Cấu trúc cơ bản của một hình thái kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nội dung ôn tập môn triết học cao học (Trang 40 - 41)

- Kết cấu của hình thái kinh tế xã hộ

1.2. Cấu trúc cơ bản của một hình thái kinh tế xã hộ

Hình thái kinh tế - xa hội là một hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc phức tạp trong đó bao gồm ba mặt cơ bản là: 1) lực lượng sản xuất; 2) quan hệ sản xuất; 3) kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt đó có vị trí vai trò riêng có mối quan hệ qua lại, thống nhất với nhau.

Lực lượng sản xuất là một phạm trù triết học dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, được hình thành trong quá trình sản xuất. Mỗi một hình thái kinh tế - xa hội có một lực lượng sản xuất riêng của mình và chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, suy đến cùng nó quyết định sự hình thành, vận động, phát triển và thay thế các hình thái kinh tế - xa hội.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Mỗi một hình thái kinh tế - xa hội có một kiểu quan hệ sản xuất riêng đặc trưng cho mình và vì vậy, nó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xa hội khác nhau trong lịch sử xa hội. Các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng của xa hội.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, cùng các thiết chế tương ứng( nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể, hiệp hội...) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Trong nhưng yếu tố đó thì quan hệ sản xuất là đặc trưng cho một hình thái kinh tế - xa hội quy định tính chất, đặc điểm của hình thái kinh tế - xa hội.

Khi đánh giá so sánh hình thái kinh tế - xa hội này với hình thái kinh tế - xa hội khác thì triết học Mác nhấn mạnh cần phải căn cứ vào quan hệ sản xuất đặc trưng ở trong hình thái kinh tế - xa hội đó. Bởi lẽ quan hệ sản xuất quy định tính mục đích, tính xa hội của quá trình sản xuất, quy định mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, cũng như toàn bộ đời sống xa hội. Nếu xa hội được tạo nên bởi nhưng con người và mối quan hệ giữa họ thì tính chất của mối quan hệ giữa người với người trong xa hội đó quyết định đặc điểm, tính chất của chính xa hội đó.

Đương nhiên, triết học Mác vẫn nhấn mạnh bản thân quan hệ sản xuất lại bị quy định bởi trình độ của lực lượng sản xuất, nó phải phù hợp với lực lượng sản xuất và lực lượng sản xuất là nguyên nhân sâu xa, là suy đến cùng của sự phát triển xa hội. Còn đánh giá hình thái kinh tế - xa hội thì phải trực tiếp phải bằng quan hệ sản xuất.

Một phần của tài liệu Nội dung ôn tập môn triết học cao học (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w