PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐƢỢC SỬ DỤNG VÀ THỪA NHẬN RỘNG RÃ
2.1.2. Trình tự công nhận và Thẩm quyền
Không như nhãn hiệu nổi tiếng có thể được ghi nhận cụ thể tại Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng theo hướng dẫn tại Điểm 42.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, hiện nay chưa có quy định cụ thể về công nhận và thẩm quyền công nhận một nhãn hiệu là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.
41
Trên thực tế, các chủ thể vẫn thường xuyên chứng minh nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi để được hưởng quy chế pháp lý luật định. Việc chứng minh được tiến hành theo từng vụ việc, để phục vụ cho các mục đích khác nhau, ví dụ như chứng minh để nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ theo quy định tại Điều 74.2.a, b, c và đ Luật SHTT, chứng minh để phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho dấu hiệu khác... Việc chứng minh có thể được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thụ tục tại Tòa án, hoặc theo thủ tục hành chính tại Cục SHTT.
Dù chưa có một nhãn hiệu nào được minh thị công nhận là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, thậm chí chưa một nhãn hiệu nào được trực tiếp công nhận
là nổi tiếng tại Việt Nam do “Cục Sở hữu trí tuệ và tòa án chưa ban hành bất kỳ quyết
định nào” [32, tr.67], nhưng trong thực tiễn, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi đã gián tiếp được công nhận qua các quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quyết định chấp thuận các yêu cầu phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, yêu cầu hủy hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT ban hành, hay kết quả thành công trong các vụ việc chống cạnh tranh không lành mạnh của cơ quan có thẩm quyền, mà nhãn hiệu bị phản đối, bị hủy giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay bị coi là bằng chứng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi.
Có thể xét quy định của pháp luật Trung Quốc như một ví dụ so sánh. Theo quy định của pháp luật Trung Quốc về bảo hộ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, có hai cách đề một nhãn hiệu được biết đến rộng rãi là theo thủ tục Hành chính và thủ tục Tố tụng. Theo thủ tục hành chính, có hai cơ quan có thẩm quyền liên quan là Văn phòng Nhãn hiệu và Ban Xem xét và Đánh giá Nhãn hiệu, theo đó Văn phòng Nhãn hiệu có trách nhiệm thẩm định yêu cầu công nhận liên quan đến thủ tục phản đối hoặc xử lý vi phạm, trong khi đó Ban Xem xét và Đánh giá Nhãn hiệu thẩm định yêu cầu công nhận liên quan đến thủ tục phản đối hoặc hủy hiệu lực văn bằng bảo hộ [35, tr.16].
42