Những đặc điểm lâm sàng của RLLA ở sinh viên đại học ĐDNĐ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 54)

9. Kết cấu của đề tài

3.2. Những đặc điểm lâm sàng của RLLA ở sinh viên đại học ĐDNĐ

Bảng 3.4. Các biểu hiện lâm sàng của RLLA ở SV trường ĐHĐDNĐ

Biểu hiện

Mức độ xuất hiện

ĐTB

Không có Đôi khi Phần lớn

thời gian Hầu hết/ tất cả thờigian N % N % N % N % Tôi cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn mọi khi 5 7,7 55 84,6 3 4,6 2 3,1 2.0 Tôi thấy sợ mà không rõ nguyên nhân 23 5,4 40 61,5 2 3,1 1.6

Tôi bối rối và cảm thấy hoảng sợ

48

Biểu hiện

Mức độ xuất hiện

ĐTB

Không có Đôi khi Phần lớn

thời gian

Hầu hết/ tất cả thờigian

N % N % N % N %

Tôi cảm thấy như bị va đập và cơ thể như bị vỡ ra từng mảnh

49 75,4 14 21,5 2 3,1 1.2

Tôi cảm thấy mọi thứ đều tốt, không có điều gì xấu xảy ra

26 40 13 20 26 40 3.0

Tay và chân tôi lắc

lư, run lên 43 66,2 20 30,8 2 3,1

1.3 Tôi đang khó chịu

vì đau đầu, đau cổ, đau lưng

11 16,9 52 80 1 1,5 1 1,5 1.8

Tôi cảm thấy yếu

và dễ mệt mỏi 8 12,3 39 60 16 24,6 2 3,1 2.1

Tôi thấy bình tĩnh và dễ dàng ngồi yên một chỗ

20 30,8 24 36,9 19 29,2 2 3,1 2.9

Tôi cảm thấy tim

đập nhanh 11 6,9 50 76,9 4 6,2 1.8

Tôi đang khó chịu, hoa mắt và chóng mặt 26 40 37 56,9 1 1,5 1.6 Tôi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế 49 75,4 12 18,5 4 6,2 1.3

49

Biểu hiện

Mức độ xuất hiện

ĐTB

Không có Đôi khi Phần lớn

thời gian Hầu hết/ tất cả thờigian N % N % N % N % Tôi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng 8 12,3 6 9,2 27 1,5 23 5,9 1.9

Tôi cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân

33 50,8 29 44,6 3 4,6 1.5

Tôi đang khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng

28 43,1 31 47,7 4 6,2 2 3,1 1.6

Tôi luôn phải đi

giải 24 36,9 30 46,2 9 13,8 2 3,1 1.8

Bàn tay tôi dường

như khô và nóng 21 32,3 25 38,5 12 18,5 7 0,8 2.9 Mặt tôi thường nóng và đỏ 14 21,5 42 64,6 8 12,3 1 1,5 1.9 Tôi ngủ dễ dàng và luôn có một giấc ngủ tốt 10 15,4 22 33,8 29 44,6 3 4,6 2.6 Tôi thường có ác mộng 24 36,9 39 60 1 1,5 1.6

Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Nhìn chung, tất cả sinh viên đều có những biểu hiện của RLLA ở nhiều mức độ khác nhau. Có thể phân chia thành các mức độ như sau:

50

- Cảm thấy như bị ngã và vỡ ra từng mảnh: ĐTB=1,2 - Tay và chân lắc lư, run lên: ĐTB=1,3

- Bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế: ĐTB=1,3

Những triệu chứng trên theo chúng tôi là những triệu chứng khá nặng và có thể gây ra nhiều khó khăn với những người có biểu hiện trên. Tuy nhiên tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở mức nặng lại thấp chỉ có 3 em do vậy chúng tôi cho rằng điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về mức độ RLLA ở SV.

٭ Nhóm các biểu hiện có mức độ xuất hiện trung bình - Cảm thấy sợ vô cớ: ĐTB =1,6

- Dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ: ĐTB =1,8 - Khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng: ĐTB =1,8 - Cảm thấy tim mình đập nhanh: ĐTB =1,8

- Khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt: ĐTB =1,6

- Cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân: ĐTB = 1,5 - Khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng: ĐTB =1,6

- Luôn cần phải đi đái: ĐTB =1,8 - Mặt thường nóng và đỏ: ĐTB =1,9 - Thường có ác mộng: ĐTB =1,6.

