Rối loạn loâu lan tỏa và rối loạn ám ảnh cưỡng bức(OCD)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 70 - 89)

9. Kết cấu của đề tài

3.4.5. Rối loạn loâu lan tỏa và rối loạn ám ảnh cưỡng bức(OCD)

٭ Về rối loạn lo âu lan tỏa:

Nghiên cứu về biểu hiện RLLALT chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt khi xem xét các yếu tố liên quan (giới tính, năm học, đặc điểm tính cách) với tỷ lệ là 9,3% SV có biểu hiện RLLALT.

64

٭ Về rối loạn ám ảnh cưỡng bức:

Kết quả kiểm định cho thấy, không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm sinh viên có biểu hiện rối loạn ám ảnh cưỡng bức với các biến số độc lập. Trong bài viết về Rối loạn ám ảnh cưỡng bức, Bác sỹ Nguyễn Mạnh Hoàn nhận định về ước tính tỷ lệ OCD phát hiện ở phòng khám ngoại trú khoa tâm thần là trên 10% và khoảng từ 2-3% dân số nói chung. Tìm hiểu OCD theo khía cạnh giới cho thấy tỷ lệ có triệu chứng OCD là 1,7% SV nam và 8,5% SV nữ. Tuy nhiên tỷ lệ này không có sự khác biệt giữa nam và nữ (P > 0.05). Nghiên cứu của Học viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (NIMH) cung cấp những kiến thức mới cho thấy tính phổ biến của căn bệnh này. Kết quả của NIMH cho thấy rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng đến hơn 2% dân số, rối loạn ám ảnh cưỡng bức ảnh hưởng đến tất cả các dân tộc. Nam và nữ có tỉ lệ mắc bệnh như nhau.

Như vậy qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có 9,3% SV có biểu hiện RLLALT và 6,2% SV có biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Cả hai dạng rối loạn trên khi được xem xét các yếu tố liên quan đưa ra một nhận định chung là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Tiểu kết chƣơng 3:

Khảo sát tỷ lệ biểu hiện RLLA của sinh viên trường đại học Điều Dưỡng Nam Định, chúng tôi nhận thấy:

- Tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHĐDNĐ là 39,9%. Trong đó, SV có biểu hiện RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là chiếm 38,4%, mức độ nặng chiếm 1,5%.

- Ở các dạng rối loạn lo âu cụ thể số lượng SV có biểu hiện là khác nhau như: biểu hiện của rối loạn ám sợ đặc hiệu là 37,7%, biểu hiện của rối loạn ám sợ xã hội là 29%, biểu hiện của rối loạn hoảng sợ là 25%. Các dạng RL khác biểu hiện có tỉ lệ thấp hơn: biểu hiện của RL ám sợ khoảng trống: 16,2%, biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa là 9,3 % và biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức:6,2%. Các dạng rối loạn trên khi được xem xét các yếu tố liên quan về giới tính, tình hình kinh tế, nơi ở sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

- Kết quả cho thấy có sự khác nhau về mức độ biểu hiện RLLA về mặt giới tính. Cụ thể là sinh viên nữ có tỉ lệ biểu hiện RLLA cao hơn hẳn nam giới.

65

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Qua quá trình tiến hành tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi xin được đưa ra một số kết luận như sau:

Về mặt lý luận:

- Rối loạn lo âu là một tập hợp các phản ứng sinh lý và tâm lý của cá nhân trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội. Đây là một dạng rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, dai dẳng và kéo dài nhiều ngày về một tình huống có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi trong cuộc sống, đòi hỏi bản thân con người phải có những nỗ lực ứng phó để vượt qua.

- Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng là một tập hợp các phản ứng sinh lý và tâm lý của những cá nhân đang theo học ngành điều dưỡng viên trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội trong môi trường học tập. Đây là một dạng rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, dai dẳng và kéo dài nhiều ngày về một tình huống có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi trong cuộc sống, đòi hỏi bản thân sinh viên phải có những nỗ lực ứng phó để vượt qua.

- Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng được biểu hiện trên hai mặt đó là sinh lý và tâm lý, trong đó mặt biểu hiện tâm lý được thể hiện qua cảm xúc, nhận thức và hành vi.

- Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố khách quan bên ngoài và yếu tố chủ quan bên trong của sinh viên. Trong đó các yếu tố khách quan cơ bản đó là môi trường hợp tập, áp lực học tập, kinh tế xã hội, các yếu tố chủ quan cơ bản là đặc điểm giới, đặc điểm nhân cách, khí chất cá nhân.

