Áp dụng các kỹ thuật ghi chép khi đọc sách để nâng cao hiệu quả đọc sách.

Một phần của tài liệu Chuẩn bị và thích nghi với sự thay đổi ở trường đại học (Trang 25 - 29)

quả đọc sách.

Trong bài này, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn các kỹ năng và kỹ thuật liên quan đến đọc sách. Khi đọc sách, bên cạnh việc luyện tập các kỹ năng để tăng tốc độ đọc và hiểu, các bạn cũng cần biết những phần quan trọng của quyển sách cũng như cách đọc quyển sách để nắm được những nội dung mà tác giả cho là quan trọng hay người đọc cần hiểu. Cuối cùng, để có thể nhớ lâu hơn những gì chúng ta đã đọc, bạn cũng nên tập thói quen ghi chép trong lúc đọc.

CẢI THIỆN TỐC ĐỘ ĐỌC VÀ HIỂU

Hầu hết chúng ta khi đọc một quyển sách thường thích đọc thật nhanh mà vẫn hiểu rõ những điều quyển sách muốn nói. Làm được điều này thật không dễ chút nào. Trong phần này, các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu về các kỹ năng mà người đọc có thể sử dụng. Tuy nhiên, trước tiên cũng cần phải nói sơ qua về hai vấn đề có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ đọc của chúng ta, đó là sự di chuyển của ánh mắt (eye movement) và phát âm trong lúc đọc (vocalization).

1. Sự di chuyển của ánh mắt trong lúc đọc

Những nghiên cứu về vấn đề này cho thấy trong khi đọc, mắt chúng ta có những điểm dừng cố định (fixation), với mỗi điểm dừng này, mắt chúng ta có thể nhìn được khoảng 10 chữ, như vậy nếu một từ quá dài thì có thể

26

chúng ta không đọc hết được (ví dụ: informational) nhưng nếu một từ quá ngắn thì chúng ta có thể nhìn thấy nhiều hơn (ví dụ: đá bóng, đi học...)

Tuy nhiên, phải có sự tương thích giữa những gì mắt đọc được với khả năng xử lý của bộ não. Nhiều khi, ở mỗi điểm dừng ta có thể đọc được 2 từ nhưng não chúng ta không thể hiểu cùng lúc (đồng thời) cả 2 từ. Thậm chí trong trường hợp mắt có thể đọc được cả ngàn từ trong một phút và não có thể hiểu hết ý nghĩa của cả ngàn từ này (điều này rất khó xảy ra), thì não vẫn không có đủ thời gian để liên kết ý của các từ này trước khi sang phần khác. Đây cũng chính là một trở ngại ảnh hưởng đến tốc độ đọc.

2. Phát âm trong lúc đọc

Nhiều người cho rằng phát âm trong lúc đọc là một thói quen xấu cần loại bỏ. Có 4 dạng phát âm trong lúc đọc: (1) có người phát âm thành tiếng mỗi từ đọc được; (2) có người đọc nhẩm; (3) có người đọc thầm; (4) có người suy nghĩ về âm thanh của những từ đang đọc. Như vậy, cho dù chúng ta có cố gắng loại bỏ việc phát âm trong lúc đọc thì trên thực tế sự phát âm này vẫn là một phần của quá trình đọc.

Vậy làm thế nào để có thể đọc nhanh hơn hay nói cách khác, có cách nào để khắc phục các yếu tố nêu trên trong quá trình đọc? Thật ra, bạn chỉ có thể tăng tốc độ đọc bằng một cách rất tự nhiên bằng cách đọc nhiều và luyện tập để đọc nhanh hơn chứ bạn không thể loại bỏ được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ đọc nhất là vấn đề phát âm trong lúc đọc. Sau đây là một số gợi để tăng tốc độ đọc:

¾ Xây dng nn tng kiến thc trước khi bt đầu đọc

Trước khi bắt đầu đọc một quyển sách, bạn hãy dành ít phút để suy nghĩ về tựa đề quyển sách và đọc phần mục lục. Hãy cố gắng tìm hiểu ý của cả hai yếu tố này càng nhiều càng tốt. Ví dụ, nếu đọc quyển sách về những cuộc thám hiểm của Sherlock Holmes, bạn có thể liên tưởng đến

27

những điều mình đã biết về một số truyện trinh thám trước đó như truyện sẽ có những tình tiết ly kỳ, khó hiểu, án mạng, tội ác.... Từ đó, bạn sẽ hình dung được quyển sách mình sắp đọc muốn nói về vấn đề gì. Hiểu được bản chất của quyển sách sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi đọc (tập trung hơn và có thể đoán trước được nội dung).

¾ Nm bt ý tưởng, đừng nh t

Bạn có thể sử dụng từ ngữ để hình tượng hóa ý tưởng hoặc sự kiện, hành động. Một khi làm được điều này, từ ngữ sẽ không còn trong đầu bạn mà chỉ còn lại những ý tưởng hay sự kiện quan trọng của những điều đã đọc.

¾ Quan tâm đến đon văn kết lun

Đọan văn cuối cùng của mỗi phần thường thể hiện sự kết nối các dữ kiện, sự kiện của một nội dung nào đó mà bạn không nên bỏ qua.

