Nghĩa của học thuyết của kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nội dung ôn tập môn triết học cao học (Trang 41 - 46)

- Kết cấu của hình thái kinh tế xã hộ

1.3. nghĩa của học thuyết của kinh tế xã hộ

- Với sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế - xa hội của Mác có một giá trị hết sức to lớn. Học thuyết đa chỉ rõ rằng sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xa hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt khác nhau của đời sống xa hội. Cho nên không thể xuất phát từ tư tưởng, từ ý chí chủ quan để giải thích các hiện tượng trong đời sống xa hội. Với ý nghĩa đó học thuyết thể hiện lập trường duy vật sâu sắc và triệt để của triết học Mác không chỉ duy vật trên lĩnh vực tự nhiên mà còn duy vật trong lĩnh vực lịch sử xa hội.

- Học thuyết về kinh tế - xa hội chỉ ra rằng xa hội không chỉ kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc, giữa cá nhân, bộ phận, mà nó là một cơ chế sống động trong đó các mặt, các yết tố cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong đó quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản và quyết định các quan hệ xa hội khác và là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các xa hội.

- Học thuyết về hình thái kinh tế xa hội cũng là cơ sở, phương pháp luận của các khoa học xa hội và trở thành hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xa hội và là lý luận cho đảng cộng sản và các đảng của giai cấp công nhân hoạch định đường lối, chủ trương xây dựng chế độ xa hội xa hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực từ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất; từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng.

4. Vì sao nói học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử -tự nhiên? tự nhiên?

Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xa hội không chỉ xác định các yếu tố cơ bản cấu thành xa hội mà còn chỉ rõ mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó làm cho xa hội phát triển không ngừng. Theo Mác "Sự phát triển của những hình

thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên".

4.1. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội thể hiện trước hết ở chỗ con người làm ra lịch sử của mình, là chủ thể của xã hội thể hiện trước hết ở chỗ con người làm ra lịch sử của mình, là chủ thể của lịch sử, và họ tạo nên quan hệ của bản thân và qua đó hình thành nên xã hội.

Tuy nhiên xã hội phải vận động biến đổi theo những quy luật khách quan và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Bản thân những hoạt động của con người chỉ có giá trị thúc đẩy sự vận động của xa hội khi nó phù hợp và tuân thủ những quy luật khách quan. Các yếu tố khác nhau của hình thái kinh tế - xa hội không ngừng tác động lẫn nhau để tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xa hội, đặc biệt là quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất” và quy luật “cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng”. Chính nhờ tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xa hội vận động, phát triển từ thấp đến cao.

V.I.Lênin đa giải thích: "Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan

hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên."

Mặt tự nhiên của sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xa hội còn thể hiện ở chỗ quá trình đó diễn ra theo trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, xu hướng ngày càng tiến bộ văn minh, đó cũng là lôgíc khách quan của sự phát triển nói chung của mỗi sự vật, hiện tượng. Mặt khác, nguồn gốc sâu xa của sự phát triển của hình thái kinh tế - xa hội được bắt nguồn từ những nhu cầu mang tính tự nhiên của con người và đáp ứng những nhu cầu tất yếu của sự phát triển của lao động sản xuất.

4.2. Mặt xã hôi, mặt lịch sử của quá trình vận động thay thế của các hình tháikinh tế - xã hội được biểu hiện ở chỗ: kinh tế - xã hội được biểu hiện ở chỗ:

Các quy luật xa hội chỉ được hình thành, hiện thực hóa thông qua hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường xa hội.

Sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xa hội được diễn ra và hoàn thành thông qua đấu tranh giai cấp và các cuộc cách mạng xa hội.

Quy luật xa hội có tính xu hướng, nó vừa chỉ rõ tiến trình khách quan của lịch sử nhưng đồng nó lại tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Hình thực biểu hiện của sự tác động của các quy luật xa hội thường bị biến dạng do hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn khác nhau do điều kiện của mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau, do mỗi thời đại có tính chất khác nhau. Vì vậy, trong mỗi không gian, thời gian khác nhau mỗi một môi trường khác nhau thì quy luật xa hội lại có nhưng biểu hiện đặc thù không hoàn toàn ăn khớp với quy luật phổ biến chung.

Thực tế lịch sử thế giới đa chỉ rõ: Đối với toàn nhân loại thì con đường lịch sử - tự nhiên của sự vận động thay thế các hình thái là phát triển tuần tự qua các giai đoạn từ cộng sản nguyên thủy -> chiếm hữu nô lệ -> phong kiến – chủ nghĩa tư bản -> chủ nghĩa xa hội, chủ nghĩa cộng sản văn minh. Tuy nhiên, do đặc điểm của lịch sử tính chất của thời đại không phải tất cả các quốc gia, dân tộc đều phải lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xa hội theo một sơ đồ phát triển chung cứng nhắc mà có quốc gia dân tộc đa bỏ qua một hoặc một vài hình thái kinh tế - xa hội trong sự phát triển của chúng (Ôtxtrâylia, Mỹ, Việt Nam)

Nguyên nhân của tình trạng đó là do trong lịch sử thường xuất hiện nhưng trung tâm phát triển cao hơn về sản xuất vật chất, về kỹ thuật, văn hóa... Sự giao lưu, hợp tác với các trung tâm đó và cùng với nhưng nhân tố khác đa làm xuất hiện khả năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử cho dân tộc quốc gia của mình mà không phải lặp lại các quá trình mà lịch sử nhân loại đa đi qua.

4.3. Mặt tự nhiên và mặt lịch sử không tách rời nhau mà hòa quyện, bổ xungcho nhau trong qua trình phát triển của hình thái kinh tế - xã hội. cho nhau trong qua trình phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.

