Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 48)

9. Kết cấu của đề tài

2.4.4. Phương pháp chọn mẫu

Nhằm đạt được độ hiệu lực bên ngoài, nghiên cứu này được tiến hành lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên: Lấy danh sách các lớp sinh viên sau đó lựa chọn ngẫu nhiên.

- Xác định danh sách học sinh, sinh viên theo các lớp từ năm thứ nhất đến năm thứ 4.

- Phát bảng hỏi.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu những biểu hiện lo âu của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, sử dụng phương pháp tự trả lời vào các bảng đánh giá tâm lý, không sử dụng các phương pháp gây tổn hại cho người trả lời về bất cứ phương diện nào.

Nghiên cứu được tiến hành với sự tự nguyện cam kết tham gia nghiên cứu của các khách thể nghiên cứu, không ép buộc, dọa dẫm hay đánh giá. Trước khi

42

tham gia trả lời bảng hỏi, cán bộ nghiên cứu công bố rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và khẳng định: Trong quá trình tham gia trả lời bảng hỏi nếu khách thể cảm thấy không muốn tham gia hoặc không muốn tiếp tục tham gia thì có thể không tham gia và dừng lại mà không chịu bất cứ một điều cản trở nào từ bất kỳ một cá nhân hay tổ chứcnào.

Các thông tin của các khách thể nghiên cứu được giữ bí mật trong hệ thống quản lý dữ liệu do tác giả nghiên cứu chịu trách nhiệm.

Tiểu kết chƣơng 2

Nghiên cứu đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức chặt chẽ, từ khâu nghiên cứu lý luận để xác lập cơ sở lý thuyết xây dựng giả thuyết nghiên đến khâu khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA ở sinh viên trường đại học Điều Dưỡng Nam Định. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin khác nhau như phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê toán học. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu về thực trạng cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học để có những khuyến nghị giảm thiểu RLLA cho sinh viên hiện nay.

43

CHƢƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài mà chúng tôi thu thập được thông qua phương pháp bảng hỏi điều tra, phỏng vấn, thang đo trên cơ sở phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê toán học SPSS. Cụ thể bao gồm 4 phần:

-Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện của rối loạn lo âu ở sinh viên Đại học điều dưỡng Nam Định

-Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu cụ thể ở sinh viên Đại học điều dưỡng Nam Định

-Sự khác biệt mức độ biểu hiện RLLA của sinh viên với các biến số độc lập

-Tỷ lệ sinh viên có biểu hiện các dạng rối loạn lo âu cụ thể ở sinh viên Đại học điều dưỡng Nam Định

3.1. Tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA tại trƣờng ĐHĐDNĐ theo test Zung

Để khảo sát mức độ rối loạn lo âu của sinh viên, chúng tôi sử dụng thang đo lo âu của Zung, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 3.1. Các mức độ biểu hiện RLLA theo test Zung ở SV trường ĐHĐDNĐ

K có RLLA Rối loạn vừa Rối loạn nhẹ Rối loạn nặng 60,1 23,9 14,5 1,5

Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHĐDNĐ là 39,9 %. Trong đó, RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là chiếm 38,4%, mức độ nặng chiếm 1,5%

44

Kết quả này có sự khác biết so với các kết quả nghiên cứu về RLLA ở các tác giả đã từng nghiên cứu về sức khỏe tâm thần nói chung và về RLLA nói riêng như: Tác giả Nguyễn Công Khanh (2000) đã sử dụng thang đánh giá lo âu của Spiebeger trên 503 học sinh trung học cơ sở cho thấy có 17,65% -19,2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [14].Tác giả Đỗ Thị An (2013) đã sử dụng thang đo đánh giá lo âu Zung trên 185 sinh viên trường đại học Lao Động Xã Hội cho thấy tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHLĐXH là 35,1%, chiếm trên 1/3 số SV trả lời bảng hỏi. Trong đó, RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là 64 em (chiếm 34,6%), mức độ nặng là 1 em (chiếm 0,5%).Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: do các công cụ khảo sát được sử dụng, có sự khác nhau về độ tuổi, văn hóa của khách thể nghiên cứu và cũng có thể đến từ thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát [1].

Mặc dù tỉ lệ sinh viên có RLLA ở mức độ nghiêm trọng không cao, nhưng đây cũng là con số đáng báo động và cần thiết có các giải pháp để phòng ngừa tình trạng này bởi vì vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng học tập của sinh viên.

