- Kết cấu của hình thái kinh tế xã hộ
1. Định nghĩa tồn tại xã hội, ý thức xã hộ
1.1. Tồn tại xã hội
Khái niệm: Tồn tại xa hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xa hội làm cơ sở cho xa hội tồn tại và phát triển.
Về mặt cấu tạo thì tồn tại xa hội bao gồm ba yếu tố chính đó là: 1) Phương thức sản xuất vật chất; 2) Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý; 3) Dân số và mật độ dân số.
Trong đó, ba yếu tố đó, phương thức sản xuất là yếu tố quan trọng cơ bản nhất. Chính là nhờ vào sự sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đa đồng thời sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xa hội, với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó.
Xa hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ vào sự sản xuất vật chất. Lịch sử của xa hội loài người do vậy là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Dù được xem xét nghiên cứu từ góc độ toàn bộ lịch sử hay trong mỗi một giai đoạn lịch sử thì phương thức sản xuất vẫn luôn luôn giữ một vai trò là cơ sở, là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xa hội.
Dân số là điều kiện thường xuyên tất yếu đối với sự tồn tại phát triển của xa hội, bất kỳ một thời đại nào cũng cần đến một bộ phận dân cư nhất định mới đảm bảo được nguồn nhân lực cho sản xuất. Thực tế cho thấy sự phát triển của các quốc gia dân tộc ngày nay chỉ là sự gia tăng quá chậm hoặc quá nhanh so với sự phát triển của các điều kiện kinh tế xa hội, cũng như mật độ dân cư được phân bố không đều trong vùng lanh thổ v.v… điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại phát triển của xa hội.
Môi trường chính là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của con người, môi trường tự nhiên bao gồm môi trường sinh, địa, hoá, môi trường sinh thái v.v… thực chất của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, là gìn giữ và điều chỉnh trong phạm vi cho phép, mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người, xa hội và tự nhiên. Môi trường sinh thái có vai trò quan trọng liên quan trực tiếp đến sự sống còn của con người, đến sự tồn tại của xa hội loài người, đến tốc độ phát triển kinh tế - xa hội. Hiện này vấn đề bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu.
1.2. Ý thức xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Về mặt cấu trúc ý thức xa hội bao gồm những hiện tượng thuộc đời sống tinh thần, những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xa hội bằng những phương thức khác nhau theo những cơ chế khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận, xem xét
ý thức xa hội được phân chia thành các dạng khác nhau, bao gồm ý thức xa hội thông thường và ý thức lý luận; tâm lý xa hội và hệ tư tưởng.
- Ý thức xa hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người được hình thành một cách trực tiếp trong quá trình hoạt động thực tiễn hằng ngày nó chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa.
- Ý thức lý luận là những tư tưởng những quan điểm đa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xa hội và được thể hiện dưới dạng khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật.
- Tâm lý xa hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán v.v… của con người trong một bộ phận xa hội hoặc của toàn xa hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hằng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
- Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xa hội bao gồm hệ thống quan điểm, tư tưởng: chính trị - pháp quyền - triết học - nghệ thuât - đạo đức - tôn giáo... được hình thành một cách tự giác từ sự khái quát hóa những kinh nghiệm xa hội bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xa hội.
Tính giai cấp của ý thức xã hội: Trong xa hội có giai cấp, các giai cấp có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, những lợi ích khác nhau do địa vị của mỗi giai cấp quy định, ý thức xa hội của mỗi giai cấp quy định, ý thức xa hội của những giai cấp có nội dung và hình thức phát triển khác nhau hoặc đối lập nhau.
Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị của thời đại đó. Ý thức của các giai cấp khác nhau trong xa hội luôn có sự tác động qua lại với nhau. Giữa ý thức của các cá nhân trong một giai cấp không phải là đồng nhất mà có sự khác biệt tương đối. Ý thức giai cấp luôn có mối quan hệ tác động qua lại với ý thức dân tộc (tâm lý dân tộc).