Đó không phải là hai quá trình song song mà là hai mặt của một quá trình vừa thể hiện tính tất yếu vừa thể hiện tính đa dạng, phức tạp của sự phát triển xa hội. Từ luận điểm coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xa hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, C.Mác đa dự báo rằng, nhất định loài người sẽ chứng kiến sự ra đời của một hình

thái kinh tế - xã hội là chủ nghĩa cộng sản thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa - đó là tất yếu của lịch sử, là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự vận động xã hội .

Tóm lại: Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xa hội, không những diễn ra theo con đường tuần tự từ thấp đến cao mà bao hàm trong đó sự bỏ qua một hay một vài hình thái kinh tế - xa hội nào đó tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

5. Vận dụng quan điểm của Mác để nhận thức con đường đi lên chủ nghĩaxã hội ở Việt nam xã hội ở Việt nam

Từ khi ra đời năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam đa xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xa hội chủ nghĩa.

Sau khi giành được độc lập dân tộc trên cả nước thì con đường phát triển của cách mạng Việt Nam được khẳng định là cả nước đi lên chủ nghĩa xa hội “bỏ qua” giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Đảng Cộng sản Việt Nam đa khẳng định: "Theo quy luật tiến hóa của lịch sử,

loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội", đồng thời cũng chỉ rõ con đường đi lên

chủ nghĩa xa hội ở nước ta ở nước ta là: "Sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ

qua chế độ tư bản chủ nghĩa".

Thực sự con đường đi đó là vừa rút ngắn lịch sử vừa phù hợp với quy luật chung của sự phát triển xa hội loài người, đồng thời phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, phù hợp với tính chất của thời đại ngày nay và nó là quá trình lịch sử - tự

nhiên của sự phát triển của Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện, khả năng để thực hiện theo con đường đó.

Về mặt quốc tế và thời đại: Chủ nghĩa tư bản đa tỏ ra lỗi thời không thể giải quyết nổi những mâu thuẫn cơ bản vốn có, không giải phóng triệt để con người trong xa hội. Đảng ta đa khẳng định, chủ nghĩa tư bản hiện đại... không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn giữa tính chất xa hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển.

Thời đại ngày nay là thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xa hội mở đầu bằng cuộc Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Chủ nghĩa xa hội trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ sự khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, phân lao động và hợp tác quốc tế được mở rộng, xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang phát triển... đa tạo ra khả năng cho các nước có thể đi tắt, đón đầu...

Về điều kiện trong nước: Việt Nam hiện nay có Đảng Cộng sản lanh đạo tuyệt đối, có Nhà nước pháp quyền xa hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được hoàn thiên. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, trọng lẽ phải, hướng tới tiến bộ văn minh và tự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xa hội. Đất nước ta có những cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết qua nhiều năm xây dựng; chúng ta cũng rút ra được những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xa hội, đặc biệt là sau khi đổi mới năm từ năm 1986.

Đối với Việt Nam quá độ trực tiếp đi lên chủ nghĩa xa hội là không có khả năng bởi lẽ, chúng ta chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Vì vậy con đường đi lên của Việt Nam là quá độ gián tiếp - tức là chúng ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thực hiện sự rút ngắn.

Tuy nhiên phải hiểu rõ sự bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa một cách đúng đắn. Nghĩa là chúng ta bỏ qua việc không xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp tục kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Mặc dù là con đường rút ngắn so với quá trình tuần tự, song do điều kiện lịch sử của Việt Nam, nhất thiết chúng ta phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xa hội có tính chất quá độ. Vì vậy, không được chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn.

Cần nhận thức sâu sắc rằng xa hội ở thời kỳ quá độ là một kết cấu kinh tế - xa hội mang tính chất trung gian với sự tồn tại của những hình thức kinh tế - xa hội mang tính chất quá độ. Vì vậy phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa có kết cấu đan xen hỗn hợp của các quan hệ sở hữu, quản lý phân phối khác nhau.

Xa hội còn tồn tại những giai cấp khác nhau, tình trạng bất bình đẳng, phân hoá giầu nghèo chưa thể khắc phục hoàn toàn...và những điều đó phải được giải quyết trong cả thời kỳ quá độ. Thực tế cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xa hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xa hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xa hội có tính chất quá độ... Trong thời kỳ quá độ, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhiều giai cấp, tầng lớp xa hội khác nhau... Nhưng về cơ bản, ở nước ta, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xa hội, dân giầu, nước mạnh, xa hội dân chủ, công bằng, văn minh."

Để giải quyết những vấn đề trên, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lý luận hình thái kinh tế - xa hội một cách sáng tạo trên một số vấn đề sau: 1) Phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xa hội; 2) Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; 3) Phát triển mạnh mẽ khoa học – công nghệ, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất; 4) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân; 5) Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

12. Ý thức xã hội? Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối vớitồn tại xã hội và ý nghĩa phương pháp luận? tồn tại xã hội và ý nghĩa phương pháp luận?

Công lao to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen là phát triển chủ nghĩa duy vật đến đỉnh cao, xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử và lần đầu tiên giải quyết khoa học vấn đề sự hình thành và phát triển của ý thức xa hội. Các ông đa chứng minh rằng đời sống tinh thần của xa hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc tư tưởng, tâm lý xa hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất.

Chính những quan điểm duy vật mácxít đa bác bỏ quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm muốn tìm nguồn gốc của ý thức tư tưởng trong bản thân của ý thức tư tưởng, xem tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xa hội, quyết định sự phát triển xa hội và trình bày lịch sử các hình thái ý thức xa hội tách rời cơ sở kinh tế -

Một phần của tài liệu Nội dung ôn tập môn triết học cao học (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w