- Rối loạn lo âu biểu hiện trên nhiều dạng thể khác nhau như: ám sợ khoảng trống, ám sợ xã hội, ám sợ đặc hiệu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng bức/ám ảnh nghi thức, rối loạn stress sau sang chấn.

66

Về mặt thực tiễn

- Nhóm khách thể nghiên cứu của chúng tôi là các em sinh viên trường ĐHĐDNĐ trong độ tuổi từ 18 đến 25. Do đặc điểm của ngành học nên tỉ lệ đối tượng nam và nữ chênh lệch lớn. Các em có điều kiện kinh tế bình thường chiếm đại đa số.

- Tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHĐDNĐ là 39,9%. Trong đó, SV có biểu hiện RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là chiếm 38,4%, mức độ nặng chiếm 1,5%.

- Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện RLLA giữa các nhóm sinh viên có đặc điểm nhân cách khác nhau cũng như nơi ở khác nhau. Cụ thể: SV sống nội tâm, hay phiền muộn có mức độ lo âu cao hơn SV hiền lành, bình thản, nhanh nhẹn hoạt bát hay nóng tính mà chúng tôi thu được là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về đặc điểm nhân cách trong tâm lý học và cũng phù hợp với tình hình thực tế. SV ở kí túc xá có mức độ lo âu cao hơn SV ở cùng gia đình; SV ở nhà người quen có mức độ lo âu cao hơn SV ở cùng gia đình và cao hơn SV thuê nhà.

- Ở các dạng rối loạn lo âu cụ thể số lượng SV có biểu hiện là khác nhau như: biểu hiện của rối loạn ám sợ đặc hiệu là 37,7%, biểu hiện của rối loạn ám sợ xã hội là 29%, biểu hiện của rối loạn hoảng sợ là 25%. Các dạng RL khác biểu hiện có tỉ lệ thấp hơn: biểu hiện của RL ám sợ khoảng trống: 16,2%, biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa là 9,3 % và biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức:6,2%. Các dạng rối loạn trên khi được xem xét các yếu tố liên quan về giới tính, tình hình kinh tế, nơi ở sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, tỷ lệ sinh viên trường ĐHDDNĐ có biểu hiện của RLLA ở mức tương đối cao và mức độ biểu hiện của RLLA nghiêm trọng không chiếm phần nhiều. Như vậy kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Trong đó, nữ SV có biểu hiện RLLA có tỉ lệ cao hơn nam SV, đặc biệt những sinh viên có mức độ biểu hiện RLLA nặng đều thuộc về sinh viên nữ. SV có biểu hiện RLLA cần nhận ra nguyên nhân gây RLLA cũng như rất cần được trang bị các kĩ năng ứng phó với RLLA để hóa giải những sang chấn trong

67

cuộc sống và học tập, có sự lựa chọn và những quyết định phù hợp đối với những tình huống gặp phải, tăng sự tự tin trong quá trình hình thành nhân cách người cán bộ y tế sao cho phù hợp với xu hướng của xã hội hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với nhà trường:

- Có trung tâm tư vấn sức khỏe tâm lý cho sinh viên, kịp thời hỗ trợ sinh viên rối nhiễu nặng về tâm lý, chú trọng đến sinh viên năm nhất và năm thứ tư.

- Tuyên truyền cho các em về các dấu hiệu biểu hiện của rối loạn lo âu để các em sinh viên hiểu, biết cách phòng ngừa và tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp các vấn đề tâm lý.

- Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao tại trường cũng như thường xuyên tổ chức các hội thi về văn nghệ thể dục thể thao tại trường nhân các ngày lễ lớn nhằm khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động văn thể mỹ.

2.2. Đối với sinh viên.

- Mỗi sinh viên cần phải trang bị những kiến thức về RLLA, chủ động trong việc phòng ngừa và ứng phó với RLLA.

- Chủ động trong việc quản lý thời gian hợp lý giữa học tập, thư giãn, giải trí và hoạt động văn thể mỹ, hoạt động công tác xã hội cũng như nơi ở của mình.

- Khi có RLLA cần sự trợ giúp từ gia đình, thầy cô giáo và các nhà chuyên môn.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ĐỖ THỊ AN (2013), Tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên

trường đại học lao động xã hội, luận văn thạc sĩ tâm lý học, trường đại học

giáo dục, đại học quốc gia hà nội.

2. Huỳnh Hồ Ngọc Anh (2012), Tác động của trị liệu hành vi nhận thức

đến thần chủ có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp, Luận văn thạc sỹ.

