Thông thường ở các nước khác trên thế giới, khi đi nghiên cứu mức độ hài lòng của nhân viên, nhà nghiên cứu thường sử dụng các mô hình cơ bản như mô hình yếu tố động viên của nghiên cứu Wiley C, lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow, lý thuyết 2 yếu tố của Herzberg, lý thuyết của Vroom về thỏa mãn công việc, mô hình sự kỳ vọng của Porter-Lawler. Tuy nhiên, nghiên cứu này lần đầu tiên được thực hiện trên phạm vi một doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam như công ty Tôn Phương Nam nên việc khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đòi hỏi phải sử dụng một mô hình mang tính bao quát cao (sau đây xin được gọi là mô hình tổng quát) vì có thể có sự khác biệt đặc trưng kinh tế - xã hội của Việt Nam với các nước khác, giữa ngành sản xuất tôn với những ngành dịch vụ, sản xuất khác dẫn đến việc có những yếu tố là không quan trọng trong các ngành sản xuất, dịch vụ ở những nước khác nhưng lại là yếu tố quan trọng đối với nhân viên công
ty Tôn Phương Nam. Mô hình tổng quát này tuy phải xây dựng lại từ đầu nhưng là mô hình phù hợp nhất với nghiên cứu này. Tránh việc bỏ sót những yếu tố quan trọng tiềm ẩn dẫn đến việc thiếu sót trong việc đề xuất chiến lược cho công ty Tôn Phương Nam.
2.6 Tóm tắt nội dung chƣơng 2
Trên cơ sở tham khảo các yếu tố động viên của nghiên cứu Wiley C, đồng thời dựa thêm 4 cơ sở lý thuyết khác tác giả đã xây dựng mô hình lý thuyết tổng quát phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm 14 yếu tố nguyên nhân và 2 yếu tố phụ thuộc.
Mô hình này sẽ được hiệu chỉnh nhiều lần qua các phép nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 3 bao gồm các nội dung sau:
Chọn phương pháp.
Quy trình nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin.
Xây dựng bộ thang đo.
Thiết kế mẫu.
Phương pháp và công cụ thu thập thông tin.
Thiết kế bảng câu hỏi.
Phương pháp phân tích dữ liệu.
Từ mô hình nghiên cứu được xây dựng nên từ cơ sở lý thuyết. Đề tài sẽ tiến hành một số phép nghiên cứu định tính để hoàn thiện mô hình lý thuyết và xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng. Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập từ bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng này thông qua một cuộc khảo sát định lượng trên các nhân viên trong công ty Tôn Phương Nam, sau đó dữ liệu này sẽ được nhập liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS để tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu mà được liệt kê trong mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chi tiết sẽ được trình bày cụ thể trong chương này.
3.1 CHỌN PHƢƠNG PHÁP
Dựa trên mức độ tìm hiểu về thị trường, dựa trên cơ sở lý thuyết đã được học, nghiên cứu tiếp thị có 3 loại nghiên cứu:
Nghiên cứu khám phá. Nghiên cứu mô tả. Nghiên cứu nhân quả.
Đề tài của luận văn này là nghiên cứu nhân quả. Trong đó: Biến nguyên nhân là:
o Công nhận đóng góp cá nhân o Bổn phận cá nhân
o Sự đồng cảm với cá nhân người lao động o An toàn công việc
o Thu nhập
o Sự thích thú trong công việc
o Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp o Trung thành cá nhân
o Điều kiện làm việc o Kỷ luật làm việc o Quan hệ làm việc o Phúc lợi xã hội o Sự phù hợp mục tiêu o Công cụ làm việc Biến kết quả là:
o Sự hài lòng công việc/Hiệu suất lao động
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nguồn: tác giả tự thiết kế
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Nghiên cứu định tính
Mục đích
Sau khi tìm hiểu về mô hình Mô hình của Wiley C, và cơ sở lý thuyết của Maslow, Herzberg, Vroom, Porter-Lawler, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu định tính nhằm mục đích xác định rõ các biến và thang đo cho các yếu tố theo mô hình tổng quát, từ đó xây dựng bảng câu hỏi để nghiên cứu định lượng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mối quan hệ giữa sự hài lòng và hiệu suất lao động Các yếu tố ảnh hưởng lên hài lòng và hiệu suất
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
Mô hình của Wiley C, và cơ sở lý thuyết của Maslow,Herzberg, Vroom, Porter-Lawler
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu. Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin. Xác định các biến khảo sát và thang đo.
