Nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi trong các Điều ƣớc quốc tế

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 60)

NGƢỜI CAM ĐOAN

1.2.1.1. Nhãn hiệu đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi trong các Điều ƣớc quốc tế

tế

Nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, hay nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi, đã xuất hiện trong các văn bản pháp lý quốc tế từ những năm đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn tiếp tục được hoàn thiện bằng các điều ước quốc tế và các tài liệu của WIPO. Các văn bản nổi bật trong đó là Công ước Paris 1883, Hiệp định TRIPS 1994 và Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi.

Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu được biết đến rộng rãi được các quốc gia thành viên Công ước Paris thảo luận từ những năm 1920, và đến năm 1925 Điều 6bis liên quan đến bảo hộ loại nhãn hiệu này đã được ghi nhận trong Công ước Paris [32, tr.15). Khảo sát Điều 6bis có thể rút ra một số nhận xét như sau:

̵ Điều 6bis chỉ ghi nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa (goods), không ghi nhận bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ (services);

̵ Phạm vi bảo hộ theo Điều 6bis mở rộng tới hàng hóa trùng hoặc tương

tự;

̵ Điều 6bis không đề cập tới tiêu chí xác nhận nhãn hiệu được biết đến rộng rãi.

Nhận xét về vai trò của Điều 6bis, Denis Croze cho rằng: “Điều 6bis rất quan trọng trong các vụ việc mà nhãn hiệu tại một quốc gia không – hoặc chưa – hưởng sự bảo hộ trên cơ sở đăng ký tại quốc gia đó hoặc trên cơ sở đăng ký khu vực hoặc quốc tế có hiệu lực tại quốc gia đó”, cũng có nghĩa là “nếu nhãn hiệu được đăng ký bình thường tại một quốc gia thì không cần tới Điều 6bis” [20, tr.139].

Tại vòng đàm phán Uruguay trong tiến trình thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1994, Hiệp định TRIPS ra đời và có hiệu lực vào năm 1995. Điều

33

16.2 và Điều 16. 3 Hiệp định TRIPS đã bổ sung một số nội dung mà Điều 6bis Công ước Paris chưa đề cập:

̵ Điều 16.2 mở rộng phạm vi bảo hộ ra các nhãn hiệu dịch vụ chứ không chỉ bó hẹp trong nhãn hiệu hàng hóa như Điều 6bis.

̵ Điều 16.2 đưa ra tiêu chí xác định nhãn hiệu được biết đến rộng rãi,

đó là mức độ biết tới nhãn hiệu trong phạm vi công chúng liên quan, bao gồm cả sự biết đến nhờ hoạt động quảng bá nhãn hiệu.

̵ Đặc biệt, Điều 16.3 mở rộng phạm vi bảo hộ tới các sản phẩm không

tương tự, tuy nhiên chế độ bảo hộ rộng như vậy chỉ áp dụng với nhãn hiệu được biết đến rộng rãi đã được đăng ký, đồng thời việc sử dụng nhãn hiệu bị cho là vi phạm phải thể hiện sự liên tưởng tới hàng hóa hoặc dịch vụ và chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi phạm, và gây thiệt hại cho quyền lợi của chủ nhãn hiệu bị vi phạm.

Theo nhận định của Denis Croze, “Chế độ bảo hộ mở rộng phản ánh sự phân

biệt trong pháp luật nhiều quốc gia, giữa nhãn hiệu nổi tiếng, một loại nhãn hiệu được biết đến rộng rãi nổi tiếng tới mức phải được bảo hộ chống lại các hành vi sử dụng trên bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào, và nhãn hiệu được biết đến rộng rãi, loại nhãn hiệu phải được bảo hộ chống lại hành vi sử dụng hoặc đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu được biết đến rộng rãi” [20, tr.140].

Một tài liệu quan trọng khác cần được nhắc tới là Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ nhãn hiệu được biết tới rộng rãi. Khuyến nghị chung của WIPO được ban hành tại Phiên họp chung của Đại hội đồng Liên minh Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp và Đại hội đồng WIPO tháng 9 năm 1999. Bản Khuyến nghị chung đã làm rõ và cung cấp các bổ sung quan trọng cho Công ước Paris và Hiệp định TRIPS. Theo đó, Bản Khuyến nghị đã cung cấp hướng dẫn chi tiết để xác định nhãn hiệu được biết đến rộng rãi và các yếu tố không được xét trong quá trình xác định trên. Dù Bản Khuyến nghị chung không phải là quy định bắt buộc các quốc gia phải tuân thủ nhưng nội dung Bản Khuyến nghị chung là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để pháp luật các

34

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 60)