- Đọc các trạng từ Khi đọc một câu nếu có đoạn văn hay câu bắt
3. Những điều nên tránh trong lúc lắng nghe và biện pháp khắc phục
phục
43
Một trong những cản trở lớn nhất khi lắng nghe là tự động bỏ ngoài tai những gì mình đang nghe vì: không thích nội dung lắng nghe, không thích người đang nói chuyện, do môi trường xung quanh, do văn hóa, địa vị xã hội hay thái độ. Đây chính là biểu hiện của vội xét đoán trong lúc lắng nghe. Để loại bỏ cản trở này bạn nên:
- Tập trung lắng nghe thông tin và luôn nhớ rằng thông tin này có thể sẽ có giá trị cho mình. Có nhiều nội dung hiện tại chưa cần thiết nhưng có thể sẽ rất hữu ích với ta sau này.
- Hãy cố gắng lắng nghe thông điệp chứ không phải người truyền thông điệp. Nếu bạn không thích người đang nói chuyện với mình, đừng cố gắng để ý đến tính cách hay con người của họ, hãy tập trung vào thông tin đang được chuyển tải. Ngược lại, đối với người chúng ta thích, có thể chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận những gì họ nói, điều đó cũng không tốt.
- Đừng để yếu tố văn hóa, chủng tộc, giới tính, tuổi tác, môi trường hay địa vị xã hội ảnh hưởng đến quá trình lắng nghe. Một người có quan điểm khác ta không có nghĩa là họ sai và ngược lai. Đôi khi chính những trái ngược này sẽ làm cho bạn học được nhiều điều mới và mở mang đầu óc hơn.
¾ Vừa nghe, vừa nói
Đôi khi chúng ta rơi vào trường hợp cố gắng nói trong lúc đang nghe người khác nói. Lắng nghe sẽ hiệu quả khi ta biết học cách im lặng bởi im lặng sẽ cho bạn cơ hội suy nghĩ về những điều được nghe trước khi có phản ứng. Để khắc phục cản trở này, bạn cần:
- Buộc mình phải im lặng khi lắng nghe. Khi bạn cố gắng im lặng trong khoảng 10 phút để lắng nghe, bạn có thể sẽ ngạc nhiên về những điều mình nghe được. Cũng có thể, bạn sẽ cảm thấy làm được điều này sao mà khó khăn đến thế.
44
- Đặt câu hỏi cho người trình bày và cố gắng lắng nghe câu trả lời của họ. Việc tập thói quen đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời cũng là cách luyện tập im lặng trong lúc lắng nghe.
¾ Cảm xúc
Cảm xúc có thể sẽ cản trở rất lớn đến quá trình lắng nghe của chúng ta. Sự lo lắng, sợ hãi, tức giận....sẽ làm cho bạn không tập trung lắng nghe được. Ví dụ, làm sao bạn có thể lắng nghe bài giảng của thầy cô trong khi bạn đang lo lắng về bài kiểm tra ngày mai? Như vậy, khi lắng nghe bạn phải biết loại bỏ cảm xúc của mình . Muốn vậy cần phải:
- Biết rõ cảm xúc của mình trước khi lắng nghe. Ví dụ, khi đang quá tức giận đừng nên nghe những điều càng làm bạn tức giận và sẽ dẫn đến phản ứng không tốt.
- Tập trung vào thông điệp với suy nghĩ sử dụng những thông tin nhận được như thế nào.
- Cố gắng xây dựng hình ảnh tích cực về thông điệp mình nghe được
KỸ NĂNG GHI CHÉP BÀI GIẢNG TRÊN LỚP
Mục đích chủ yếu của ghi chép là ghi nhận lại những gì ta đã nghe. Nếu có được khả năng lắng nghe và ghi chép, chúng ta đã có hai kỹ năng giá trị nhất trong học tập của sinh viên. Ghi chép còn quan trọng ở chỗ, bạn sẽ:
- Trở nên tích cực hơn trong quá trình lắng nghe - Có thêm tài liệu để tham khảo học tập
- Có thể tạo ra những hình ảnh gợi nhớ lại những điều đã nghe
Những việc cần chuẩn bị để ghi chép có hiệu quả
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để ghi chép như: bút viết, tập vở, tẩy... - Phải tham dự lớp học đầy đủ để ghi chép. Nếu bạn mượn tập của
người khác, có thể bạn sẽ không đọc hay hiểu được những điều họ ghi chép.
45
- Trước khi đến lớp, cần chuẩn bị trước ở nhà như làm bài tập, đọc tài liệu trước.
- Nên mang sách học đến lớp để đề phòng trường hợp giảng viên yêu cầu đánh dấu những phần quan trọng trong quyển sách.
- Nên đặt câu hỏi và tích cực tham gia vào buổi học. Khi không hiểu bài, chúng ta cần mạnh dạn đặt câu hỏi và tham gia trả lời các câu hỏi do giảng viên đặt ra. Nhiều giảng viên sẽ dựa vào câu hỏi của sinh viên để giảng dạy và tóm tắt nội dung tài liệu đã đọc.