Theo một nghiên cứu thì RLLA là một trong những rối loạn tâm lý phổ biến nhất ở độ tuổi học đường (Costello, Mustillo, Erkanli, Keeler và Angold, 2003), Tỉ lệ dao động khoảng từ 4% đến 25%, với mức trung bình 8% (Boyd, Kostanski, Gullone, Ollendick và Shek, 2000) [65].So sánh với nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có tỷ lệ cao hơn so với mức chung và sinh viên điều dưỡng có những lo âu ở các mức độ khác nhau là do họ phải đối mặt với nhiều vấn đề căng thẳng như tình trạng quá tải học tập. Sinh viên phải dành nhiều thời gian để đi thực tập thực tế trong bệnh viện, môi trường căng thẳng vì có nhiều yếu tố bất lợi, như: phải chăm sóc người đang bị bệnh nặng và khó tính, các bác sĩ căng thẳng thường gây áp lực cho sinh viên. Thời gian làm việc của sinh viên Điều Dưỡng cũng thất thường (phải trực đêm). Sinh viên Điều dưỡng cũng chịu áp lực khi không được quyền tự quyết trong công việc của mình, luôn phải thực hiện theo y lệnh của bác sĩ… Vì vậy mà ở sinh viên luôn xuất hiện những lo âu là điều dễ thấy.

45

3.1.1.Tỷ lệ SV trường ĐHĐDNĐ có biểu hiện RLLA theo giới tính. Bảng 3.2. Mức độ triệu chứng biểu hiện RLLA theo giới tính

Mức độ lo âu Tổng Không có Mức nhẹ Mức vừa Mức nặng SL % SL % SL % SL % SL Giới tính Nam 57 58.8 20 28.2 8 27.6 0 0 85 Nữ 40 41.2 51 71.8 21 72.4 3 100 115 Tổng 97 100 71 100 29 100 3 100 200

Để tìm hiểu xem liệu có sự khác nhau về mức độ RLLA giữa giới tính nam và nữ hay không, chúng tôi tiến hành phân tích bảng chéo crosstab, kết quả cho thấy có sự khác nhau về mức độ RLLA về mặt giới tính (p =0.00). Cụ thể là sinh viên nữ có tỉ lệ RLLA cao hơn hẳn nam giới, đặc biệt trong cả 3 trường hợp có RLLA mức độ nặng đều rơi vào sinh viên nữ. Điều này cho thấy mức độ RLLA cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đó của một số tác giả: Nghiên cứu sức khỏe tâm thần của SV y tế công cộng và SV điều dưỡng tại đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 (Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh và Michael Dunne) trên 401 SV với bộ câu hỏi cũng sử dụng những thang đo về các mức độ trầm cảm, Lo âu, Hạnh phúc và Hy vọng và kết quả thu được: SV nữ có khuynh hướng lo âu nhiều hơn SV nam. So sánh với nghiên cứu trên sinh viên Đại học Y dược của tác giả Lê Minh Thuận cũng cho thấy, có 13% sinh viên lo âu ở mức độ nặng, trong đó tỉ lệ ở sinh viên nam là 48%, và tỉ lệ sinh viên nữ là 52%.Nghiên cứu của nhóm tác giả Sibnath Deb, Pooja Chatterjee, Kerryann Walsh (2010), ở thành phố Kolkata, Ấn Độ [65], với mẫu nghiên cứu 460 thanh thiếu niên (gồm 220 nam và 240 nữ) từ 13 tuổi đến 17 tuổi (lớp 9 đến lớp 12) được chọn để tham gia nghiên cứu và sử dụng thang lượng giá STAI (State trait anxiety inventory Spieberger, Gorsuch và Lushene 1970), kết quả cho thấy tỉ lệ RLLA chiếm khoảng 20,1% đối với học sinh nam (45/220) và 17,9% nữ (43/240).

46

biểu hiện của RLLA , khi tìm hiều biểu hiện cụ thể về RLLA hay các biện pháp ứng phó thì cần phải lưu ý đến phương diện giới tính.