Thiết kế mẫu. Thiết kế bảng câu hỏi Phương pháp phân tích dữ liệu
THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Thu thập trực tiếp bằng bảng câu hỏi định lượng. Nhập và phân tích dữ liệu bằng SPSS
Phương pháp thu thập thông tin
Giai đoạn này sẽ được tiến hành dựa trên cơ sở tham khảo các thông tin thứ cấp trên báo chí, internet cũng như luận văn tốt nghiệp của các khóa trước và quan trọng nhất đó là dựa vào một cuộc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi một số đối tượng là các lãnh đạo cấp cao, trưởng bộ phận nhân sự cũng như các nhân viên lâu năm, các đối tượng này sẽ cung cấp thông tin mang tính chất bao quát và định hướng cao. Từ các mô hình lý thuyết, tác giả sẽ đưa ra những câu hỏi để thực hiện khảo sát định tính. Số lượng dự kiến sẽ phỏng vấn là 10 người.
Vì cỡ mẫu nhỏ nên khó khăn sẽ gặp phải trong giai đoạn này là tính đại diện của mẫu cũng như độ tin cậy của thông tin. Do đó giai đoạn này, tuy nghiên cứu bằng bảng câu hỏi là chủ yếu nhưng tuyệt đối phải tham khảo và thừa hưởng kết quả của các nghiên cứu đi trước ở cách ngành sản xuất dịch vụ khác cũng như thông tin thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.3.2 Nghiên cứu định lƣợng
Mục đích
Dựa trên mô hình tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong chương 2 và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả sẽ xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng.
Phương pháp thu thập thông tin
Giai đoạn này sẽ được tiến hành bằng phương pháp bảng câu hỏi với quy mô khoảng 100 mẫu là nhân viên của công ty Tôn Phương Nam ở tất cả các cấp bậc, phòng ban khác nhau.
Trong giai đoạn này, phương pháp này là phương pháp phù hợp nhất bởi sau khi tiến hành phân tích các dữ liệu thu thập được chúng ta sẽ có được những câu trả lời chính xác nhất cho nhu cầu thông tin được đặt ra trong mục tiêu của đề tài.
3.4 NHU CẦU THÔNG TIN VÀ NGUỒN THÔNG TIN
3.4.1 Thông tin thứ cấp:
Nhu cầu thông tin
Thông tin về các chính sách nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Tôn Phương Nam liên quan đến các biến nguyên nhân của nghiên cứu như:
o Chính sách khen thưởng
o Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh o An toàn lao động
o Thu nhập/ Chính sách lương o Chính sách đào tạo nghề nghiệp o Điều kiện làm việc
o Các kỷ luật, nội quy làm việc o Các chính sách Phúc lợi xã hội o Công cụ làm việc
Nguồn thông tin:
Căn cứ vào thông tin có sẵn trên sổ tay nhân viên của công ty Tôn Phương Nam, đồng thời tham khảo thêm các công ty khác từ nguồn internet như các công ty có niêm yết cổ phiếu trên sàn vì tài liệu của các công ty này khá minh bạch.
3.4.2 Thông tin sơ cấp:
Nhu cầu thông tin
Đo lường sự đánh giá của nhân viên đối với các yếu tố nguyên nhân của mô hình nghiên cứu: ví dụ họ đánh giá môi trường làm việc của công ty Tôn Phương Nam như thế nào, các công cụ làm việc như thế nào, mối quan hệ của các đồng nghiệp như thế nào…
Đo lường mức độ hài lòng chung của họ đối với công việc, họ có ý định làm lâu dài hay ngắn hạn, hiệu quả công việc của họ như thế nào
Mô tả mối quan hệ giữa sự hài lòng công việc với Hiệu suất lao động của công nhân viên tại công ty Tôn Phương Nam.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng lên sự hài lòng của họ từ đó đưa ra những kiến nghị trong việc điều chỉnh chính sách nhằm nâng cao hiệu quả làm việc
Nguồn thông tin
Thông tin sơ cấp được thu thập từ nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và phân tích kết quả nghiên cứu theo mô hình tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên được đề cập trong chương 2.
