5. Kết cấu của Luận văn
2.1.2. Điều kiện góp vốn bằng quyền SHTT
Hiện nay, do chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể điều kiện về góp vốn bằng quyền SHTT nên có khá nhiều quan điểm khác nhau về thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy để góp vốn bằng quyền SHTT cần các điều kiện cụ thể sau:
Các đối tượng của quyền SHTT được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam
Quyền SHTT là một khái niệm trừu tượng và được hình thành từ quyền của tài sản vô hình. Do đó, việc góp vốn bằng quyền SHTT cần xác định rõ tiêu chí để từ đó có thể định giá được giá trị quyền SHTT, hay nói cách khác là nên “vật chất hóa” loại quyền tài sản này để có thể dễ dàng định giá và sử dụng trong việc góp vốn kinh doanh trên thực tế.
Ngày nay, một trong những quan điểm được chấp nhận và sử dụng rộng rãi liên quan đến việc “vật chất hóa” giá trị quyền SHTT là căn cứ vào
văn bằng bảo hộ quyền SHTT do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các quyền SHTT đều có thể “vật chất hóa” được (ví dụ như bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng …) .Thực tế, một trong những điều quan trọng trong việc góp vốn bằng quyền SHTT là có thể khai thác được giá trị từ các quyền tài sản chứ không nhất thiết phụ thuộc vào văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước cấp. Việc khai thác giá trị các quyền SHTT chưa có hoặc không có văn bằng bảo hộ đang diễn ra trên thực tiễn nhưng việc “luật hóa” những quyền tài sản này trong việc góp vốn kinh doanh thì chưa được thừa nhận.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể của quyền SHTT được cấp văn bằng bảo hộ để xác định ai là chủ sở hữu của đối tượng đó (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, ….). Việc xuất trình được tài liệu do cơ quan nhà nước ban hành chứng nhận ai là chủ sở hữu của quyền đó gần như là một sự đảm bảo mang tính pháp lý cao nhất trong các hoạt động liên quan đến quyền SHTT mà cá nhân/tổ chức đó tham gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ sở hữu cũng như tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
Vì vậy, việc quy định đối tượng quyền SHTT cần có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để góp vốn kinh doanh cần phải được nhìn nhận theo cả hai khía cạnh khác nhau:
Thứ nhất, đối với những đối tượng SHTT mà pháp luật quy định có
thể được cấp vằn bằng bảo hộ (ví dụ như Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế…) thì yêu cầu chủ sở hữu quyền SHTT phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tượng góp vốn cần được cụ thể hóa dưới dạng thức văn bản, có sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này là quan trọng bởi lẽ: (i) Là căn cứ xác nhận ai là chủ sở hữu của quyền SHTT đem góp vốn; (ii) Có sự xác nhận của cơ quan nhà nước sẽ thuận lợi và khách quan hơn cho các bên trong việc xác định giá trị của quyền SHTT; (iii) Chứng
nhận của cơ quan nhà nước là cơ sở quan trọng để các bên có thể thỏa thuận về việc khai thác sử dụng đối tượng SHTT phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, đối với những đối tượng SHTT mà pháp luật không có quy
định về việc cấp văn bằng bảo hộ (Ví dụ như nhãn hiệu nổi tiếng, bí mật kinh doanh…) thì không yêu cầu chủ sở hữu quyền SHTT phải xuất trình văn bằng bảo hộ khi góp vốn kinh doanh. Việc góp vốn trong trường hợp này hoàn toàn do sự thỏa thuận của bên góp vốn và bên nhận góp vốn. Thỏa thuận này bắt buộc phải lập thành văn bản.
Các đối tượng của quyền SHTT là các đối tượng đang còn hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam
Một đối tượng của quyền SHTT đang còn hiệu lực bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chủ sở hữu mới có độc quyền khai thác và hạn chế việc xâm phạm sử dụng của các chủ thể khác. Nếu đã hết thời hạn bảo hộ theo quy định của PLVN hoặc văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với TSTT đó thì nó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại, bất kỳ người nào cũng có quyền khai thác, sử dụng nó. Khi đó, chủ sở hữu quyền SHTT không được pháp luật bảo vệ quyền chủ sở hữu đối với TSTT của mình trước đây và không đủ điều kiện góp vốn kinh doanh bằng quyền SHTT đó nữa.
Các đối tượng của quyền SHTT không phải là các đối tượng đang bị tranh chấp
Ngoài điều kiện về chủ thể, điều kiện góp vốn bằng quyền SHTT cần xem xét đến các điều kiện đảm bảo khác như: quyền SHTT đó có đang bị tranh chấp, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hay không? Bởi lẽ, nếu các đối tượng quyền SHTT mang đi góp vốn đang là tài sản tranh chấp hoặc đang được dùng để đảm bảo cho một nghĩa vụ khác thì việc xác định chủ sở hữu và quyền sở hữu đối với các đối tượng của quyền SHTT là chưa xác định rõ. Vì vậy, việc tranh chấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng tài sản góp vốn
vào hoạt động kinh doanh. Điều này đi ngược lại với mục đích góp vốn bằng TSTT là để khai thác được giá trị của quyền tài sản.
2.1.3. Chủ thể tham gia góp vốn bằng quyền SHTT
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về chủ thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Luật SHTT có thể nhận thấy chủ thể tham gia góp vốn bằng quyền SHTT gồm chủ thể góp vốn và chủ thể nhận góp vốn cụ thể sau đây:
2.1.3.1. Chủ thể góp vồn bằng quyền SHTT
Theo Luật SHTT 2005, chủ thể góp vốn bằng quyền SHTT bao gồm chủ sở hữu các đối tượng quyền SHTT, chủ thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ thể có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp và chủ thể nhận chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền SHTT.
