Hoạt động vận chuyển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bao bì hóa chất nông nghiệp ở một huyền thuần nông thuộc đồng bằng bắc bộ và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 64 - 78)

Vào cuối mỗi vụ sản xuất các đội chuyên thu gom rác (chuyên trách, HTX dịch vụ Điện – Nước – VSMT, tự quản) của các Xã sẽ có trách nhiệm đi thu gom vỏ bao bì trên cánh đồng. Thành viên các đội thu gom sẽ đến từng bể chứa chất thải đặt tại cánh đồng để thu gom toàn bộ lượng bao bì hóa chất BVTV phát sinh trong mùa vụ. Chất thải sẽ được chứa trong các túi nilon lớn (cỡ 600x800mm hoặc 800x1.200mm) có độ dày phù hợp, được buộc chặt sau khi túi đã đầy Sau đó, sử dụng xe cải tiến để đưa chất thải thu gom về địa điểm tập kết đã xác định trước, bên cạnh cánh đồng. Chính quyền xã sẽ chịu trách nhiệm thuê xe tải cỡ nhỏ (loại 0,5 tấn) để thu gom tất cả lượng chất thải tại điểm tập kết, vận chuyển đến khu xử lý chất thải của huyện.

Nhằm đảm bảo những người tham gia thu gom không bị phơi nhiễm hóa chất

BVTV, cần trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân như găng tay cao su, khẩu trang, kính bảo hộ… Những người này cũng phải được tập huấn trước về an toàn sử dụng hóa chất BVTV để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Tại khu xử lý chất thải rắn của huyện Tiền Hải, sẽ xây dựng 02 bể chứa bao bì hóa chất BVTV để lưu giữ chất thải được vận chuyển từ các xã tới, chờ xử lý. Bể chứa này phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Làm bằng bê tông hoặc gạch nhưng phải được phủ lớp chống thấm ở mặt trong của bể

Hình 3- 3: Minh họa bể chứa bao bì hóa chất BVTV tại khu xử lý chất thải

3.2.3 Hoạt động xử lý

Cần nhấn mạnh, các chất thải khác mặc dù ít nguy hại hơn nhưng phát sinh với số lượng lớn như rơm rạ, chất thải sinh hoạt… vẫn chưa được nhiều xã quan tâm xử lý đúng theo quy định. Do đó, mặc dù bao bì hóa chất nông nghiệp chứa thành phần hóa chất nguy hại nhưng với cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải như hiện nay của các xã thì phương pháp chôn lấp cùng với các loại chất thải khác vẫn là phương án khả thi nhất để xử lý loại chất thải này.

Hiện nay, toàn huyện chỉ có 37% các xã đã có quy hoạch về bãi chôn lấp chất thải nên cần phải quy hoạch thêm các bãi chôn lấp ở các xã còn lại để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải của toàn huyện. Các bãi chôn lấp chất thải đã quy hoạch trên địa bàn huyện Tiền Hải phần lớn chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường nên cũng cần được đầu tư cải tạo bãi chôn lấp đảm bảo yêu cầu.

Các xã đã có quy hoạch bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt: Vũ Lăng, Đông Quý, Tây Ninh, Tây Sơn, thị trấn Tiền Hải, An Ninh, Phương Công, Nam Hồng, Nam Trung, Nam Phú, Nam Thịnh, Nam Cường, Nam Thanh.

Phương án có tính hoàn thiện hơn là thu gom bao bì hóa chất nông nghiệp tại các xã và xử lý bằng phương pháp đốt. Dự kiến trong thời gian tới, thị trấn Tiền Hải sẽ được đầu tư dự án “Xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt gắn với

đốt thị trấn Tiền Hải và cụm công nghiệp”. Dự án xây dựng khu xử lý rác thải cho thị trấn Tiền Hải và cụm công nghiệp huyện Tiền Hảigiai đoạn đến năm 2020, bản thân nó, là một dự án nhằm quản lý Môi trường sống cho huyện, khu vực có mức độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng đã mang lại sự gia tăng đáng kể khối lượng và thành phần rác phát sinh.

Nguồn vốn đầu tư cho dự án, một phần được trích từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên môi trường (chiếm 50% tổng kinh phí đầu tư) là 20.5 tỷ đồng, chủ yếu cho thiết bị đốt rác và xử lý khí thải lò đốt rác. Các nguồn vốn khác được huy động từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của các doanh nghiệp, các hộ gia đình (chiếm 50% tổng kinh phí còn lại) để đầu tư cho các hạng mục công trình chôn lấp rác, xử lý nước rỉ rác, công trình hạn tầng... Dự kiến sẽ thực hiện triển khai thi công và đi vào sử dụng trong năm 2011.