3.5 XÂY DỰNG BỘ THANG ĐO
3.5.1 Thang đo dự kiến
Thang đo dự kiến được thiết lập dựa trên những yếu tố sau:
Xây dựng thang đo các yếu tố cá nhân Bảng 3.1: Thang đo dự kiến yếu tố cá nhân
Biến Thang đo Mục tiêu
Tuổi Thang đo thứ tự Xem xét mức độ hài lòng đối với từng từng nhóm nhân viên có độ tuổi, giới tính, thu nhập, bộ phận, thâm niên… làm việc khác nhau.
Các yếu tố chính như: Bộ phận, thâm niên làm việc, chức vụ sẽ là những yếu tố định Quota trong việc lấy mẫu, đảm bảo bao phủ hết các nhóm nhân viên đặc trưng trong công ty
Giới tính Thang đo định danh Bộ phận Thang đo định danh Thâm niên Thang đo thứ tự Chức vụ Thang đo định danh Thu nhập Thang đo thứ tự Trình độ Thang đo thứ tự Hôn nhân Thang đo định danh Xuất xứ Thang đo định danh
Xây dựng thang đo các yếu tố nguyên nhân Bảng 3.2: Thang đo dự kiến yếu tố nguyên nhân
Biến Thang đo Mục tiêu
Công nhận đóng góp cá nhân Khoảng cách Xác định đánh giá của nhân viên đối với từng yếu tố trong mô hình tổng quan.
Bổn phận cá nhân Khoảng cách
Sự đồng cảm với cá nhân người lao động Khoảng cách
An toàn công việc Khoảng cách
Thu nhập Khoảng cách
Sự thích thú trong công việc Khoảng cách Thăng tiến và phát triển nghề nghiệp Khoảng cách
Trung thành cá nhân Khoảng cách
Điều kiện làm việc Khoảng cách
Kỷ luật làm việc Khoảng cách
Quan hệ làm việc Khoảng cách
Phúc lợi xã hội Khoảng cách
Sự phù hợp với mục tiêu Khoảng cách
Công cụ làm việc Khoảng cách
Nguồn: mô hình tổng quát tác giả đề xuất trong chương 2
Xây dựng thang đo các yếu tố hệ quả
Bảng 3.3: Thang đo dự kiến yếu tố mức độ hài lòng
Biến Thang đo Mục tiêu
Sự hài lòng công việc
Khoảng cách
Đo lường mức độ hài lòng và hiệu suất làm việc chung nhân viên công ty Tôn Phương Nam. Kết hợp với việc đánh giá các yếu tố nguyên nhân, tác giả có thể suy luận ra đâu là yếu tố quan trọng tác động lên sự hài lòng và hiệu làm việc của nhân viên, đâu là yếu tố kém quan trọng hơn.
Hiệu suất làm việc
Khoảng cách
3.5.2 Bảng câu hỏi dự kiến:
Từ thang đo dự kiến, bảng câu hỏi dự kiến đã được xây dựng bao gồm các phần sau: Phần 1: Các yếu sàng lọc.
Phần 2: Các yếu tố Nguyên Nhân. Phần 3: Các yếu tố Hệ Quả. Phần 4: Thông tin cá nhân.
Bảng câu hỏi dự kiến này sẽ được hiệu chỉnh nhiều lần để cho ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh của nghiên cứu. Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi dự kiến được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu định tính.
3.6 THIẾT KẾ MẪU
Có 2 phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu xác suất và phi xác suất. Trong từng phương pháp có những cách lấy mẫu khác nhau:
Bảng 3.4: Các phương pháp chọn mẫu
Phƣơng pháp chọn mẫu xác suất Phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất
- Ngẫu nhiên đơn giản - Thuận tiện
- Hệ thống - Phán đoán
- Phân tầng - Phát triển mầm
- Theo nhóm - Quota
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (1998), Nghiên cứu Marketing
Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của phần tử. Lấy mẫu theo phương pháp xác suất phải gắn chặt với hệ thống danh sách chính xác, không cho phép lựa chọn tuỳ tiện và tuân theo quy luật toán. Tuy nhiên, thực tế khó có danh sách đầy đủ và khó thực hiện khi tổng thể lớn. Khi lấy mẫu xác suất thì các thông số của nó có thể dùng để ước lượng hoặc kiểm nghiệm thông số tổng thể.
Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên. Khi lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, nhà nghiên cứu chọn mẫu theo danh sách chủ quan của mình như theo sự thuận tiện, phán đoán. Thuận lợi chủ yếu của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhược điểm của phương pháp này là kết quả thu được không thể phóng lên tổng thể. Vì vậy khi tiến hành lấy mẫu phi xác suất thì việc diễn dịch cần phải cẩn thận hơn.
Do hạn chế của một luận văn tốt nghiệp cũng như thời gian công tác. Tác giả không có điều kiện phỏng vấn lấy hết ý kiến của 160 cán bộ công nhân viên trong công ty Tôn Phương Nam mà chỉ có thể chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất theo Quota với số lượng mẫu dự kiến là 100. Đây là phương pháp chọn mẫu phổ biến nhất trong các nghiên cứu tương tự. Với tổng thể N=160, kết quả của việc chọn n=100 sẽ có đủ độ tin cậy để đề xuất chiến lược cho công ty Tôn Phương Nam.
Đối tượng chọn mẫu là nhân viên ở tất cả các cấp bậc và phòng ban của công ty Tôn Phương Nam. Phương pháp chọn mẫu theo Quota với các thuộc tính kiểm soát như sau:
Cấp bậc
o Quản lý cấp cao: 10% o Quản lý cấp trung 20% o Khối nhân viên: 70% Phòng Ban:
o Khối hành chính: 10%. o Khối sản xuất: 45%. o Khối kinh doanh: 45% Thâm niên làm việc
o Dưới 3 năm: 20% o Từ 3-7 năm: 50% o Trên 7 năm: 30%
Theo đó nghiên cứu sẽ chọn các phần tử cho mẫu theo 27 kết hợp (3 cấp bậc x 3 Phòng ban x 3 mức thâm niên). Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với danh sách nhân viên công ty, tất cả nhóm quản lý cấp cao đều có thâm niên trên 7 năm và tất cả nhóm quản lý cấp trung đều có thâm niên trên 3 năm; như vậy tổng cộng còn 18 kết hợp. Ta có bảng tỷ lệ phần tử của mẫu như sau:
Bảng 3.5: Khung mẫu dự kiến
STT Cấp bậc Phòng Ban Thâm niên Tỷ lệ trong mẫu Số phần tử
1
Quản lý cấp cao
Hành chính Trên 7 năm 0.1x0.1x1x100= 1
2 Sản xuất Trên 7 năm 0.1x0.45x1x100= 5
3 Kinh doanh Trên 7 năm 0.1x0.45x1x100= 5
4 Quản lý cấp trung Hành chính Từ 3-7 năm 0.2x0.1x0.7x100= 1 5 Trên 7 năm 0.2x0.1x0.3x100= 1 6 Sản xuất Từ 3-7 năm 0.2x0.45x0.7x100= 6 7 Trên 7 năm 0.2x0.45x0.3x100= 3 8 Kinh doanh Từ 3-7 năm 0.2x0.45x0.7x100= 6 9 Trên 7 năm 0.2x0.45x0.3x100= 3 10 Nhân viên Hành chính Dưới 3 năm 0.7x0.1x0.2x100= 1 11 Từ 3-7 năm 0.7x0.1x0.5x100= 4 12 Trên 7 năm 0.7x0.1x0.3x100= 2 13 Sản xuất Dưới 3 năm 0.7x0.45x0.2x100= 6 14 Từ 3-7 năm 0.7x0.45x0.5x100= 16 15 Trên 7 năm 0.7x0.45x0.3x100= 9 16 Kinh doanh Dưới 3 năm 0.7x0.45x0.2x100= 6 17 Từ 3-7 năm 0.7x0.45x0.5x100= 16 18 Trên 7 năm 0.7x0.45x0.3x100= 9 Tổng 100
Theo đó phần gạn lọc của bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng phải chứa tối thiểu 3 yếu tố kiểm soát quota trong Bảng 3.1 về các yếu tố cá nhân là:
- Chức vụ: nhằm phân loại ra cấp bậc