- Lựa chọn chỗ ngồi gần bảng, gần nơi thầy giáo giảng
1. Quy trình ghi chép L-STAR (L- Listening, S- Set It Down, T- Tranlating, A-Analyzing, R-Remembering). Tranlating, A-Analyzing, R-Remembering).
Nhiều người cho rằng, một trong những cách ghi chép hiệu quả nhất đó chính là phương pháp L-STAR. Quy trình này gồm 5 bước: (1) Lắng nghe, (2) Viết ra giấy, (3) Diễn giải, (4) Phân tích và (5) Ghi nhớ. Ngoài việc cải thiện kỹ năng ghi chép, phương pháp L-STAR còn rất hữu ích cho sinh viên trong học tập và thi cử.
¾ Lắng nghe
Bạn chỉ có thể ghi chép tốt khi bạn biết cách lắng nghe. Vấn đề này đã được trình bày trong mục lắng nghe.
¾ Viết ra giấy
Đây là một công việc rất khó khăn, có những giảng viên sắp xếp và cung cấp thông tin rất rõ ràng dễ hiểu, nhưng cũng có những giảng viên làm việc này không theo một trật tự nào cả. Họ chỉ nêu vấn đề và tìm cách giải quyết. Do đó, chọn lọc thông tin để ghi chép cũng như lựa chọn hình thức ghi chép cũng cần phải có kỹ năng để tuy không thể ghi hết tất cả những điều giảng viên trình bày trên lớp nhưng vẫn đảm bảo những thông tin quan trọng không bị bỏ qua. Một trong những biện pháp tốt nhất để khắc phục khó khăn này là: rèn luyện kỹ năng lắng nghe, lựa chọn kỹ thuật ghi chép phù hợp (sẽ được trình bày ở mục 3) bạn cũng
46
nên tập làm quen với cách viết tắt. Có những k ý hiệu viết tắt mang tính toàn cầu nhưng cũng có những ký hiệu viết tắt theo cách riêng của bạn (xem hình 4.1)
Hình 4.1: Ký hiệu viết tắt
+ cộng, thêm vào, tính tích cực - bớt đi, tính tiêu cực
x đại số, nhân lên
≠ không bằng nhau
≈ ước khoảng > lớn hơn, tăng lên < ít hơn, giảm xuống ~ đường sin hay cosin
→ tiệm cận, tiến đến ≡ đồng dạng ∴do đó ↔ thay đổi vùng Giao động # con số ^ tăng lên * quan trọng ... vân, vân ? câu hỏi & và w/ với w/o không / tỉ lệ f tần suất (lập lại) % phần trăm ¾ Diễn giải
Công việc bạn cần làm ngay sau khi kết thúc một buổi học là đọc lại những ghi chép của bạn trên lớp. Nhiều sinh viên cho rằng bước này không quan trọng hay sợ mất thời gian. Suy nghĩ như vậy bạn sẽ không phát hiện ra những sai sót của mình trong ghi chép và mất cơ hội hỏi lại giảng viên hoặc bạn bè.
Khi về nhà, hoặc đến thư viện bạn nên dành thời gian trong ngày để xem lại và diễn giải những ghi chép trên lớp. Quá trình này sẽ giúp bạn tổng kết những gì đã học và liên hệ với những điều đã học trước đó. Quá trình này cũng giúp bạn sửa lỗi chính tả, viết lại các câu, đoạn văn, diễn giải
47
những từ viết tắt, chuẩn bị câu hỏi cho buổi học sau. Có rất nhiều việc cần làm trong bước này nhưng nếu bạn cố gắng áp dụng trong vòng một tuần bạn sẽ thấy mình tiến bộ rất nhanh trong việc đọc hiểu các tài liệu và tất nhiên điểm học của bạn cũng sẽ cao.
¾ Phân tích
Bước này sẽ được tiến hành sau khi bạn kết thúc diễn giải. Khi phân tích, cần đặt ra 2 câu hỏi cơ bản: (1) Điều này có nghĩa gì? (2) Tại sao nó lại quan trọng? Trả lời được hai câu hỏi này, bạn đã nắm rất rõ môn học của mình. Tuy nhiên, không thể trả lời chúng một cách nhanh chóng được. Bạn cần phải đọc phần ghi chép, đọc sách, các tài liệu hỗ trợ khác, hoặc tìm kiếm thông tin bên ngoài. Nhưng điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn hiểu bài tốt hơn. Cũng cần nhớ rằng, có nhiều môn học mà bài hôm nay liên quan đến bài hôm trước, nếu bạn không hiểu bài hôm trước thì bạn cũng sẽ chẳng hiểu được bài hôm sau. Do vậy phân tích những ghi chép của mình trong khi diễn giải là bước rất cần thiết.
¾ Ghi nhớ
Sau khi đã lắng nghe, ghi chép, diễn giải và phân tích, thì bước cuối cùng là cố gắng ghi nhớ những gì đã học. Như vậy quá trình ôn tập của bạn sẽ diễn ra nhẹ nhàng và đơn giản đi rất nhiều.