Dự án xây dựng bao gồm có một khu chôn lấp và một khu lò đốt rác. Đối với khu đốt rác dự án thực hiện đảm bảo vận hành đúng khu xử lý khí và bụi, đảm bảo chất lượng không khí thải ra theo tiêu chuẩn khí thải lò đốt chất thải y tế QCVN 02:2008/BTNMT hoặc các quy định khác đối với khí thải công nghiệp QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT.

Kế hoạch sản xuất của khu dự án: Khu xử lý chất thải rắn thị trấn tiếp nhận xử lý lượng rác thải theo các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1: 2010 – 2015

- Công suất xử lý : 15 (tấn/ngày) - Tái chế: 1,5 (tấn/ngày)

- Công suất lò đốt: 9 (tấn/ngày) - Khu chôn lấp:4,5 (tấn/ngày)

+ Giai đoạn 2: 2015 – 2020

-Công suất xử lý: 20,5 (tấn/ngày) -Tái chế: 1,5 (tấn/ngày)

-Công suất lò đốt: 18 (tấn/ngày) -Khu chôn lấp: 1 (tấn/ngày)

Dự án cũng tính toán dự báo khối lượng, thành phần chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Tiền Hải dựa trên một số cơ sở:

- Dựa trên phương pháp thống kê số liệu khối lượng chất thải rắn trong nhiều năm của Công ty quản lý dịch vụ đô thị và các Đội thị quản lý dịch vụ đô thị.

- Tiêu chuẩn khối lượng chất thải rắn sinh hoạt xả ra được tính theo người dân.

- Đối với khu vực đô thị, khả năng thu gom và xử lý hiện nay là 70 – 80% lượng rác phát sinh. Dự báo lượng rác này sẽ thu gom 90% lượng rác phát sinh. Dự báo lượng rác này sẽ thu gom 90% lượng rác phát sinh vào năm 2020 và 100% vào năm 2020. Dự báo dân số, khối lượng rác của thị trấn đến năm 2020:

Bảng 3- 2: Tổng hợp khối lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom dự kiến Năm

TT Thông số Đơn vị

2010 2015 2020

1 Dân số Người 7000 8400 9500

2 Tiêu chuẩn rác thải Kg/người.ngày 0,8 0,9 1,0

3 Tỷ lệ thu gom % 80 90 100

4 Tổng lượng rác thải thu gom Tấn/ngày 4,48 6,80 9,50

5 Rác thải công nghiệp Tấn/ngày 6,0 8,0 11,0

Tổng cộng 10,48 14,80 20,50

Từ bảng dự báo về khối lượng chất rắn thải trên ta thấy việc kết hợp xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật của huyện là có thể thực hiện.

Loại lò đốt dự kiến được sử dụng trong dự án này do GR-350 của hãng Great Honor Engineering (Đài Loan). Loại lò này hoạt động có độ tin cậy cao, chất lượng khí thải phát sinh ổn định và tuân thủ các quy định về khí thải theo quy định của Việt Nam, đồng thời nhiên liệu cung cấp duy trì lò đốt thấp.

Hình 3- 4: Lò đốt CTR GR-350 của hãng Great Honor Engineering

Đây là phương pháp nhằm xử lý triệt để các chỉ tiêu của chất thải đô thị, chất thải độc hại, giảm tối đa khối lượng rác trong thời gian ngắn, đồng thời hạn chế tối đa diện tích đất sử dụng cho việc xử lý chất thải. Hiện nay, hầu hết các lò đốt rác có nhiệt độ trong buồng đốt thích hợp (lò đa cấp, trong đó buồng cấp 1 nhiệt độ từ 900 - 1.0000C và buồng cấp 2 có nhiệt độ tới 1.2000C). Ngoài ra hệ thống lò đốt còn có bộ phận xử lý khói bụi mùi hiện đại nên vấn đề ô nhiễm môi trường được xử lý triệt để và hiệu quả cao.

Nhờ có thể giảm một cách hiệu quả lượng CTR phải đem chôn lấp nên diện tích xây dựng khu xử lý CTR giảm đáng kể. Công nghệ này yêu cầu suất đầu tư lớn, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề trong quá trình vận hành dây chuyền nên hiện nay mới chỉ áp dụng cho các quy mô nhỏ, xử lý chất thải bệnh việc và chất thải nguy hại.

Công nghệ đốt rác được áp dụng:

Hình 3- 5: Sơ đồ công nghệ hệ thống lò đốt chất thải rắn

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Lò GR-350 của hãng Great Honor Engineering (Đài Loan) với mô hình lò đứng sàn cố định, đốt các chất thải sinh hoạt có công suất 800 Kg/h và đáp ứng công suất 5 – 20 tấn/ngày. Cần cung cấp nhiên liệu trong quá trình đốt. Chu kỳ hoạt động là 8 – 20 giờ/ngày.