3.1.2. Tỷ lệ SV trường ĐH ĐDNĐ có biểu hiện RLLA theo năm học. Bảng 3.3. Mức độ triệu chứng biểu hiện RLLA phân theo năm học Bảng 3.3. Mức độ triệu chứng biểu hiện RLLA phân theo năm học

Mức độ lo âu

Tổng

Không có RLLA nhẹ RLLA vừa RLLA

nặng SL % SL % SL % SL % SL Năm học Năm 1 27 27.8 19 26.8 8 27.6 1 33.3 55 Năm 2 32 33 16 22.5 2 6.9 0 0 50 Năm 3 28 28.9 16 22.5 6 20.7 0 0 50 Năm 4 10 10.3 20 28.2 13 44.8 2 66.7 45 Tổng 97 100 71 100 29 100 3 100 200

Chúng tôi sử dụng phép phân tích bảng chéo crosstab để tìm hiểu xem có sự khác nhau nào về mức độ RLLA giữa các sinh viên năm nhất đến năm cuối hay không, kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về mức độ biểu hiện RLLA ở SV theo số năm học tại trường (p= 0.01). Cụ thể, những sinh viên năm thứ nhất và những sinh viên năm cuối có mức độ RLLA cao hơn so với những sinh viên năm 2 và năm 3. Sở dĩ như vậy là do những sinh viên mới thường bắt đầu cuộc sống xa gia đình với nhiều điều bỡ ngỡ, đặc biệt là những sinh viên xa nhà, mặt khác phải làm quen với môi trường học tập mới, phương pháp học tập hoàn toàn khác ở THPT do đó các em gặp nhiều áp lực, sinh viên phải đối phó trước những tình huống mới mẻ, thậm chí chưa bao giờ trải nghiệm trong cuộc sống. Chính vì vậy dễ rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng, mức độ rối loạn lo âu cao hơn. Còn đối với những sinh viên năm cuối thì càng có nhiều vấn đề căng thẳng như áp lực học tập lớn, áp lực việc thực tập, áp lực tài chính vì có thể bị cắt giảm hỗ trợ từ gia đình và đặc biệt là nỗi lo công việc sau khi ra trường. Bởi

47

vậy những sinh viên năm nhất và những sinh viên năm cuối có mức độ RLLA cao hơn.

Để làm rõ hơn chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trên SV để hiểu biết sâu hơn về các em. Sinh viên Đào Thúy Liên lớp ĐHCQ12A chia sẻ: “ Em từ huyện Nho Quan của tỉnh Ninh Bình mới tới đây học nên cảm thấy rất lo sợ, mặc dù chọn thuê phòng ở ưng ý nhưng cứ tối ngủ là em lại có cảm giác như có người lạ vào phòng mình. Có hôm đi ngủ e để điện sáng suốt đêm vì sợ…”. Sinh viên Tạ Đức Anh lớp ĐHCQ 12I cho biết: “Chúng em phải học rất nhiều môn, môn nào cũng thấy khó mà lượng kiến thức nhiều, em không biết phải học sao đây…?”. Còn đối với SV năm thứ tư những lo lắng, sợ hãi của các em chủ xoay quanh vấn đề đi thực tế, thực tập và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. SV Kim Thị Thảo lớp ĐHCQ 9A cho biết, mặc dù đã xử lí vết thương cho người bệnh rất nhiều nhưng mỗi lần làm em lại có cảm giác buồn nôn. SV Hoàng Thị Xuân chia sẻ: “ Em sợ nhất là phải tiêm cho trẻ nhỏ, cứ cầm kim tiêm lên là e đã thấy run rồi…”

3.2. Những đặc điểm lâm sàng của RLLA ở sinh viên đại học ĐDNĐ

Bảng 3.4. Các biểu hiện lâm sàng của RLLA ở SV trường ĐHĐDNĐ

Biểu hiện

Mức độ xuất hiện

ĐTB

Không có Đôi khi Phần lớn

thời gian Hầu hết/ tất cả thờigian N % N % N % N % Tôi cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn mọi khi 5 7,7 55 84,6 3 4,6 2 3,1 2.0 Tôi thấy sợ mà không rõ nguyên nhân 23 5,4 40 61,5 2 3,1 1.6

