Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đối về chất

Một phần của tài liệu Nội dung ôn tập môn triết học cao học (Trang 28 - 31)

4. Ý nghĩa phương pháp luận

3.2.Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đối về chất

- Bất kỳ sự vật nào cũng có chất và lượng trong quá trình tồn tại và vận động của sự vật thì chất và lượng cũng có sự biến đổi. Tuy nhiên sự biến đổi của chất và lượng không diễn ra độc lập tách rời nhau, trái lại nó gắn bó chặt chẽ với nhau, sự biến đổi của mặt này sẽ tác động làm ảnh hưởng đến sự biến đổi của mặt kia và ngược lại.

- Chúng ta cần chú ý rằng, không phải bất kỳ một sự thay đổi nào về lượng cũng trực tiếp và ngay lập tức làm thay đổi căn bản sự vật. Lượng có thể biến đổi trong một phạm vi giới hạn nhất định mà chưa làm cho chất thay đổi. Chỉ khi vượt qua phạm vi giới hạn đó thì mới có sự biến đổi về chất, phạm vi giới hạn đó được gọi là Độ.

Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất. Nó là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ấy. Trong giới hạn của Độ về cơ bản chất và lượng thống nhất với nhau

- Về mặt tốc độ thì lượng thay đổi trước và nhanh hơn chất, sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng được bắt đầu từ những sự biến đổi về lượng và quá trình này diễn ra một cách tiệm tiến theo chiều hướng tăng dần, hoặc giảm dần và khi sự thay đổi đó đạt tới điểm giới hạn thì sẽ xảy ra sự thay đổi về chất. Điểm giới hạn đó được gọi là Điểm nút.

Điểm nút là những điểm giới hạn mà ở đó bất kỳ sự biến đổi nào về lượng cũng đưa ngay sự biến đổi về chất. Chất cũ mất đi và chất mới ra đời, sự thống nhất

cũ bị phá vỡ, sự thống nhất mới được tạo lập. Lại xuất hiện điểm nút mới. Điều này không phải diễn ra từ từ mà nhanh chóng, đột biến và quá trình đó gọi là bước nhảy.

Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do nhưng thay đổi về lượng trước đó gây ra.

- Bất kỳ một sự thay đổi căn bản nào về chất của sự vật cũng đều chỉ được thực hiện thông qua bước nhảy. Đó là sự đứt đoạn của sự tiệm tiến trong sự phát triển của sự vật nếu chỉ bằng phạm trù về tính tiệm tiến thì chúng ta không thể giải thích sự xuất hiện chất mới, sự ra đời sự vật mới. Lê nin nhấn mạnh: " Tính tiệm tiến mà không có bước nhảy vọt, thì không giải thích được gì cả"

- Sự thay đổi về chất của sự vật, diễn ra hết sức đa dạng với nhiều hình thức, nhiều bước nhảy khác nhau, có thể phân loại bước nhảy như sau:

Xét về mặt thời gian của sự thay đổi về chất và tính chất của sự vật đó thì phân thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.

Bước nhảy đột biến là bước nhảy biến đổi một cách nhanh chóng nhất (thậm chí chỉ

là khoảnh khắc) của sự vật như những vụ nổ hạt nhân, những phản ứng hạt nhân.

Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong một thời gian dài.

Những chất mới được hình thành dần dần, những cái cũ đào thải từng bước. Cần chú ý: bước nhảy dần dần khác sự thay đổi dần dần về lượng ở chỗ sự thay đổi về lượng diễn ra trong khuôn khổ của chất đang có và bước nhảy dần dần lại là sự chuyển hóa từng bước từ chất này sang chất khác. Nó là sự đứt đoạn của tính liên tục .

- Xét về quy mô có thể chia thành bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.

Bước nhảy toàn bộ là sự thay đổi căn bản về chất của tất cả các mặt, các yếu tố,

các lĩnh vực cấu tạo thành sự vật.

Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy chỉ làm thay đổi về chất một số mặt, một số

yếu tố, một số bộ phận của sự vật.

Thông thường đối với các sự vật phức tạp về tính chất, cấu trúc.... thì bước nhảy thường diễn ra theo con đường từ những thay đổi về chất cục bộ dẫn đến thay đổi về chất toàn bộ.