Chúng tôi nhận thấy: các triệu chứng có mức độ xuất hiện trung bình chủ yếu tập trung vào nhóm các biểu hiện về mặt sinh lý cơ thể do rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra: Hệ tim mạch (tim mình đập nhanh), hệ tiêu hóa (khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng), hệ tiết niệu (luôn cần phải đi đái), hệ thần kinh (khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt, tê tay chân, gặp ác mộng, sợ vô cớ, bối rối và cảm thấy hoảng sợ) và hệ xương: (đau đầu, đau cổ, đau lưng). Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của TS.BS Đặng Hoàng Hải trong tài liệu bài giảng viết về rối loạn lo âu: Theo báo cáo của Harter người bị rối loạn lo âu dễ mắc bệnh tim mạch hơn người bình thường[10].

* Nhóm các biểu hiện có mức độ xuất hiện cao nhất: là những triệu chứng dễ nhận thấy, dễ xảy ra ở nhiều người kể cả ở những người không có biểu hiện của RLLA.

51

- Cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi: ĐTB =2,1

- Cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ: ĐTB =2,0

Như vậy nhìn chung, sinh viên đều ít hoặc nhiều có những biểu hiện của lo âu, mặc dù ở những mức độ khác nhau. Trong đó những thay đổi tiêu cực về mặt sinh lý cơ thể xuất hiện ở mức độ trung bình. Những biểu hiện mệt mỏi, lo âu nóng nảy hơn thường lệ có mức độ xuất hiện cao nhất, những biểu hiện suy kiệt cơ thể mạnh như tay chân run, ngất thì có mức độ xuất hiện thấp nhất.

3.3. Sự khác biệt mức độ RLLA của sinh viên với các biến số độc lập

Phép kiểm định One way Anova cho thấy có sự khác biệt về mức độ RLLA giữa những sinh viên có nơi ở khác nhau. Cụ thể, SV ở kí túc xá có mức độ lo âu cao hơn SV ở cùng gia đình (p = 0.025); SV ở nhà người quen có mức độ lo âu cao hơn SV ở cùng gia đình (p = 0.001) và cao hơn SV thuê nhà (p =0.015).

Bảng 3.5: RLLA khi xét về nơi ở của SV

RLLA khi xét về nơi ở hiện nay Sự khác biệt giá trị Độ tin cậy

Kí túc > cùng gia đình 2.67(*) 0.025

Người quen > cùng gia đình 3.88(*) 0.01

Người quen > nhà thuê 2.47(*) 0.015

Sinh viên ở kí túc xá có mức độ lo âu cao nhất, sau đó đến ở cùng người quen và khi sinh viên ở cùng gia đình thì sinh viên ít bị RLLA. Kết quả trên cho thấy, gia đình là yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm lí của sinh viên, việc trở thành SV không có sự thay đổi quá nhiều trong việc sắp xếp cuộc sống của mình.Các em trở thành sinh viên nhưng các em vẫn sống trong môi trường quen thuộc, gần gũi, thân quen với bản thân ngay từ nhỏ, đó là nơi các em luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của những người thân. Xét về góc độ kinh tế, các em cũng không gặp quá nhiều áp lực do không phải chi tiêu vào việc thuê nhà, nấu nướng... Xét về góc độ tự do, so với các bạn sống trong kí túc các em sống cùng gia đình hầu như không gặp phải bất cứ một rào cản nào mà luôn được gia đình tạo điều kiện tốt nhất để có thể học tập.

Những sinh viên sống trong KTX có mức độ lo lắng cao nhất, SV sống trong KTX cao hơn SV ở cùng gia đình ; SV ở nhà người quen có mức độ lo âu cao hơn SV ở cùng gia đình và cao hơn SV thuê nhà.Trên thực tế, hầu như

52

những sinh viên sống trong KTX đều được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như trong học tập. Tuy nhiên, mỗi phòng trong KTX thường từ 4 đến 8 sinh viên nên khoảng không gian riêng dành cho mỗi cá nhân rất ít ỏi, ít nhiều thiếu sự riêng tư, chủ yếu là sinh hoạt chung vì vậy bất cứ một hành động, lời nói nào cũng bị người khác để ý, nhòm ngó.

Ngoài ra, sống trong kí túc xá các em còn chịu sự quản lý rất chặt chẽ về giờ giấc, nếp sống, vệ sinh của ban quản lý kí túc.

