Nâng cao thái độ, tập trung và biết điều chỉnh trong lúc lắng nghe

Một phần của tài liệu Chuẩn bị và thích nghi với sự thay đổi ở trường đại học (Trang 41 - 42)

- Đọc các trạng từ Khi đọc một câu nếu có đoạn văn hay câu bắt

2. Nâng cao thái độ, tập trung và biết điều chỉnh trong lúc lắng nghe

Để quá trình lắng nghe được hiệu quả, ngoài những gợi ý nên làm và nên tránh ở trên, chúng ta cũng cần quan tâm rèn luyện thái độ, mức tập trung và khả năng điều chỉnh khi lắng nghe.

¾ Th hin mt thái độ tích cc

Một thái độ lắng nghe tích cực sẽ làm cho đầu óc bạn cởi mở hơn. Kevin J. Murphy đã nói “Đầu óc con người cũng giống như nhà thờ, nó chỉ làm đúng chức năng của mình khi nó mở cửa”. Nói như vậy có nghĩa bạn phải có một thái độ tích cực khi đến lớp, thái độ đó chính là luôn nghĩ giảng viên sẽ có nhiều điều hữu ích muốn nói với bạn trong buổi học này. Hãy nghĩ rằng để chuẩn bị cho một buổi giảng, các giảng viên đã phải tìm kiếm, lựa chọn các tài liệu, đọc và sắp xếp chúng một thời gian dài để gửi đến sinh viên. Cho dù trong trường hợp bạn không đồng ý với phần trình bày của giảng viên, bạn cũng vẫn nên duy trì thái độ tích cực bởi vì có thể giảng viên không sai. Hãy ghi nhận và thảo luận với giảng viên sau buổi học

42 ¾ C gng tp trung chú ý

Khi chú ý, bạn sẽ tập trung, khi tập trung bạn sẽ biết được những điều quan trọng cần ghi nhận và như vậy là bạn đang học được nhiều điều cần thiết. Tập trung được hiểu là: trong đầu bạn phải biết vấn đề trọng tâm của cuộc nói chuyện (hay buổi giảng bài) là gì cùng lúc với việc bạn suy nghĩ đồng ý hay không với những ý kiến xung quanh vấn đề này. Để có thể tập trung tốt hơn trong buổi học, bạn phải có sự chuẩn bị trước. Trước khi đến lớp cần phải xem lại những ghi chép của mình ở bài họ trước, dành ít phút để suy đoán những gì giảng viên sẽ giảng trong buổi học hôm nay. Xem qua các phần có liên quan đến buổi học có trong sách. Khi nghe bài giảng, các từ sẽ đi vào bộ nhớ ngắn hạn của chúng ta, ở đây nó được nhanh chóng chuyển thành các ý tưởng. Nếu không có bước chuyển đổi này thì bạn sẽ rơi vào tình trạng như trong câu thành ngữ “nghe tai này, ra tai kia”. Quá trình chuyển đổi từ thành ý sẽ giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn những gì mình đã nghe và như vậy là bạn đã tập trung chú ý trong quá trình lắng nghe.

¾ Trau di kh năng biết điu chnh

Khả năng này cho phép bạn trở nên linh động hơn trong quá trình lắng nghe. Đôi khi bạn gặp phải trường hợp giảng viên nói rằng: “Việc này dẫn đến 3 hệ quả quan trọng” nhưng sau đó lại trình bày đến 4 hoặc 5 hệ quả. Cũng có trường hợp, người nghe đặt câu hỏi và giảng viên phải dừng lại để giải thích. Trong những trường hợp này, không nên bỏ qua mà phải thích nghi, lắng nghe những điều không nằm trong sắp xếp mà ta dự tính trước đó. Sự thích nghi này được coi là khả năng biết điều chỉnh khi lắng nghe.

Một phần của tài liệu Chuẩn bị và thích nghi với sự thay đổi ở trường đại học (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)