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
2.1. Vai trò của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.
Trong mối quan hệ giữa tồn tại xa hội và ý thức xa hội thì tồn tại xa hội có vai trò quyết định đối với ý thức xa hội:
- Tồn tại xa hội như thế nào thì ý thức xa hội như thế ấy, đời sống tinh thần của xa hội được hình thành phát triển trên cơ sở vật chất của xa hội; ý thức xa hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xa hội phụ thuộc vào xa hội.
- Mỗi khi tồn tại xa hội, nhất là các phương thức sản xuất xa hội biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xa hội, những quan điểm về tư tưởng, triết học, pháp quyền, đạo đức v.v… sớm hay muộn sẽ biến đổi theo. Vì vậy ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu xuất hiện những lý luận quan điểm, tư tưởng quan điểm khác nhau thì đó là những điều kiện vật chất xa hội quyết định.
Mác đa khẳng định: "Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của
họ, trái lại tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ"
- Vai trò quyết định của tồn tại xa hội đối với ý thức xa hội không thể hiện một cách giản đơn trực tiếp mà thông qua khâu trung gian, không phải bất kỳ một quan
niệm, một tư tưởng hoặc hệ thống lý luận, hay một tác phẩm văn hóa nghệ thuật nào cũng phản ánh một cách trực tiếp, rõ ràng những quan hệ kinh tế của thời đại đó và chỉ khi xét đến cùng, ta mới thấy được các quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào trong các hình thức ý thức đó.
2.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Triết học mácxít trong khi nhấn mạnh vai trò quyết định của tồn tại xa hội đối với ý thức xa hội thì đồng thời cũng chỉ ra tác động tích cực của ý thức xa hội đối với đời sống kinh tế xa hội, khẳng định rõ ý thức xa hội có tính độc lập tương đối trong quá trình phản ánh tồn tại xa hội điều đó được biểu hiện trên những quan điểm chủ yếu sau:
Một là, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Khi tồn tại xa hội cũ mất đi thậm trí đa mất đi từ khá lâu nhưng ý thức xa hội do nó sinh ra vẫn còn ảnh hưởng dai dẳng, lâu dài đối với tồn tại xa hội mới. Điều này thể hiện rõ trên lĩnh vực tâm lý xa hội.
Mặt khác khi tồn tại xa hội mới đa xuất hiện những ý thức xa hội mới tương xứng với nó chưa được hình thành một cách tương xứng, điều này thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn quá độ từ tồn tại xa hội cũ sang tồn tại xa hội mới. ở thời kỳ này có sự đan xen hết sức phức tạp giữa ý thức xa hội cũ và ý thức xa hội mới. Vì vậy cuộc đấu tranh trên lĩnh vực đời sống tinh thần xa hội diễn ra hết sức gay gắt.
- Nguyên nhân của tình trạng lạc hậu của ý thức xa hội:
+ Trước hết là do sự vận động biến đổi của tồn tại xa hội thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn với một nhịp độ khẩn trương. Vì vậy, ý thức xa hội phản ánh không kịp, không bắt nhịp được với tốc độ phát triển của tồn tại xa hội.
+ Do sức mạnh của những thói quen truyền thống, tập quán. + Do tính bảo thủ vốn có của một số hình thái ý thức xa hội.
+ Do ý thức xa hội luôn gắn với lợi ích của từng nhóm, những nhóm, những tầng lớp giai cấp nhất định. Vì vậy những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng phản động, phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá sử dụng như một thứ vũ khí để chống lại những lực lượng tiến bộ.
Hai là, thức xã hội có thể vượt trước trình độ hiện tại của tồn tại xã hội. - Trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học, cách mạng và tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xa hội dự báo được tương lai phát triển của tồn tại xa hội có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo xa hội.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức xa hội trong quá trình phản ánh tồn tại xa hội thì ý thức xa hội phát hiện ra nhưng quy luật chi phối sự vận động của tồn tại xa hội phát hiện ra những vấn đề nảy sinh từ trong cuộc sống, những nhiệm vụ cần được giải quyết .v.v…
Chẳng hạn như chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở phân tích thực trạng của xa hội tư bản cùng với sự khái quát lịch sử của nhân loại đa phát hiện ra những quy luật cơ bản quyết định sự vận động, thay thế của các hình thái kinh tế - xa hội trong lịch sử, phát
hiện ra những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, phát hiện ra vai trò sức mạnh và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người đại diện cho một phương thức sản xuất mới. Từ đó C.Mác đa dự báo cuộc cách mạng vô sản, dự báo sự xuất hiện tất yếu của hình thái kinh tế - xa hội cộng sản chủ nghĩa, dự báo giai cấp công nhân trở thành giai cấp lanh đạo cách mạng v.v… dẫn đến chủ nghĩa Mác - Lênin có tác dụng quay trở lại chỉ đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm hướng tới mục tiêu xa hội cộng sản.
