5. Kết cấu của Luận văn
3.1. Thực trạng hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT tại Việt Nam
Hiện nay, với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu thì quyền SHTT đóng một vài trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Có thể nhận thấy, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dù ít hay nhiều đều có liên quan đến các quyền SHTT. Các doanh nghiệp trên thế giới, khi xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh đã sử dụng các TSTT như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… làm đòn bẩy để tìm kiếm các nguồn lực để đầu tư vào doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc góp vốn bằng quyền SHTT đã được pháp luật ghi nhận từ khá lâu nhưng hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT chưa diễn ra phổ biến. Những năm gần đây, hoạt động góp vốn bằng quyền SHTT bắt đầu diễn ra sôi nổi hơn và trên thực tế đã có nhiều tổ chức, cá nhân nhận thức được vài trò của quyền SHTT để khai thức sử dụng góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc góp vốn bằng quyền SHTT diễn ra ở Việt Nam hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào việc góp vốn bằng nhãn hiệu. Đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được ghi nhận trong các quy định của pháp luật, song việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp, liên doanh, đầu tư được ghi nhận hoặc công bố rất ít, nếu có chỉ chủ yếu là góp vốn liên doanh bằng quyền sở hữu công nghệ (sáng chế) của doanh nghiệp nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như Công ty Nipppon Sheet Glass của Nhật Bản đã góp vốn bằng quyền sở hữu “công nghệ kính nổi” để thành lập liên doanh với Công ty Kinh đô của Việt Nam, giá trị công nghệ được xác định là 2.000.000 USD hoặc Viện Nghiên cứu hóa chất Thượng Hải (Trung
Quốc), Công ty Phân bón Côn Minh (Trung Quốc) đã góp vốn bằng quyền sở hữu “công nghệ sản xuất phân bón NPK bằng phương pháp tạo hạt bằng hơi nước với giá là 63.419 USD để thành lập liên doanh là Công ty liên doanh Hữu Nghị với Tổng Công ty Hàm Rồng (Việt Nam). Ngoài ra, việc góp vốn bằng quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học với hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng tác phẩm khoa học như góp vốn bằng quyền sử dụng tác phẩm khoa học là bản viết của các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng ít được thực hiện trên thực tế.
Khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, giá trị quyền SHTT được ghi nhận là tài sản dài hạn và được tính vào vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn, là cơ sở để phân chia lợi nhuận, chi trả cổ tức. Doanh nghiệp nhận góp vốn có trách nhiệm theo dõi quản lý nhưng không trích khấu hao đối với phần vốn góp bằng quyền SHTT. Lãi lỗ, cổ tức được chia từ phần vốn góp bằng quyền SHTT sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp được hạch toán và phân chia theo quy định hiện hành.
Hiện nay, tại Việt Nam đối tượng sở hữu công nghiệp được đem đi góp vốn nhiều nhất là nhãn hiệu hàng hóa của một số Tập đoàn, doanh nghiệp lớn và uy tín. Trong đó, nhiều nhãn hiệu nổi tiếng đã được định đoạt tương đối dễ dàng, không theo một quy tắc nào cả và thường là do quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị doanh nghiệp. Hơn nữa, có ý kiến lo ngại rằng trong quá trình nhãn hiệu được góp vốn, nhiều khi bản thân các nhãn hiệu không giữ được uy tín ổn định một thời gian dài, thậm chí có không ít các nhãn hiệu đã bị giảm sút uy tín làm ăn, giảm uy tín với khách hàng, giá trị doanh nghiệp bị giảm mạnh…. sẽ ảnh hưởng đến các bên có quyền khai thác nhãn hiệu đó. Dưới đây là một số tình huống điển hình của việc góp vốn bằng TSTT của doanh nghiệp Việt Nam từ trước đến nay.