9. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên có liên quan đến RLLA
*Khái niệm sinh viên điều dưỡng
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ thuật ngữ “Studens” trong tiếng Latinh, có nghĩa là người làm việc, học tập, tìm kiếm, khai thác tri thức. Trong tiếng Anh “student” được hiểu là những người học để lấy một học vị, bằng cấp nào đó tại một trường cao đẳng hoặc đại học và được phân biệt với học sinh đang học tập ở các trường phổ thông.
Theo tác giả Vũ Thị Nho, Sinh viên là những người có tuổi “bắt đầu từ sau tuổi THPT và kết thúc vào khoảng 24 – 25 tuổi”
Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Dựa trên các quan điểm về sinh viên, điều dưỡng, nghiên cứu này xin được đưa ra khái niệm sinh viên điều dưỡng như sau:
Sinh viên điều dưỡng là một nhóm người đang theo học ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng, đại học. Họ là những người có tri thức và có hoạt động cơ bản là học tập để chiếm lĩnh hệ thống tri thức xã hội, bởi vậy đây cũng chính là đội ngũ kế cận cho các chuyên gia trong ngành y học trong cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội.
*Một vài đặc điểm cơ bản của sinh viên điều dưỡng
Giai đoạn sinh viên bắt đầu đối với mỗi người là từ sau 18 tuổi. Phần đông đối tượng sinh viên Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi vị thành niên lên tuổi trưởng thành. Vì vậy, có thể nói đối tượng sinh viên một mặt vẫn còn mang những đặc điểm của tuổi vị thành niên, mặt khác đã bắt đầu mang những đặc điểm của tuổi trưởng thành.
33
Sự thích nghi với môi trường sống và phương pháp học tập mới: Tâm lý sinh viên vẫn còn một phần nào đó không ổn định của tuổi chưa thành niên. Đặc biệt đối với sinh viên năm đầu, việc thích nghi những thay đổi từ môi trường mới, bạn bè mới, cách học mới...dễ làm gia tăng tình trạng bất ổn định về mặt tâm lý, cảm xúc. Việc thích nghi này hoàn toàn khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tính cách, năng lực bản thân, sự tự chủ của các em…và trong quá trình thích nghi đó việc các em có những biểu hiện lo lắng là điều tất yếu do đó điều quan trọng là các em làm gì để vượt qua điều đó.
Tự ý thức của sinh viên: sinh viên cũng là những người có nhận thức và tư
duy rất rõ ràng về mục tiêu cuộc sống, về những gì mình đã làm, đang làm và phải làm. Chính vì vậy mà sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối có phần mang tâm lý nặng nề để vừa hoàn thành tốt việc học vừa phải phát triển tốt các mối quan hệ xã hội và từng bước hoàn thành các mục tiêu cuộc sống sau này (có nghề nghiệp tốt, lập gia đình...)
Đối với SV trường y nói chung và sv điều dưỡng nói riêng , thời gian học từ 4 đến 6 năm trong đó gần 2 năm đầu để học các môn cơ bản, rất nặng nề. Tất cả sinh viên ở các khoa đều học chung những học phần như nội, ngoại, sản, nhi, da liễu, tâm lý học sức khỏe, tâm thần,.... Sau đó 2 năm cuối tùy theo tính chất ngành mà sinh viên sẽ thực hành tại bệnh viện, hay cộng đồng nơi gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của họ do môi trường căng thẳng.. Một trong những ảnh hưởng đó, cụ thể là các rối loạn về trạng thái cảm xúc như lo âu, stress, buồn rầu, hụt hẫng, mệt mỏi...Có những sinh viên phải bỏ học không tiếp tục vì không thể chấp nhận được khi chứng kiến cái chết của bệnh nhân. Sinh viên hàng ngày phải đối mặt với sự đau khổ của bệnh nhân, giữa sự sống và cái chết, bao gồm cả cái chết của người thân, họ phải chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ trong những tình huống stress mà họ phải trải qua. Tất cả những yếu tố về tâm sinh lý, các mối quan hệ xã hội hay điều kiện sống và học tập ít nhiều đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của sinh viên[13].
34
*Khái niệm Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng
Sinh viên nói chung và sinh viên điều dưỡng nói riêng cũng ít nhiều trải qua những rối loạn lo âu nhất định ở những mức độ khác nhau. Chúng tôi xin được đưa ra khái niệm Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng như sau:
Rối loạn lo âu ở sinh viên điều dưỡng là một tập hợp các phản ứng sinh lý và tâm lý của những cá nhân đang theo học ngành điều dưỡng viên trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội trong môi trường học tập. Đây là một dạng rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, dai dẳng và kéo dài nhiều ngày về một tình huống có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi trong cuộc sống, đòi hỏi bản thân sinh viên phải có những nỗ lực ứng phó để vượt qua
Tiểu kết chƣơng 1:
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về RLLA ở nước và Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về RLLA trên sinh viên y khoa, đặc biệt là sinh viên điều dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi trước hết là để thống kê lại những mảng vấn đề còn nằm tản mạn, sau đó là để tổng hợp đối chiều với kết quả thu được trong nghiên cứu.
Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày được những kết quả nghiên cứu về RLLA ở nước ngoài và Việt Nam nhằm thống kê lại những vấn đề như khái niệm, cách phân loại, biểu hiện, nguyên nhân và một số phương pháp trị liệu cơ bản một cách có hệ thống hơn.
Rối loạn lo âu của sinh viên biểu hiện theo các khía cạnh khác nhau: hành vi, nhận thức và biểu hiện sinh lí. Yếu tố ảnh hưởng đến RLLA của sinh viên bao gồm cả yếu tố như sinh học, tâm lý và xã hội.
35
Chƣơng 2:
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tiến trình thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 11năm 2016 Bao gồm các công việc sau:
- Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài - Xây dựng bảng hỏi thu thập thông tin
- Tiến hành lựa chọn khách thể nghiên cứu và phát bảng hỏi thu thập thông tin.
- Xử lý kết quả nghiêncứu.
- Viết báo cáo trên cơ sở kết quả nghiên cứu
2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định được thành lập từ trên cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Nam Định, tiền thân là Trường Y sỹ Nam Định thành lập từ năm 1960. Năm 1993, Trường được Bộ Y tế giao nhiệm vụ phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo Cử nhân Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y học ở bậc Đại học.
Tháng 9/1997, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở mã ngành đào tạo Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y học ở bậc Cao đẳng. Tháng 01/1999 Trường được Bộ Giáo dục và Bộ Y tế giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng hệ chính quy tập trung với số lượng 200-300 sinh viên/năm. Ngày 26/02/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 24/2004/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định gồmcác khoa: Khoa Khoa học cơ bản, khoa Y học lâm sàng, khoa Y học cơ sở, khoa Điều dưỡng - Hộ sinh. Mục tiêu của Nhà trường trong giai đoạn tới là: Từng bước xây dựng và phát triển trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trở thành trường Đại học đa ngành, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, trong đó đào tạo và nghiên cứu khoa học ngành Điều dưỡng là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu và có đào tạo một số
36
nhóm ngành khác về khoa học sức khỏe để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khoẻ phục vụ nhân dân theo nhu cầu xã hội và định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế của Việt Nam.
2.3. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những SV từ năm thứ nhất đến năm thứ tư trường Đại học Điều dưỡng Nam Định có độ tuổi dao động trong phạm vi hẹp, tuổi thấp nhât là 18 và cao nhất là 25.
Giới tính: Số lượng nữ là 115, chiếm 57,5%. Nam số lượng là 85 chiếm 42,5
Biểu đồ 2.1 Giới tính của khách thể nghiên cứu
Giới tính Nữ Nam 42,5 57,5 Năm học:
Số sinh viên năm thứ 1 là 55 sinh viên, chiếm 27,5%. Năm thứ 2 là 50, chiếm 25%. Số sinh viên năm thứ 3 là 50 sinh viên, chiếm 25%. Số sinh viên năm thứ 4 là 45 sinh viên, chiếm 22,5%.
Biểu đồ 2.2. Năm học của khách thể nghiên cứu
27%
25% 25%
23%
Năm học
Năm thứ nhất Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4
* Nơi ở:
37
đến Trường Điều dưỡng Nam Định học tập vì vậy mà số sinh viên ở nhà thuê chiếm tỉ lệ khá cao 50%, có 22% số sinh viên ở cùng gia đình và còn lại là sinh viên ở trong kí túc xá và nhà người quen
Biểu đồ 2.3. Nơi ở của khách thể nghiên cứu
50% 22%
18% 10%
Nơi ở
Thuê nhà Cùng gia đình Kí túc xá Nhà người quen
* Tình hình kinh tế:
Phần lớn sinh viên tự đánh giá mình có điều kiện kinh tế bình thường chiếm 80%, rất ít sinh viên đánh giá mình có điều kiện kinh tế khá giả.
Biểu đồ 2.4. Tự đánh giá về điều kiện kinh tế của khách thể nghiên cứu
0 20 40 60 80 Bình thường Khó khăn Khá giả Tình hình kinh tế * Đặc điểm tính cách bản thân
Tỉ lệ SV tự nhận mình là người sống nội tâm hay phiền muộn và nhanh nhẹn hoạt bát tương đương nhau, chiếm 50% tổng số SV. 41% SV tự nhận mình là người hiền lành, bình thản, tỉ lệ SV tự nhân mình là người nóng tính thấp (10%).
38
Biểu đồ 2.5. Tự đánh giá về bản thân của khách thể nghiên cứu
25% 24% 41%
10%
Đặc điểm cá nhân
Ưu tư, hay phiền muộn Hoạt bát, nhanh nhẹn
Hiền lành, bình thản Nóng nảy
2.4.Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu lý luận
Mục đích nghiên cứu lý luận:
Quá trình nghiên cứu lý luận nhằm tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá về các vấn đề được nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu những tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Từ đó, định hướng cho việc xây dựng quy trình triển khai đề tài.
Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về rối loạn lo âu, trên cơ sở đó kế thừa các giá trị tích cực cũng như chỉ ra các hạn chế để rút kinh nghiệm cho nghiên cứu.
Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: bao gồm các công việc như: đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những quan điểm cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến lo âu của sinh viên các trường đại học …để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
2.4.2.Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo)
39
Chúng tôi đã sử dụng thang đo (test) để thực hiện việc tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu ở sinh viên . Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “ rối loạn lo âu của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” vì thế bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thực tiễn là điều tra thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên bằng thang đo rối loạn lo âu.
Mục đích điều tra bằng thang đo
Nhờ vào quá trình điều tra bằng trắc nghiệm, chúng tôi biết được thực trạng RLLA ở sinh viên. Từ đó, xây dựng bộ bảng hỏi để tìm hiểu các dạng lo âu, biểu hiện của rối loạn lo âu ở những sinh viên có RLLA và các vấn đề liên quan đến RLLA ở các em
Phương tiện điều tra
Chúng tôi đã chọn lựa thang đo lo âu đã được chuẩn hóa ở Việt Nam để sử dụng đó là thang đo lo âu Zung. Thang đánh giá RLLA của Zung nhằm điều tra sàng lọc các đối tượng có biểu hiện của RLLA.
Test Zung được WHO công nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu và hiệu quả của các phương pháp điều trị lo âu. Hiện nay test Zung là một trong những test được sử dụng nhiều tại các đơn vị có dịch vụ khám chữa và chăm sóc về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. Bậc thang tự đánh giá lo âu này do Zung W.K. (Mỹ) đề xuất năm1980. Test Zung được coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một test khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử dụng nhanh. Thang đánh giá RLLA của Zung gồm 20 câu hỏi mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời theo thang likert từ không bao giờ trải qua đến hầu hết thời gian đã trải qua…. Người trả lời đọc kỹ và lựa chọn một trong 4 phương án trả lời phù hợp với mình nhất tại thời điểm hiện tại. Kết quả test Zung được tính theo cáchsau:
- Dấu (x) đánh cột 1"không bao giờ" được 1 điểm, cột 2 "thỉnh thoảng" được 2 điểm, cột 3 "phần lớn thời gian" được 3 điểm và cột 4 "hầu hết thời gian" được 4 điểm. Tổng điểm của 4 cột không quá80
-Trong 20 câu tự đánh giá có 5 câu ( 5, 9, 13, 17 và 19) xen kẽ các trạng thái sức khỏe bình thường trái với các mục khác chính vì thế ở những câu này
40
chúng tôi đã tiến hành đổi ngược điểm theo quy tắc: 1 thành 4, 4 thành 1, 2 thành 3 và 3 thành 2.
- Đổi từ điểm thô (điểm được tính bằng tổng điểm của 4 cột) sang điểm chỉ số loâu:
Điểm chỉ số dưới 45 (điểm thô dưới 36) thì không có biểu hiện loâu
Điểm chỉ số từ 45 đến 59 ( tương đương điểm thô từ 36 đến 47) thì cho kết quả lo âu ở mức độ nhẹ đếnvừa.
Điểm chỉ số từ 60 đến 79 (tương đương điểm thô từ 48 đến 59) thì có biểu hiện lo âu ở mức độnặng.
Trên 79 điểm (tương đương điểm thô là 60) thì có biểu hiện RLLA ở mức độ rất nặng.
Về độ tin cậy của thang đo
Chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS 22.0 để xử lí số liệu, kết quả về độ tin cậy của thang đo lo âu Zung khi đo trên 200 em sinh viên là:
Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang Zung
Thang đo Độ tin cậy
Cronbach's Alpha
Số câu N of Items
Zung 0,908 20 câu
Chúng tôi đã thu được kết quả về độ tin cậy như trên trong quá trình xử lý. Chúng ta có thể thấy rằng, những phép đo của thang đo thực hiện trên 200 sinh viên trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định đều đem lại độ tin cậy rất cao, (đều trên 90%), chúng ta hoàn toàn có thể tin được về độ chính xác của thang đo số điểm lo âu.
2.4.3.Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã xây dựng bộ câu hỏi (trong đó có nhóm câu hỏi về biểu hiện lo âu, có nhóm câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở các em, có nhóm câu hỏi về những tác động của lo âu tới học tập) dành cho các đối tượng khách thể nghiên cứu.
41
Thông qua bộ bảng hỏi này, chúng tôi thu thập thông tin từ các em đểtìm hiểu rõ những biểu hiện, các yếu tố tác động tới rối loạn lo âu ở các em thông qua các câu hỏi mở, những nhóm vấn đề chúng tôi đã xây dựng.
Nội dung
Phần 2: bao gồm các câu hỏi được đưa ra dựa trên tiêu chí chẩn đoán về các RLLA theo tiêu chí chẩn đoán của DSM-IV, phần này nhằm mục đích là tìm