Tôi bối rối và cảm thấy hoảng sợ

48

Biểu hiện

Mức độ xuất hiện

ĐTB

Không có Đôi khi Phần lớn

thời gian

Hầu hết/ tất cả thờigian

N % N % N % N %

Tôi cảm thấy như bị va đập và cơ thể như bị vỡ ra từng mảnh

49 75,4 14 21,5 2 3,1 1.2

Tôi cảm thấy mọi thứ đều tốt, không có điều gì xấu xảy ra

26 40 13 20 26 40 3.0

Tay và chân tôi lắc

lư, run lên 43 66,2 20 30,8 2 3,1

1.3 Tôi đang khó chịu

vì đau đầu, đau cổ, đau lưng

11 16,9 52 80 1 1,5 1 1,5 1.8

Tôi cảm thấy yếu

và dễ mệt mỏi 8 12,3 39 60 16 24,6 2 3,1 2.1

Tôi thấy bình tĩnh và dễ dàng ngồi yên một chỗ

20 30,8 24 36,9 19 29,2 2 3,1 2.9

Tôi cảm thấy tim

đập nhanh 11 6,9 50 76,9 4 6,2 1.8

Tôi đang khó chịu, hoa mắt và chóng mặt 26 40 37 56,9 1 1,5 1.6 Tôi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế 49 75,4 12 18,5 4 6,2 1.3

49

Biểu hiện

Mức độ xuất hiện

ĐTB

Không có Đôi khi Phần lớn

thời gian Hầu hết/ tất cả thờigian N % N % N % N % Tôi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng 8 12,3 6 9,2 27 1,5 23 5,9 1.9

Tôi cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân

33 50,8 29 44,6 3 4,6 1.5

Tôi đang khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng

28 43,1 31 47,7 4 6,2 2 3,1 1.6

Tôi luôn phải đi

giải 24 36,9 30 46,2 9 13,8 2 3,1 1.8

Bàn tay tôi dường

như khô và nóng 21 32,3 25 38,5 12 18,5 7 0,8 2.9 Mặt tôi thường nóng và đỏ 14 21,5 42 64,6 8 12,3 1 1,5 1.9 Tôi ngủ dễ dàng và luôn có một giấc ngủ tốt 10 15,4 22 33,8 29 44,6 3 4,6 2.6 Tôi thường có ác mộng 24 36,9 39 60 1 1,5 1.6

Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Nhìn chung, tất cả sinh viên đều có những biểu hiện của RLLA ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể phân chia thành các mức độ như sau:

50

- Cảm thấy như bị ngã và vỡ ra từng mảnh: ĐTB=1,2 - Tay và chân lắc lư, run lên: ĐTB=1,3

- Bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế: ĐTB=1,3

Những triệu chứng trên theo chúng tôi là những triệu chứng khá nặng và có thể gây ra nhiều khó khăn với những người có biểu hiện trên. Tuy nhiên tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở mức nặng lại thấp chỉ có 3 em do vậy chúng tôi cho rằng điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về mức độ RLLA ở SV.

٭ Nhóm các biểu hiện có mức độ xuất hiện trung bình - Cảm thấy sợ vô cớ: ĐTB =1,6

- Dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ: ĐTB =1,8 - Khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng: ĐTB =1,8 - Cảm thấy tim mình đập nhanh: ĐTB =1,8

- Khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt: ĐTB =1,6

- Cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân: ĐTB = 1,5 - Khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng: ĐTB =1,6

- Luôn cần phải đi đái: ĐTB =1,8 - Mặt thường nóng và đỏ: ĐTB =1,9 - Thường có ác mộng: ĐTB =1,6.

Chúng tôi nhận thấy: các triệu chứng có mức độ xuất hiện trung bình chủ yếu tập trung vào nhóm các biểu hiện về mặt sinh lý cơ thể do rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra: Hệ tim mạch (tim mình đập nhanh), hệ tiêu hóa (khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng), hệ tiết niệu (luôn cần phải đi đái), hệ thần kinh (khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt, tê tay chân, gặp ác mộng, sợ vô cớ, bối rối và cảm thấy hoảng sợ) và hệ xương: (đau đầu, đau cổ, đau lưng). Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của TS.BS Đặng Hoàng Hải trong tài liệu bài giảng viết về rối loạn lo âu: Theo báo cáo của Harter người bị rối loạn lo âu dễ mắc bệnh tim mạch hơn người bình thường[10].

* Nhóm các biểu hiện có mức độ xuất hiện cao nhất: là những triệu chứng dễ nhận thấy, dễ xảy ra ở nhiều người kể cả ở những người không có biểu hiện của RLLA.

51

- Cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi: ĐTB =2,1

- Cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ: ĐTB =2,0

Như vậy nhìn chung, sinh viên đều ít hoặc nhiều có những biểu hiện của lo âu, mặc dù ở những mức độ khác nhau. Trong đó những thay đổi tiêu cực về

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)