0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 35 -36 )

Quyền của thương nhân nhượng quyền thương mại và quyền của thương nhân nhận quyền.

Ngoài các trường hợp có thỏa thuận khác thương nhân nhượng quyền thương mại có các quyền sau: Nhận tiền nhượng quyền; Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mai; Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.51

Trừ các trường hợp có thỏa thuận khác thì thương nhân nhận quyền thương mại có các quyền sau: Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; Yêu cầu thương nhân nhượng quyền thương mại đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống

nhượng quyền thương mại.52

Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền.

50 TS. Nguyễn Thành Tâm, Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, NXB Hà Nội 2006, Trang 123- 124.

51 Điều 286 Luật thương mại 2005 52 Điều 288 Luật thương mại 2005

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

Ngoài các trường hợp có thỏa thuận khác thương nhân nhượng quyền thương mại có các nghĩa vụ sau: Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại; Thiết kế và sắp xếp địa bàn để bán, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.53

Trừ các trường hợp có thỏa thuận khác thì thương nhân nhận quyền thương mại có các nghĩa vụ sau: Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; Đầu tư cơ sở vật chât, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; Tuân thủ các yêu cầu về thiết kê, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kế cả sau khi hợp đồng nhượng quyền

thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác ( nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp nhận của bên nhượng quyền.54

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 35 -36 )

×