Trong phạm vi sinh hoạt nhỏ bé đó các em không thể tránh khỏi những bất đồng và những sự khác biệt không dễ thích nghi trong sinh hoạt và học tập. Một điều cũng dễ thấy trong sinh viên ở trọ/ nhà thuê họ có nhiều vấn đề tâm lý hơn, họ lo lắng, gia tăng cảm xúc hơn những sinh viên ở KTX trong nghiên cứu này. Điều này có thể giải thích theo các hướng về các mối tương quan về an toàn với những người xung quanh. KTX có những qui định nghiêm ngặt như về lối sống, thời gian học, tuy vậy môi trường an toàn hơn khu nhà trọ/nhà thuê ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn về tệ nạn xã hội, mất cắp, hay sự thay đổi chỗ ở liên tục do giá tiền thuê nhà tăng cao. Những yếu tố này tác động đến tình trạng lo âu căng thẳng của sinh viên. Như vậy chỗ ở của sinh viên là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý sinh viên.

Khi xét dưới góc độ của các yếu tố về đặc điểm nhân cách chúng tôi cũng nhận thấy sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Cụ thể:

Bảng 3.6: RLLA khi xét về đặc điểm tính cách của SV

RLLA khi xét về đặc điểm tính cách của SV

Sự Khác biệt giá trị

Độ tin cậy

Hiền lành < sống nội tâm, hay phiền muộn -2.80(*) 0.001 Nhanh nhẹn hoạt bát < sống nội tâm, hay phiền muộn -2.73(*) 0.006 Nóng tính < sống nội tâm, hay phiền muộn -2.75(*) 0.032

Kết quả bảng trên cho thấy SV sống nội tâm, hay phiền muộn có mức độ RLLA cao nhất, sau đó là những sinh viên có tính cách nóng tính. Theo cách khảo sát của Eysenck, kiểu khí chất hướng nội không ổn định, đặc biệt là khí chất dễ phiền muộn, sợ hãi, bi quan có nguy cơ rất cao dẫn đến rối loạn lo âu

53

lan tỏa . Rối loạn nhân cách ảnh hưởng đến 10% dân số, 50% trong số đó bị rối loạn lo âu lan tỏa[39].Một nghiên cứu khác cho thấy 60% bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa có rối loạn nhân cách, bao gồm nhân cách phụ thuộc, nhân cách tránh né, nhân cách ám ảnh cưỡng bức, trong đó nhân cách lo âu tránh né chiếm tỷ lệ 22% [42].

Rối loạn lo âu có liên quan đến sự bất thường trong nhận thức của bệnh nhân về các mối nguy hiểm, đe dọa. Những bệnh nhân này thường khó khăn trong việc phân biệt giữa tình huống có gây nguy hiểm và không gây nguy hiểm, họ thường không hiểu được bản chất những lo lắng của mình và điều này càng làm tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi [56].Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân có các rối loạn lo âu thường cường điệu hóa các tình huống gây nguy hiểm, thêm vào đó những bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa không chỉ nhận thức sai lệch về các mối đe dọa mà còn giảm khả năng kiểm soát các tình huống đó.

Như vậy, với kết quả nghiên cứu: SV sống nội tâm, hay phiền muộn có mức độ lo âu cao hơn SV hiền lành, bình thản, nhanh nhẹn hoạt bát hay nóng tính mà chúng tôi thu được là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về đặc điểm nhân cách trong tâm lý học, một số nghiên cứu về đặc điểm cá nhân có liên quan đến rối loạn lo âu và cũng phù hợp với tình hình thực tế.

3.4. Các dạng biểu hiện cụ thể của RLLA ở SV trƣờng ĐHĐDNĐ

Dựa trên tiêu chí chẩn đoán về các dạng RLLA của DSM_IV, chúng tôi đã xử lý số liệu và thu được kết quả về tỷ lệ biểu hiện các dạng RLLA ở SV trường ĐDNĐ như sau:

3.4.1.Rối loạn ám sợ đặc hiệu(ASĐH)

Trong nghiên cứu này chúng tôi đưa ra những sự vật, tình huống thường xuất hiện khi các SV đi thực tế, thực tập tại cơ sở y tế để những đánh giá về ASĐH. Dựa trên tiêu chí chẩn đoán về các dạng RLLA của DSM_IV, chúng tôi đã xử lý số liệu và thu được kết quả về tỷ lệ biểu hiện các dạng RLLA ở SV trường ĐHĐDNĐ như sau:

54

Bảng 3.7. Sự phân bố các biểu hiện của RLASĐH ở SV trường ĐHĐDNĐ

NỘI DUNG Bình thường Chóng mặt Toát mồ hôi Nghẹt thở Co cứng người ĐTB N % N % N % N % N % Nhìn thấy máu hoặc vết thương 22 21.8 10 9.9 21 20.8 47 46.5 1 1.0 2.97 Vệ sinh thân thể cho người bệnh nặng 44 43.6 3 3.0 17 16.8 11 10.9 20 19.8 2.72 Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm 64 63.4 2 2.0 7 6.9 7 6.9 21 20.8 2.20 Bệnh nhân la hét, khóc lóc 46 45.5 22 21.8 20 19.8 7 6.9 6 5.9 2.06 Bị nhân viên bệnh viện sai bảo, quát mắng 64 63.4 2 2.0 15 14.9 8 7.9 12 11.9 2.03 Nói chuyện, tiếp xúc với bệnh nhân 52 51.5 46 5.6 3 3.0 1.52 Tiêm, truyền cho bệnh nhân 33 32.7 54 53.5 9 8.9 5 5.0 1.86 Bị bệnh nhân từ chối chăm sóc 65 64.4 5 5.0 6 5.9 24 23.8 1 1.0 1.94

55

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, có 37,1% SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ASĐH. Các tình huống SV có biểu hiện của rối loạn ASĐH xuất hiện phổ biến gồm:

- Nhìn thấy máu hoặc vết thương - Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm

- Vệ sinh thân thể cho người bệnh nặng - Tiêm, truyền cho bệnh nhân

- Bệnh nhân la hét, khóc lóc

- Bị nhân viên bệnh viện sai bảo, quát mắng

Những tình huống trên trong thực tế đều gây ra những cảm giác ghê sợ ở bất cứ người bình thường nào. Do vậy SV đi thực tế, thực tập tại cơ sở y tế cũng có cảm giác sợ hãi khi chứng kiến những tình huống đó. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ SV cảm thấy sợ hãi nghiêm trọng có biểu hiện nghẹt thở và co cứng là 36,6% và 47,5% khi vệ sinh thân thể cho bệnh nhân nặng và nhìn thấy máu. Tình huống nói chuyện, tiếp xúc với bệnh nhân là tình huống gây ít cảm giác ghê sợ ở SV nhất.

Xét theo các khía cạnh về nơi ở hiện nay và đặc điểm cá nhân chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt khi thực hiện so sánh kiểm định Anova. Cụ thể như sau:Có sự khác biệt giữa nhóm sinh viên có biểu hiện về ASĐH sống cùng gia đình với các nhóm sinh viên khác. Sự khác biệt này được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

56

Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa nhóm sinh viên có triệu chứng của ASĐH sống cùng gia đình với nhóm sinh viên có cùng biểu hiện sống ở môi trường khác.

Các tình huống gây ASĐH

ASĐH khi xét về nơi ở hiện nay Sự khác biệt giá trị Độ tin cậy

Nhìn thấy máu hoặc vết thương Sống cùng gia đình - sống nhà người quen - sống ở kí túc - sống ở nhà thuê - - 0.41(*) - - 0.51(*) 0.01 0.04 Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm - sống ở kí túc - sống ở nhà thuê - sống ở kí túc - - 0.69(*) - 0.54(*) - 0.79(*) 0.04 0.00 0.08 Bị nhân viên bệnh viện

sai bảo, quát mắng

- sống ở kí túc - -

0.84(*)

0.01 Nói chuyện, tiếp xúc

với bệnh nhân - sống nhà người quen - sống ở kí túc - - 0.65(*) 0.03 Bệnh nhân la hét, khóc lóc - sống nhà người quen - sống ở kí túc - sống ở nhà thuê - - 0.84(*) 0.01

Kết quả trên cho thấy: trong tất cả các tình huống gây ra ASĐH, khi so sánh về giá trị khác biệt giữa nhóm sinh viên sống cùng gia đình có triệu chứng biểu hiện ASĐH với các nhóm có cùng triệu chứng còn lại (sống cùng gia đình người quen, sống ở nhà thuê, sống ở kí túc xá). Cụ thể: nhóm sinh viên có biểu

57

hiện ASĐH sống cùng gia đình có tỷ lệ thấp hơn các nhóm sinh viên có cùng triệu chứng khác (giá trị khác biệt <0) với độ tin cây p< 0,05. Kết quả trên phản ánh một thực tế: môi trường gia đình luôn là một điểm tựa vững chắc cho mọi người và là nơi hầu hết con người có thể nhận được sự hỗ trợ và chia sẻ từ các thành viên (85,4% sinh viên nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và 67% sinh viên có sự chia sẻ với những người thân trong gia đình).

* ASĐH khi xét về đặc điểm cá nhân theo các tình huống cụ thể: Xét

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu của sinh viên trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)