3. Võ Văn Bản, (2006), Thực hành điều trị tâm lí, Nxb Y học, trang 277.

4. Bản dịch của Viện Sức khỏe Tâm Thần – Bện viện tâm thần Trung ƣơng

(1999), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi.

5. Nguyễn Thị Bình (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị rối loạn

lo âu lan tỏa, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y HàNội.

6. Lê Duy Biên (2012), Báo cáo hội nghị khoa học kỹ thuật, Bệnh viện Tâm

thần Tiền Giang lần thứ 5, trang 10.

7. Bộ môn Tâm Thần - Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2002), Sức khỏe tâm thần

cộng đồng.

8. Bùi Thị Hạnh Dung (2011), Tìm hiểu biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh

trung học phổ thông ở TP.Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tâm

lý Giáo dục, Trường đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh.

9. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm Lý học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội.

10.Đặng Hoàng Hải (2010), Rối loạn lo âu. Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.

11.Đinh Đăng Hòe, (1997)Tập tài liệu tâm bệnh học, Nxb Y học, trang 37.

12.Bùi Quang Huy (2012), Rối loạn lo âu, Nxb Yhọc.

13.Nguyễn Văn Huy, Đào Thị Minh An, Giang Thạch Thảo (2006), "Thực

trạng lập kế hoạch học tập trong sinh viên đại học Y Hà Nội và một số yếu tố ảnh hưởng". tạp chí y tế công cộng 16, 42-48.

69

14.Nguyễn Công Khanh (2000), “Tư vấn và trị liệu tâm lý cho trẻ em có rối

nhiễu hành vi và khó khăn học đường”, Hội thảo Việt Pháp về tâm lý học Hà Nội.

15.Đặng Bá Lãm – Bahr Weiss (2007), Giáo dục, Tâm lý và Sức khỏe tâm thần

trẻ em Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

16.Trần Thị Thu Mai Và Nguyễn Ngọc Duy trong đề tài “rối loạn lo âu của

sinh viên một số trường sư phạm tại thành phố hồ chí minh” tạp chí khoa học

ĐHSP TPHCM số 11(77) năm 2015

17.Trần Viết Nghị (2003), Các rối loạn liên quan đến stress và điều trị học trong tâm thần, Bộ môn Tâm Thần - Trường Đại học Y Hà Nội.

18.Trần Viết Nghị (biên dịch) (2000), Cơ sở của lâm sang tâm thần học, Nxb

Y học, trang 123.

19.Phan Trọng Ngọ (chủ biên), (2001), Tâm lí học trí tuệ, Nxb ĐHQG Hà Nội

20.Nguyễn Văn Nuôi, Phạm Văn Trụ, Lê Quốc Nam, Lƣơng Mạnh Dũng

(1994), Sổ tay thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần rút gọn IV, NXB Y học Hồ Chí Minh

21.Nguyễn Hằng Phƣơng (2008), “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây

ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông”. luận văn thạc sĩ trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.

22.Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh và Michael Dunne (2009), Nghiên cứu về sức

khỏe tâm thần của SV y tế công cộng và SV điều dưỡng tại đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

23.Nguyễn Viết Thiêm (2003), Các rối loạn liên quan đến stress và điều trị trong tâm thần, tài liệu giảng dạy sau đại học, Đại học Y Hà Nội.

24.Lê Minh Thuận (2011), "Sức khỏe tâm lý sinh viên: nghiên cứu cắt

ngang". Y học thực hành, Bộ Y Tế Xuất Bản, 7, (774), 71-74.

25.Nguyễn Thị Hồng Thúy (2003), Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý

70

26.Nguyễn Hồng Thúy, Trần Thành Nam, Cao Vũ Hùng, Đặng Hoàng

Minh (2003), Nghiên cứu“Ứng dụng mô hình trị liệu nhận thức hành vi cho

20 trẻ em có RLLA và gia đình”.

27.Hoàng Cẩm Tú (1997), “Một số nhận xét rối loạn lo âu trẻ em điều trị tại

khoa tâm bệnh - Viện sức khỏe trẻ em”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa

học Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em.

28.Nguyễn Minh Tuấn (2002), Rối loạn lo âu, Các rối loạn tâm thần chẩn

đoán và điều trị, Nxb Y học.

29.Nguyễn Kim Việt (2009), Lâm sàng và điều trị các rối loạn lo âu, Bộ

môn tâm thần – Đại học Y Hà Nội.

30.Nguyễn Kim Việt (2011), Tập báo cáo và bài giảng Rối loạn trầm cảm, Bộ

môn Tâm Thần trường Đại học Y Hà Nội.

