Thứ nhất, ban hành chính sách về vốn và quản lý hoạt động công nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn để đổi mới công nghệ như cho vay với lãi xuất thấp, chỉ với điều kiện phương án đó có tính khả thi mà không cần thế chấp; Cho vay để thanh toán nợ trước khi đổi mới công nghệ; Trả nợ vay nhiều lần.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong hoạch định chính sách quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như trong giám sát việc chấp hành các quy chế đổi mới chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp.
Các cơ quan Nhà nước cần có sự phối hợp tốt để phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của nước ngoài tại Việt Nam, từ đó tăng thêm lòng tin của các đối tác trong quá trình chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác tổ chức quản lý tiêu chuẩn, đo lường, kiểm tra chất lượng cũng như nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực hoạt động trong các cơ quan kiểm tra tiêu chuẩn đo lường.
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động chuyển giao công nghệ. Nhân tố
con người là nhân tố trung tâm, nhân tố quan trọng nhất và là động lực quyết định đến sự phát triển khoa học công nghệ của mỗi quốc gia. Công nghệ được chuyển giao bởi con người và cũng chính do con người khai thác và điều hành. Công nghệ được chuyển giao sẽ không thể phát huy được tác dụng nếu như tách rời nó với yếu tố con người. Và quan trọng nhất trong chuyển giao công nghệ chính là con người điều hành công nghệ.
Như vậy khai thác chất xám trong nước cũng như nâng cao việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước là công việc quan trọng và cần thiết mà bất cứ quốc gia nào cũng phải quan tâm hàng đầu, xem đó là quốc sách.
Thứ ba, bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngày nay ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu và kéo theo đó là những thiên tai bệnh tật ngày một trầm trọng và phức tạp hơn. Do đó khắc phục ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái không kém phần quan trọng.
Công nghệ đó không có tác hại tới người lao động, môi trường sản xuất, môi trường thiên nhiên hoặc những tác hại đó ở mức thấp nhất trong giới hạn cho phép.
Những sản phẩm dịch vụ do áp dụng giải pháp công nghệ đó đem lại không gây ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng, người sử dụng dù ở mức độ trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình tiêu dùng, sử dụng.
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Công nghệ có thể tái tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên đã sử dụng hoặc nguồn tài nguyên đã dùng trong chu trình trước đó có thể tái tạo ra nguồn tài nguyên khác không tác hại đến môi trường.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến về công nghệ như việc tổ chức các triển lãm về
công nghệ hoặc chợ công nghệ