9. Kết cấu của đề tài
2.4.1. Nghiêncứu lý luận
Mục đích nghiên cứu lý luận:
Quá trình nghiên cứu lý luận nhằm tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá về các vấn đề được nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu những tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Từ đó, định hướng cho việc xây dựng quy trình triển khai đề tài.
Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về rối loạn lo âu, trên cơ sở đó kế thừa các giá trị tích cực cũng như chỉ ra các hạn chế để rút kinh nghiệm cho nghiên cứu.
Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: bao gồm các công việc như: đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những quan điểm cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến lo âu của sinh viên các trường đại học …để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
2.4.2.Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo)
39
Chúng tôi đã sử dụng thang đo (test) để thực hiện việc tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu ở sinh viên . Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “ rối loạn lo âu của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” vì thế bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thực tiễn là điều tra thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên bằng thang đo rối loạn lo âu.
Mục đích điều tra bằng thang đo
Nhờ vào quá trình điều tra bằng trắc nghiệm, chúng tôi biết được thực trạng RLLA ở sinh viên. Từ đó, xây dựng bộ bảng hỏi để tìm hiểu các dạng lo âu, biểu hiện của rối loạn lo âu ở những sinh viên có RLLA và các vấn đề liên quan đến RLLA ở các em
Phương tiện điều tra
Chúng tôi đã chọn lựa thang đo lo âu đã được chuẩn hóa ở Việt Nam để sử dụng đó là thang đo lo âu Zung. Thang đánh giá RLLA của Zung nhằm điều tra sàng lọc các đối tượng có biểu hiện của RLLA.
Test Zung được WHO công nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu và hiệu quả của các phương pháp điều trị lo âu. Hiện nay test Zung là một trong những test được sử dụng nhiều tại các đơn vị có dịch vụ khám chữa và chăm sóc về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. Bậc thang tự đánh giá lo âu này do Zung W.K. (Mỹ) đề xuất năm1980. Test Zung được coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một test khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử dụng nhanh. Thang đánh giá RLLA của Zung gồm 20 câu hỏi mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời theo thang likert từ không bao giờ trải qua đến hầu hết thời gian đã trải qua…. Người trả lời đọc kỹ và lựa chọn một trong 4 phương án trả lời phù hợp với mình nhất tại thời điểm hiện tại. Kết quả test Zung được tính theo cáchsau:
- Dấu (x) đánh cột 1"không bao giờ" được 1 điểm, cột 2 "thỉnh thoảng" được 2 điểm, cột 3 "phần lớn thời gian" được 3 điểm và cột 4 "hầu hết thời gian" được 4 điểm. Tổng điểm của 4 cột không quá80
-Trong 20 câu tự đánh giá có 5 câu ( 5, 9, 13, 17 và 19) xen kẽ các trạng thái sức khỏe bình thường trái với các mục khác chính vì thế ở những câu này
40
chúng tôi đã tiến hành đổi ngược điểm theo quy tắc: 1 thành 4, 4 thành 1, 2 thành 3 và 3 thành 2.
- Đổi từ điểm thô (điểm được tính bằng tổng điểm của 4 cột) sang điểm chỉ số loâu:
Điểm chỉ số dưới 45 (điểm thô dưới 36) thì không có biểu hiện loâu
Điểm chỉ số từ 45 đến 59 ( tương đương điểm thô từ 36 đến 47) thì cho kết quả lo âu ở mức độ nhẹ đếnvừa.
Điểm chỉ số từ 60 đến 79 (tương đương điểm thô từ 48 đến 59) thì có biểu hiện lo âu ở mức độnặng.
Trên 79 điểm (tương đương điểm thô là 60) thì có biểu hiện RLLA ở mức độ rất nặng.
Về độ tin cậy của thang đo
Chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS 22.0 để xử lí số liệu, kết quả về độ tin cậy của thang đo lo âu Zung khi đo trên 200 em sinh viên là:
Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang Zung
Thang đo Độ tin cậy
Cronbach's Alpha
Số câu N of Items
Zung 0,908 20 câu
Chúng tôi đã thu được kết quả về độ tin cậy như trên trong quá trình xử lý. Chúng ta có thể thấy rằng, những phép đo của thang đo thực hiện trên 200 sinh viên trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định đều đem lại độ tin cậy rất cao, (đều trên 90%), chúng ta hoàn toàn có thể tin được về độ chính xác của thang đo số điểm lo âu.