31.Nguyễn Khắc Viện, (2001), Từ điểm tâm lí. Nxb VHTT.

32.Trần Đình Xiêm (1995), Rối loạn lo âu, Đại học Y dược TP. Hồ Chí

Minh, 329 – 346.

Tài liệu nƣớc ngoài - tài liệu tiếng Anh

33.Al-Turkait et al, Relationship between Symptoms of Anxiety and depression

in a Sample of Arab College Students Using the Hopkins Symptom Checklist 25, Original Paper , Psychopathology 2011;44:230–241.

34.Amir A. Khan et al, (2005) Personality and comorbidity of common

psychiatric disorders, British Jouranl of Psychiatry, pp.186,190-196.

35.Andrew R. Getzfeld (2006), Essentials of Abnormal Psychology. John Wiley

& Sons, Inc. Hoboken, New Jersey, USA

36.Andri S. Bjornsson et al, Cognitive- Behavioral group therapy versus

group psychotherapy for social anxiety disorder among college students: A randomized controlled trial, Research Article, Depression and Anxiety 28 : 1034–1042, 2011.

37.Arthur W. Blume et al, The Relationship of Microaggressions With

71

Historically White Institution, Cultural Diversity and Ethnic Minority Psychology, Vol. 18, No. 1, 45–54, 2012.

38.Barlow P. et al (1996), psychological views of anxiety, Journal of

mental health, N017.

39.Barry D. Smith, Harold J. Vetter (2005), Các học thuyết về nhân cách

(Nguyễn Kim Dân dịch), Nxb Văn Hóa ThôngTintr.524- 569.

40.Bayram. N, N Bilgel (2008), "The prevalence and socio-demographic

correlations of depression, anxiety and stress among a group of university students". Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol, 43, (8), 667-672.

41.Bruce F. Chorpita, Modular Cognitive-Behavioral Therapy for

Childhood Anxiety Disorders, the Guilford Press, 2007.

42.Dan J.Stein (2009), “Generalized axiety disorders”, Textbook of

anxiety, American Psychiatric Publishing, Inc, pp. 3, 4, 115-119, 125-

126, 6, 180, 210, 351, 352, 362, 369.

43.Dan J. Stein (2003), Serotonergic neurocircuitry in mood and anxiety

disorders, Taylor & Francis, USA, pp.9,18-20. 25 DSM-IV TM (1996), Diagnostic Cristeria American psychiatric Association Washington DC.

44.E.J.L. Griez, C. Faravelli, David Nutt, Joseph Zohar. Anciety

disorders, coppyright@2001. John Wiley & Sons ltd. Print ISBN 0-471- 97893-6 Electronic ISBN 0-470-84643-7.

45.Hoekstra, H.J, B.B Van Meijel, T.G Van Der Hooft-Leemans ( 2010), "A

nursing career in mental health care: choices and motives of nursing students". Nurse Educ Today, 30, (1), 4-8.

46.Jitender Sareen et al (2005), “Anxiety Disorders Associated With Suicidal

Ideation and Suicide Attempts in the National Comorbidity Survey”, The

Journal of Nervous and Mental Disease • Volume 193, Number 7, July 2005,

Lippincott Williams & Wilkins, USA.

47.Julie Schulz et al (2005), The Diagnosis and Treatment of Generalized

72

48.Kelly A. Johnson, James E. Johson, and Thomas P. P, Social

anxiety, depression, and disorted cognitions in college students,

49.Malizia, A.L, V.J. Cunningham, C.J. Bell, P.F. Liddle, T. Jones, D.J.

Nutt (1998), "Decreased brain GABA(A)-benzodiazepine receptor binding in

panic disorder: preliminary results from a quantitative PET study". Arch Gen Psychiatry,

50.Michael E. Portman (2001), Generalized anxiety disorders across the

lifepans,Springer Publishing

51.Miri Cohen and Hasida Ben-Zur, Michal J. Rosenfeld, Sense of

Coherence, Coping Strategies, and Test Anxiety as Predictors of Test Performance Among College Students,

52.Naiemeh, Seyedfatemi, Maryam Tafreshi, Hamid Hagani (2007),

"Experienced stressors and coping strategies among Iranian nursing students". BMC Nursing, 6, (11), 1-10.

53.Niemi (2006)Medical studenst’ distress – quality, continuily and gender differences during a six – year medical programme”, Medical Teacher, 28:2, 136-141

54.Ni, C, X Liu, Q Hua, A Lv, B Wang, Yan Y (2010), "Relationship between

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 70 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)