Thực tiễn có mối quan hệ hệ biện chứng với hoạt động nhận thức. Trong mối quan hệ với nhận thức, thực tiễn có vai trò quyết định thể hiện ở ba nội dung chính sau đây:
3.1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức và động lực của nhận thức
- Con người có quan hệ với thế giới bên ngoài không phải bắt đầu từ lý luận, từ hoạt động tinh thần... mà là từ hoạt động thực tiễn.
Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn mà ý thức, nhận thức của con người được hình thành và chính trong quá trình ấy con người đa thu nhận được những hiểu biết ban đầu, những tri thức đầu tiên về thế giới xung quanh họ.
Như vậy, hoạt động thực tiễn cung cấp cho nhận thức, cho lý luận những tư liệu, những tri thức. Mọi tri thức của con người có được đến hôm nay, xét đến cùng, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đối với người này hay người khác, ở trình độ kinh nghiệm hay trình độ lý luận... đều nảy sinh từ thực tiễn. Thực tiễn đa, đang và sẽ mai mai là ngọn nguồn bất tận của mọi hiểu biết của con người.
- Thực tiễn đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.
Chính từ hoạt động thực tiễn đa xuất hiện sự đòi hỏi phải có tri thức mới, phải có tổng kết kinh nghiệm, khái quát thành lý luận, phải đổi mới tư duy... điều đó thúc đẩy hoạt động nhận thức là xuất hiện những ngành khoa học cụ thể. Mác- Ăng ghen đa có nhận xét: khi thực tiễn có nhu cầu đòi hỏi, thúc đẩy sự phát triển của khoa học bằng hơn mười trường đại học cộng lại.
- Thực tiễn đa tạo ra các công cụ, phương tiện ngày càng tinh vi, hiện đại điều đó tạo ra nhưng thuận lợi để con người tiếp tục đi sâu, khám phá những bí mật của thế giới vật chất. Nhờ quá trình hoạt động thực tiễn, đa làm biến đổi bản thân con người, các giác quan của con người ngày càng nhanh nhạy hơn, hoàn thiện hơn, điều đó tăng cường khả năng nhận thức của con người làm cho nhận thức của con người ngày càng chính xác hơn.
3.2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người không có mục đích tự thân nhận thức, mà nhận thức là để phục vụ cho thực tiễn. Kết quả của quá trình nhận thức là quay trở lại hướng dẫn hoạt động thực tiễn.
Những tri thức, những phát minh khoa học, những học thuyết lý luận...chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng, áp dụng vào thực tiễn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của xa hội.
Nếu không vì thực tiễn thì những tri thức ấy, nhận thức ấy sẽ không có ý nghĩa, sẽ mất phương hướng và phải trả giá.
3.3. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Kết quả của quá trình nhận thức là những tri thức mới. Nhưng tri thức đó đứng trước ba khả năng là: Đúng - Sai - Gần đúng.
Tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá, phân biệt là dựa trên thực tiễn, chỉ những tri thức đa được thực tiễn kiểm chứng, kiểm nghiệm là phù hợp và phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan mới trở thành chân lý.
C. Mác đa nhấn mạnh:" Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người, có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý".
Chúng ta cũng cần lưu ý, với tư cách là tiêu chuẩn của chân lý, tiêu chuẩn thực tiễn vừa có tính tương đối, vừa có tính tuyệt đối.
- Tính tuyệt đối thể hiện: Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan, duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm.
- Tính tương đối thể hiện: Thực tiễn luôn vận động biến đổi, phát triển, vì vậy nhân thức của con người cũng luôn luôn phải biến đổi theo cho phù hợp. Do đó, tri thức của con người luôn luôn phải được bổ sung, phát triển.
Tóm lại, thực tiễn có vai trò hết sức quan trọng đối với nhận thức nó không chỉ là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà là tiêu chuẩn để kiểm tra đánh giá chân lý.