5. Kết cấu của Luận văn
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật
Để đảm bảo hoạt góp vốn bằng quyền SHTT được thực hiện đúng và có hiệu quả cần phải có những biện pháp và điều kiện cần thiết, trong đó quan trọng nhất là một hệ thống pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT khoa học và toàn diện, một cơ chế thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT phù hợp và đầy đủ, đồng thời, không ngừng điều chỉnh để pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT luôn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Tại Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 ra đời chỉ đề cập đến việc góp vốn bằng SHTT đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đến khi Luật doanh nghiệp 1999 được ban hành thì hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT mới chính thức được pháp luật thừa nhận đối với nhà đầu tư trong nước. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã tiếp tục ghi nhận quyền góp vốn bằng quyền SHTT đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đây là một bước phát triển trong hoạt động lập pháp, đã tạo ra được hành lang pháp lý cho hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT. Tuy nhiên, có thể thấy pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam còn rất mới, các quy định của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ góp vốn bằng quyền SHTT tuy đã được ghi nhận nhưng thực tế áp dụng đã gặp rất nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về góp vốn bằng
quyền SHTT không cao. Pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT liên quan đến nhiều ngành luật, nhiều văn bản pháp luật nhưng giữa chúng chưa có sự thống nhất, còn nhiều mẫu thuẫn chồng chéo, bất cập, chưa hài hòa lợi ích được giữa các chủ thể tham gia góp vốn, chưa làm cho hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT phát triển và cũng chưa nâng cao được hiệu quả quản lý của nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý và giám sát hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT. Vì vậy, để khắc phục những bất cập, đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật cần phải đưa ra các định hướng sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các quy định của pháp luật cũng như các biện pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo được quyền lợi của chủ thể góp vốn trong tương quan với quyền lợi của chủ thể nhận góp vốn. Như đã phân tích, hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT đã đóng vài trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều rủi do, hạn chế, thách thức cho các chủ thể tham gia hoạt động này. Thực tế, việc thiếu vắng những quy định liên quan đến định giá quyền SHTT, hạch toán tài chính trong nội bộ doanh nghiệp đối với giá trị góp vốn bằng quyền SHTT đã gây cản trở rất lớn cho các chủ thể và doanh nghiệp trong quá trình quản lý và sử dụng vốn góp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể tham gia góp vốn, thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, trong xu thế toàn cầu hóa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế Asean – AEC dẫn đến nhu cầu góp vốn bằng giá trị quyền SHTT của các nhà đầu tư ngày càng tăng thì việc tiếp tục hoàn thiện các quy
định pháp luật về góp vốn bằng quyền SHTT là điều kiện đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.