Đối tượng chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp ở việt nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện (Trang 32 - 33)

Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ:

Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng

cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.45

Ví dụ: Trong dự án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà ở Khánh Hòa đã và đang được Công ty Yến Sào Khánh Hòa phổ biến và chuyển giao cho các hộ nuôi cần phải nắm rõ kiến thức và nắm vững các bí quyết kỹ thuật chăm sóc chim yến, xây dựng nhà yến. Đó là kến thức, kinh nghiệm tích lũy về các thói quen của chim yến, các sở thích về nơi làm tổ, độ ẩm, cách thức gác cột để làm tổ…Để tạo ra sức hấp dẫn và thu hút chim yến làm tổ và đẻ trứng.

Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;

Mặc khác, đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắng liền hoặc không gắng liền với đối tượng sở hữu công nghiệp, các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thường xuất hiện trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ ( Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh phần mềm ).

Ví dụ: Trong một giao dịch chuyển giao công nghiệp giữa một công ty sản xuất máy và các thiết bị may mặc Nhật Bản và một công ty sản xuất máy và các thiết bị may mặc ở Việt Nam, các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bên chuyển giao đã chuyển giao cho bên nhận chuyển giao các kiến thức kỹ thuật về sản xuất máy may và phụ tùng, linh kiện máy may dưới dạng các tài liệu thiết kế (tài liệu thiết kế gá gia công gồm các bản vẽ về gá dùng cho các máy mài, máy phay ngang, máy phay đứng, máy tiện, máy khoan... với mục đích gia công và sản xuất các phụ tùng của máy may công nghiệp....), tài liệu chỉ dẫn kỹ

44 Điều 8 Luật chuyển giao công nghệ 2006

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

thuật (tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật đối với bộ phận trục máy gồm: trục máy, trục đỡ, khối đỡ, bạc đạn, vòng đỡ bạc đạn, trục đệm, vòng đệm, bệ đỡ buton, cam, bộ phận di chuyển liên kết, trục dẫn liên kết, thanh trục, khớp nối, trục lăn, puli, bộ phận dừng chuyển động, trục đổi đai... gồm các bản vẽ chi tiết có ghi chú tiêu chuẩn sản xuất, gia công và loại nguyên liệu sử dụng... của từng bộ phận có liên quan đến trục máy...), tài liệu hướng dẫn sản xuất trong các công đoạn, tài liệu hướng dẫn gia công, tài liệu hướng dẫn kiểm tra chất lượng, tài liệu hướng dẫn quản lý.... Các tài liệu này được thể hiện dưới dạng các phương án, quy trình công nghiệp, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, thông tin dữ liệu.

Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghiệp. Tuy không được định nghĩa trong luật nhưng theo người viết, khái niệm giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghiệp được hiểu là những phương án hoặc kỹ năng được xây dựng từ nền tảng công nghiệp đang được áp dụng, nhằm giảm bớt chi phí hoặc gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp ở việt nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)