Thứ nhất: Chủ sở hữu các đối tượng quyền SHTT
Chủ sở hữu các đối tượng quyền SHTT là các tổ chức, cá nhân có các đối tượng quyền SHTT được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Trong đó, chủ sở hữu các đối tượng quyền SHTT bao gồm:
- Chủ sở hữu các đối tượng quyền SHTT được xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động. Đó chính là các đối tượng quyền SHTT không cần phải thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu như quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu nổi tiếng, bí mật kinh doanh. Chủ thể góp vốn trong trường hợp này chỉ cần có thỏa thuận bằng văn bản với bên nhận góp vốn là đủ cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền SHTT.
- Chủ sở hữu các đối tượng SHTT được xác lập quyền theo thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền. Đó là các đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập quyền sở hữu trên cơ sở đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế…Văn bằng bảo hộ
được Cục SHTT cấp chính là căn cứ xác lập quyền của chủ sở hữu và khi đó chủ sở hữu mới thực sự có quyền góp vốn kinh doanh bằng TSTT do mình sáng tạo ra.
Chủ sở hữu các đối tượng quyền SHTT nêu trên được quyền góp vốn bằng quyền SHTT nếu như đối tượng SHTT còn thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, chủ thể nhận chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Khác với TSHH, tại một thời điểm, chủ sở hữu của TSHH chỉ có thể chuyển quyền sử dụng TSHH đó cho một chủ thể khác thì đối với các đối tượng của quyền SHTT, do đặc tính vô hình của chúng mà trong cùng một thời điểm chủ sở hữu có thể chuyển quyền sử dụng cho nhiều người sử dụng. Như vậy, trong cùng một thời điểm, cả chủ sở hữu và những người được chủ sở hữu cho phép đều có thể sử dụng các đối tượng của quyền SHTT (điều này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên). Ngoài ra, những người được chủ sở hữu cho phép sử dụng đối tượng quyền SHTT có thể tiếp tục chuyển giao tiếp cho một hoặc những bên thứ ba khác sử dụng nếu chủ sở hữu cho phép.
Như vậy, chủ thể nhận chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHTT là người được chủ sở hữu quyền SHTT chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT thuộc phạm vi được bảo hộ của mình. Khái niệm “sử dụng” ở đây đối với quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là bản viết của các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ, đối với quyền liên quan là các quyền tài sản của chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng. Quyền sử dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là các quyền tài sản quy định tại Điêì 124 Luật SHTT (sản xuất sản phẩm, áp dụng quy trình, khai thác công dụng, lưu thông, quảng cáo, nhập khẩu…)
Tuy nhiên, quyền sử dụng đối với một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp lại bị một số hạn chế nhất định, đó là:
- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được phép chuyển giao;
- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của nhãn hiệu tập thể đó.
- Bên được chuyển quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trưởng hợp được bên chuyển quyền cho phép…[4, Điều 142].
Thứ ba, chủ thể có quyền sử dụng trước đối với đối tượng sở hữu công nghiệp
Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là người có quyền sử dụng trước khi đáp ứng các điều kiện theo quy định Điều 134 Luật SHTT đã được sửa đổi bổ sung năm 2009:
- Người sáng tạo sáng chế, kiểu dáng công nghiệp một cách độc lập với người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người đó tạo ra đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được nộp đơn đăng ký.
- Người đó đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố.
Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp thì người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vị và khối lượng đã sử dụng hoặc chuẩn bị để sử dụng mà không cần phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Như vậy, chủ thể có quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng và chuẩn bị sử dụng mà không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
2.1.3.2. Chủ thể nhận góp vốn bằng quyền SHTT
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên nhận góp vốn có thể là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Có hai trường hợp xảy ra khi góp vốn bằng quyền SHTT
Thứ nhất, góp vốn bằng quyền SHTT không hình thành pháp nhân
mới. Trong trường hợp này, các bên chỉ hợp tác sản xuất, kinh doanh với nhau trên sở sở hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh; hoặc trường hợp chủ sở hữu quyền SHTT góp vốn bằng quyền sử dụng quyền SHTT vào doanh nghiệp đang hoạt động.
Thứ hai, góp vốn bằng quyền SHTT hình thành pháp nhân mới. Hình
thành pháp nhân mới ở đây được hiểu là hình thành một pháp nhân nhận góp vốn là chủ sử dụng đối với các đối tượng quyền SHTT đó. Theo Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014 và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì các tổ chức kinh tế được tổ chức theo các loại hình: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì vấn đề nhận góp vốn bằng quyền SHTT không được đặt ra vì loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân, có một chủ sở hữu duy nhất, không có thành viên góp vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân có thể góp vốn bằng quyền sở hữu/sử dụng quyền SHTT theo hình thức góp vốn vào thành lập doanh nghiệp mới với các nhà đầu tư khác hoặc góp vốn với tổ chức, cá nhân khác theo dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Quyền SHTT là một quyền tài sản, khi sử dụng quyền SHTT để góp vốn kinh doanh chúng ta phải tiến hành xác định giá trị của quyền SHTT.
Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn riêng về việc định giá quyền SHTT.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc định giá tài sản cụ thể như sau:
“2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. 3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời
điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế”.
Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: trường hợp góp vốn khi doanh nghiệp thành lập, việc định giá tài sản chỉ giữa trên nguyên tắc thống nhất ý chí của các thành viên tham gia góp vốn còn góp vốn khi doanh nghiệp hoạt động có thể do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá tài sản. Quy định này không hợp lý vì khi thành lập doanh nghiệp, nếu các thành viên góp