- Nếu xem xét sự thay đổi về chất trên lĩnh vực xa hội thì có thể phân chia thành

thay đổi mang tính cách mạng và thay đổi mang tính tiến hóa.

Tính cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về

chất của sự vật, không phụ thuộc vào cái đó diễn ra như thế nào.

Tính tiến hóa là sự thay đổi về lượng cùng với những sự biến đổi về chất nhưng

là chất không căn bản.

Cần chú ý: Cách mạng là khái niệm hẹp hơn bước nhảy bởi vì nó chỉ là sự cải tạo, thay đổi đổi chất căn bản và sự thay đổi đó mang tính tiến bộ chuyển hóa lên nấc thang phát triển cao hơn, còn nếu sự thay đổi đó mà làm cho xa hội có bước thụt lùi thì đó là phản cách mạng.

Tóm lại, khi một chất hình thành, trong lòng nó luôn diễn ra sự thay đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng khi đến điểm nút tạo ra sự biến đổi về chất thông qua các bước nhảy. Chất mới tiến bộ hình thành làm cho lượng của nó biến đổi với tốc độ và

quy mô lớn hơn. Nhưng khi lượng mới biến đổi đến điểm nút lại tạo ra sự biến đổi về chất và cứ như vậy tạo nên sự biến đổi phát triển không ngừng. Đó chính là phương thức vận động, phát triển trong thế giới khách quan.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

4.1. Đối với nhận thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có một tri thức đầy đủ về sự vật thì phải nhận thức cả về lượng và chất của nó, phải đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò, ý nghĩa của mỗi một loại thay đổi của chất và lượng đối với sự phát triển.

Khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng chúng ta sẽ có tri thức hoàn chỉnh về sự vật đó.

4.2. Đối với hoạt động thực tiễn

- Vì sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nên trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi sự thay đổi nói trên để hành động có hiệu quả.

- Chống khuynh hướng “tả” khuynh, chủ quan, nóng vội, chưa có sự tích lũy về lượng đa muốn thực hiện bước nhảy về chất. Hoặc coi nhẹ sự tích lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh bước nhảy dễ dẫn đến phiêu lưu, mạo hiểm.

- Chống khuy hướng “hữu” khuynh, bảo thủ, trì trệ, ngại khó không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đa có đủ tích lũy về lượng.

- Muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào đó phải năm được giới hạn độ, không để lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ.

- Trong xa hội sự vận động của sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngượ lại, phụ thuộc đáng kể vào vai trò của nhân tố chủ quan do những hoạt động hợp quy luật hay không hợp quy luật của con người. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động, cần rút ra những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động của con người.

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành nhưng thay đổi về chất, từ sự thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.

Cần phải có trình độ khách quan khoa học và phải quyết tâm thực hiện bước nhảy khi có điều kiện chín muồi, cần chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám đổi mới, thực hiện bước nhảy bước ngoặt làm thay đổi cục diện tình hình để làm cho sự vật phát triển được.

Thời kỳ bao cấp trước đổi mới, sai lầm cơ bản mà chúng ta mắc phải là bệnh chủ quan nóng vội, là tư tưởng đốt cháy giai đoạn, mặc dù lực lượng chưa phát triển, chưa có một tiền đề để tạo ra một xa hội mới hoàn toàn về chất, nhưng chúng ta đa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xa hội một cách chủ quan, đa xây dựng một nền kinh tế với hai hình thức sở hữu: sở hữu quốc dân xa hội chủ nghĩa và sở hữu tập thể. Điều đó đa làm cho nền kinh tế phát triển thụt lùi đi tới khủng hoảng. Chính vì vậy, Đại lần thứ IX của Đảng

đa khẳng định “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa…ưu tiên phát triển phát triển lực lượng sản xuất”.

Ở Việt nam hiện nay việc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trên từng lĩnh vực đời sống xa hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất tại lĩnh vực đó, qua đó tạo điều kiện thực hiện sự nhảy vọt toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xa hội. Cần phải biết kiên trì, chuẩn bị nhưng điều kiện cho bước nhảy bằng các tích lũy về lượng, phải khắc phục tư tưởng nôn nóng, tả khuynh đốt cháy giai đoạn chỉ muốn thực hiện bước nhảy lớn khi chưa có điều kiện./.

Một phần của tài liệu Nội dung ôn tập môn triết học cao học (Trang 28 - 31)