NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam (Trang 79 - 81)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

2.4. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ

ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃI

Luật SHTT hiện hành không chính thức ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Trước tiên, Luật SHTT không công nhận chủ sở hữu nhãn hiệu được thừa nhận và sử dụng rộng rãi là chủ sở hữu nhãn hiệu. Cụ thể, tại Điều 121.1, chỉ chủ thể được cấp văn bằng bảo hộ hoặc có nhãn hiệu được coi là nổi tiếng mới có tư cách Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi không được coi là chủ sở hữu nhãn hiệu, xét trường hợp nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ và chưa đạt đến mức độ danh tiếng cao để hưởng quy chế pháp lý dành cho nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo logic đó, có thể hiểu rằng chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi không được hưởng các quyền quy định tại Điều 123 Luật SHTT, vốn quy định về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Phải chăng tất cả sự bảo hộ dành cho nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi chỉ bó hẹp trong Điều 74.2. g) về từ chối bảo hộ dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với loại nhãn hiệu này?

Tuy nhiên, xem xét về Điều 5.3 Luật SHTT về nguyên tắc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế khi luật quốc gia quy định khác với điều ước quốc tế, hoàn toàn có thể áp dụng quy định của Công ước Paris và Hiệp định TRIPS mà Việt Nam là thành viên. Trong đó, Điều 6bis Công ước Paris nêu rõ quy chế bảo hộ đối với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, cụ thể quốc gia thành viên có nghĩa vụ (i) từ chối đăng ký, (ii) hủy bỏ đăng ký, (iii) ngăn cấm việc sử dụng dấu hiệu nếu dấu hiệu đó gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi cho hàng hóa trùng hoặc tương tự. Phân tích sâu hơn, có thể thấy rằng nhãn hiệu được biết đến rộng rãi được hưởng quy chế bảo hộ khá rộng theo Điều 6bis, một mặt (i) sự tồn tại của nhãn hiệu được biết đến rộng rãi loại trừ khả năng được bảo hộ của các dấu hiệu gây nhầm lẫn cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự, và quan trọng hơn nữa đó là (ii) quyền sử dụng nhãn hiệu được biết đến rộng

54

rãi đã được nâng tầm trở thành quyền độc quyền của chủ sở hữu, loại trừ hành vi sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn.

Như vậy, dù không được ghi nhân tại Điều 121.1 và Điều 123 Luật SHTT, nhưng quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi vẫn tồn tại trên cơ sở áp dụng nguyên tắc bảo hộ tại Điều 6bis Công ước Paris mà Việt Nam là thành viên. Trên cơ sở đó, nội dung tiếp theo sẽ phân tích nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo tinh thần của Công ước Paris và làm rõ sự thể hiện của tinh thần ấy trong pháp luật Việt Nam.

Nội dung Điều 6bis Công ước Paris nhắc đến quyền của chủ sở hữu sở nhãn được biết đến rộng rãi được ngăn cấm người khác sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, trong các quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung, quyền ngăn cấm chỉ là một phần trong ba quyền năng chính là: Quyền sử dụng, Quyền ngăn cấm người khác sử dụng và Quyền định đoạt.

Bên cạnh ba quyền năng cơ bản, chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi còn có các quyền yêu cầu để đảm bảo rằng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự sẽ không được bảo hộ với tư cách nhãn hiệu, cụ thể là quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho dấu hiệu của bên thứ ba, cụ thể:

- Trường hợp dấu hiệu được nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dù dấu hiệu đó

trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn. Việc một dấu hiệu được nộp đơn đăng ký, đang trong quá trình thẩm định và có khả năng được cấp bằng là nguy cơ đe dọa đến vị thế độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, mặt khác đơn đăng ký có ngày nộp đơn sớm hơn sẽ cản trở việc đăng ký cấp bằng của chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, nếu người đó có ngày nộp đơn muộn hơn.

- Trường hợp dấu hiệu được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dù dấu hiệu

55

dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn. Khi dấu hiệu được cấp bằng, dấu hiệu đó sẽ có vị thế độc quyền trên thị trường và chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi sẽ mất quyền độc quyền cũng như không có khả năng được cấp bằng cho nhãn hiệu của mình khi văn bằng nêu trên còn hiệu lực.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)