™ S dng ngđiu

Chúng ta cũng biết phát âm là một phần của quá trình đọc hiểu. Sử dụng phát âm có hiệu quả nhất (đọc nhanh hơn với mức độ hiểu cao hơn) là thông qua ngữ điệu (lên, xuống giọng trong lúc đọc) và đọc có ngữ điệu chính là đọc diễn cảm. Tuy nhiên, không nhất thiết phải phát âm thành tiếng khi đọc mà bạn có thể để cho đầu óc của mình nhún nhảy theo mỗi dòng chữ với nhịp của ngữ điệu mà mình cảm nhận được. Để việc phát âm thầm trở thành một thói quen thì trước hết cần phải đọc lớn trong phòng một mình, đọc một cách thật diễn cảm khoảng 10 hoặc 15 phút. Điều này sẽ tạo trong đầu bạn một mẫu đọc và bạn sẽ luôn cảm nhận được điều này khi đọc thầm.

o Quan tâm đến t vng

Chúng ta cũng có thể cải thiện tốc độ đọc của mình bằng cách nắm vững và chính xác ý nghĩa của từ vựng. Mỗi từ đều có khái niệm của nó. Biết được từ gốc, định nghĩa chính và phụ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, những

28

khác biệt tinh tế giữa các từ cũng giúp bạn có thể hiểu được ý của tác giả nhanh hơn.

Trên đây là một số gợi ý để giúp bạn có thể đọc nhanh hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đề nghị khác giúp bạn tăng tốc độ đọc. Trong phần “phương pháp đọc và ghi chép trong lúc đọc”, chúng tôi sẽ trình bày thêm.

TÌM HIỂU NỘI DUNG QUYỂN SÁCH KHI ĐỌC

1. Những phần quan trọng cần đọc đầu tiên khi tìm hiểu về một quyển sách quyển sách

Khi bước vào một học kỳ, bạn cần phải biết mình sẽ học những môn học nào và hãy cố gắng mua các sách học ngay từ đầu cho dù có môn gần cuối học kỳ mình mới học. Vậy khi cầm một quyển sách để quyết định có mua hay không, bạn cần phải đọc những gì?

¾ Li gii thiu.

Khi đọc phần giới thiệu, bạn sẽ cảm thấy như là có cơ hội được làm quen với tác giả và có thể tranh luận với họ về những điều mình đọc. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tìm thấy những thông tin có giá trị về các khái niệm hay nội dung của quyển sách. Trong phần này, bạn cũng có thể biết được: (1) Mục tiêu của tác giả, (2) cách tổ chức sắp xếp các nội dung trình bày của tác giả, (3) Sự khác biệt của quyển sách này so với những quyển sách khác, (4) năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của tác giả, (5) Những ích lợi khác có thể có khi đọc.

¾ Phn mc lc

Trong mục này, tác giả sẽ liệt kê những phần, những chương và những đầu đề chính trong mỗi chương. Khi đọc phần này, chúng ta sẽ biết được cách tổ chức, sắp xếp của quyển sách và mỗi chương có liên hệ với chương tiếp theo như thế nào. Ngoài ra, ở phần mục lục, bạn cũng có thể nhận thấy tác giả có đính kèm phụ lục, tài liệu tham khảo, bảng chú dẫn hay không.

29

¾ Đọc nhng phn cui quyn sách (ph lc, tài liu tham kho, bng chú dn)

Những phần cuối quyển sách thường có phần phụ lục. Khi đọc phần này, chúng ta sẽ có thêm các thông tin từ bảng biểu, sơ đồ hay các tài liệu chi tiết về một số phần cụ thể nào đó của một chủ đề. Ví dụ, khi đọc về chương “phân tích công việc” trong cuốn sách “quản trị nhân sự”, bạn có thể tìm thấy ở phần phụ lục quyển sách những bảng, biểu liên quan đến mô tả công việc hoặc tiêu chuẩn công việc để minh họa cho dễ hình dung. Ngoài ra, ở cuối quyển sách, tác giả cũng thường đính kèm tài liệu tham khảo. Phần này cho chúng ta biết người viết đã tham khảo những tác giả nào và những quyển sách nào, qua đó người đọc có thể biết những thông tin chỉ dẫn để đọc thêm các tài liệu khác. Bảng chú dẫn sẽ liệt kê những đề tài quan trọng, những ý chính đi kèm với số trang trong sách. Điều này giúp bạn có thể nhanh chóng tìm được những phần cần đọc trong quyển sách. Ví dụ, khi tìm định nghĩa về thị trường độc quyền thiểu số, bạn có thể tìm đến bảng chú dẫn của sách kinh tế vi mô. Ở đó, người viết sẽ nói rõ bạn cần đọc trang số mấy để có thể hiểu được khái niệm này. Tuy nhiên, không phải tất cả các sách học đều có bảng chú dẫn.

2. Những phần quan trọng cần đọc trong mỗi chương

Một phần của tài liệu Chuẩn bị và thích nghi với sự thay đổi ở trường đại học (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)