Ba là, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình: Trong lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xa hội những quan điểm của mỗi một thời đại không phải xuất hiện từ một mảnh đất trống hoặc chỉ những điều kiện của thời đại đó mà nó còn được hình thành trên cơ sở của sự kế thừa nhưng thành tựu lý luận của các thời kỳ, thời đại trước đó. Vì vậy nội dung của ý thức xa hội không đơn thuần chỉ phản ánh những mặt những lĩnh vực của đời sống xa hội đương đại mà còn bao gồm những giá trị về tinh thần - tư tưởng - văn hóa của lịch sử trước đó.
Do có sự kế thừa nên đa xuất hiện tình trạng ở một số nước, một số quốc gia có trình độ phát triển kinh tế còn ở mức trung bình nhưng về đời sống văn hóa, tư tưởng lý luận đạt đến một trình độ cao hơn.
Chẳng hạn, ở Việt nam tuy xét ở mặt kinh tế thuần tuý còn đang ở một nước nghèo chậm phát triển nhưng về đời sống văn hoá tinh thần, giáo dục về hệ tư tưởng v.v… lại đạt vào trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trong xa hội có giai cấp thì tính kế thừa của ý thức xa hội gắn liền với tính giai cấp của nó, tùy theo lợi ích của mình, của giai cấp mà lựa trọn sàng lọc, tiếp nhận khác nhau đối với những di sản của xa hội cũ để lại.
Bốn là, giữa các hình thái ý thức xã hội khác nhau cũng có sự tác động qua lại với nhau, tạo thành một động lực thúc đẩy sự phát triển của ý thức xa hội phản ánh tồn tại xa hội qua các hình thái cụ thể khác nhau là: chính trị - pháp quyền - đạo đức - tôn giáo - nghệ thuật - khoa học v.v..
Giữa các hình thái đó có mối liên hệ tác động lẫn nhau hình thành quy luật chi phối sự phát triển của ý thức xa hội. Cũng từ sự tác động đó đa làm cho mỗi một hình thái có những mặt những tính chất không thể giải thích được một cách giản đơn trực tiếp từ tồn tại xa hội hay bằng các điều kiện vất chất khác.
Quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái là hết sức phức tạp trong đó có những quan hệ tác động cùng chiều bổ xung hỗ trợ nhau cùng phát triển. Chẳng hạn như tư tưởng chính trị - pháp quyền - đạo đức. Ngược lại cũng có những mối quan hệ ngược chiều kìm ham chế ước với nhau, thu hẹp ảnh hưởng của nhau chẳng hạn tư tưởng khoa học và tôn giáo.
Trong mỗi thời đại theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu có tác dụng mạnh mẽ chi phối các hình thái ý thức khác. Chẳng hạn ở thời kỳ cổ đại ở phương Tây triết học - nghệ thuật nổi bật lên hàng đầu, còn ở phương
Đông còn đạo đức nổi lên hàng đầu; thời kỳ Trung cổ Tây Âu thì tôn giáo nổi bật lên hàng đầu và chi phối; trong thời đại ngày nay tư tưởng chính trị giữ vai trò chỉ đạo các hình thái ý thức xa hội khác.
Năm là, ý thức xa hội có tác động trở lại đối với tồn tại xa hội. Đây là sự biểu hiện tập chung rõ nét nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xa hội so với tồn tại xa hội, thể hiện lập trường duy vật, tư duy biện chứng, phương pháp biện chứng của triết học Mác khi giải quyết mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Ph.Ăngghen khẳng định: sự phát triển chính trị - pháp luật - triết học - tôn giáo v.v… đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế nhưng tất cả chúng cũng ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng tới cơ sở kinh tế.