PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ
2.3.2. Phạm vi quyền đối với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rã
Nội dung dưới đây sẽ đề cập và phân tích các trường hợp dấu hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ do trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhẩn rộng rãi, được quy định tại Điều 74.2.g Luật SHTT:
Điều 74.2.g Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.
Theo Điều 74.2.g Luật SHTT 2005, các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi sử dụng cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu. Theo đó, nhãn hiệu được sử
52
dụng và thừa nhận rộng rãi sẽ loại trừ khả năng bảo hộ của các loại dấu hiệu rơi vào bốn trường hợp sau:
̵ Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi sử dụng cho hàng hóa dịch vụ trùng với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi;
̵ Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi sử dụng cho hàng hóa dịch vụ tương tự với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi;
̵ Dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi sử dụng cho hàng hóa dịch vụ trùng với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi;
̵ Dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhẫn hiệu được sử dụng và
thừa nhận rộng rãi sử dụng cho hàng hóa dịch vụ tương tự với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.
Như vậy, không như nhãn hiệu nổi tiếng vốn được bảo hộ ở phạm vi rộng đến các hàng hóa dịch vụ không trùng hoặc tương tự, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi chỉ được bảo hộ trong phạm vi hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự, giống với phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu thường. Điều này là dễ hiểu bởi nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi là nhãn hiệu được công chúng liên quan nhận biết và ghi nhớ ở mức độ vừa phải, chưa đạt được danh tiếng cao như nhãn hiệu nổi tiếng, được nhà nước tạo điều kiện bảo hộ ở mức độ tương đương với nhãn hiệu thông thường đã đăng ký dù chưa được đăng ký nhờ có yếu tố “được sử dụng và thừa nhận rộng rãi”.
Phạm vi bảo hộ nêu trên phù hợp với nội dung Điều 6bis Công ước Paris, theo đó
dấu hiệu “có khả năng gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi cho hàng
hóa (được áp dụng cho cả dịch vụ theo Điều 16.2 Hiệp định TRIPS) giống hoặc tương
tự sẽ bị từ chối đăng ký, hủy bỏ đăng ký và ngăn cấm sử dụng. Có thể hiểu rằng “có
khả năng gây nhầm lẫn” đã bao gồm cả trường hợp tương tự gây nhầm lẫn và trùng với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi. Theo đó, tương tự như cách phân tích trên, sẽ có bốn trường hợp mà dấu hiệu rơi vào một trong bốn trường hợp đó sẽ bị áp dụng các
53
biện pháp theo Điều 6bis. Như vậy, ĐIều 74.2.g rất trung thành với cách quy định tại Điều 6bis Công ước Paris.