân thực hiện đúng đắn quyền tư pháp theo Hiến định, Tòa án nhân dân không chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật để trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật của người dân, mà còn trở thành công cụ để người dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước hành vi vi phạm của các cơ quan công quyền.Bảo đảm cho Tòa án được độc lập, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đã định hướng: "Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính".

Để triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW của Đảng về cải cách tư pháp đến năm 2020 và thực hiện các nội dung mới của Hiến pháp 2013 về các vấn đề liên quan đến Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao đang gấp rút hoàn thiện Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) với nội dung kế thừa các quy định trước đây, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các điều kiện thực tiễn của đất nước, bảo đảm sự độc lập tư pháp, độc lập của Tòa án, để Tòa án hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước luận văn ths luật (Trang 87 - 93)