Trước khi đưa vào lò đốt, chất thải được phân loại và nghiền nhỏ, đảm bảo khả năng cháy tối đa. Lượng chất thải được cấp không quá 70% thể tích buồng đốt sơ cấp, tỷ lệ rác ướt không vượt quá 30%. Tại buồng đốt sơ cấp, với nhiệt độ duy trì trong khoảng 800 – 1.000oC, các chất hữu cơ tham gia phản ứng cháy, chuyển hóa thành CO2, H2O, SO2, CO… và các sản phẩm hữu cơ trung gian khác. Đến buồng

Lò đốt thứ cấp

Cyclone thu bụi Lò đốt sơ cấp

Ngăn phản ứng Nghiền ép rác

Ngăn hấp phụ

đốt thứ cấp, với nhiệt độ là 1.000 - 1.2000C, phần chất hữu cơ còn lại bị đốt cháy hoàn toàn.

Sau buồng đốt thứ cấp, khói thải lò đốt đi qua hệ thống xử lý khí bao gồm: xyclon tách bụi, bể phản ứng, ngăn hấp phụ bằng than hoạt tính, túi lọc, quạt gió và ống khói. Hàm lượng bụi trong khói thải nhỏ hơn 0,115 g/Nm3.

Tro xỉ phát sinh sau buồng đốt sơ cấp, cùng bụi thu gom trong quá trình xử lý khí thải, được làm mát và dẫn về hố thu để xử lý (chôn lấp). Trung bình, với công suất lò đốt 18 tấn/ngày, hàng ngày sẽ có khoảng 1,0 – 2,0 tấn tro xỉ phát sinh.

Như vậy, với nhiệt độ buồng thứ cấp lên tới 1.200oC, hiệu suất xử lý đối với các chất hữu cơ lên đến 99,9999% [6], lò đốt CTR này hoàn toàn có đủ khả năng để xử lý triệt để hóa chất BVTV tồn dư trong bao bì thải. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý khói lò được thiết kế đảm bảo khí thải sau khi xử lý đạt QCVN 02:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt CTR Y tế). Như vậy, ô nhiễm do khói lò là hoàn toàn đảm bảo yêu cầu pháp luật về môi trường.

Để đảm bảo tính pháp lý cho việc xử lý bao bì hóa chất BVTV thải (là một

loại CTNH), khu xử lý sẽ lập hồ sơ để đăng ký xin cấp phép xử lý theo quy định

của thông tư số 23/2006/TT-BTNMT, trình Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Bình.

Bảng 3- 3: Đặc tính kỹ thuật của lò đốt GR-350 của hãng Great Honor Engineering (Đài Loan)

STT Nội dung Thông số

1 Loại lò đốt

Loại Đứng

Loại rác Sinh hoạt

Thời gian hoạt động 24h

Công suất (kg/8h) 2400-2960

2 Thông số thiết kế Tỷ trọng khói - Khi nhóm 0-0.15 - Khi đốt 0-0.15 - Khi kết thúc 0-0.15 Nồng độ bụi nhỏ hơn 0.115g/Nm3 Nhiệt độ đốt - Đốt sơ cấp 0C 800-1000 - Đốt thứ cấp 0C 1000-1200 3 Đặc điểm kỹ thuật (A )Cấu hình lò Nền lò (m2) 1.04 Dung tích buồng đốt (m3) 3.64 Vật liệu - Thành trong SS400 - Thành ngoài S400 - Đệm lửa Ximang Trọng lượng nét (chuẩn) 8000kg

Thể tích nước bay hơi 500 l/h

(B) Quạt gió

Loại quạt STB-8’’

Lưu lượng không khí 1250 CFM

Áp xuất khí 700mmAq

Số vòng quay 3500rpm

Nguồn điện AC380 V, 50Hz

Công suất đầu ra 2P 11kW

Số lượng 1 bộ

(C) Bộ thu bụi (Xiclon)

Vật liệu SS400

Số lượng 1 bộ

Số lượng 1 bộ

Linh kiện phụ Giảm âm

(E) Ống thông hơi

Vật liệu SS400 Kích thước 250x750 Số lượng 1 bộ (F) Bể chứa nước Vật liệu SS400 Số lượng 1 bộ

(G) Bộ còi báo hiệu mực nước

Số lượng 1 bộ

(I)Bảng điều khiển

Loại Đặt ngoài

Số lượng 1 bộ

(J)Biến thế

Loại P-380V S-220

Số lượng 1 bộ

(K) Kích thước chính

Chiều cao (buồng đốt) 5,400mm

Chiều cao (tổng) 11,681mm

Cửa cho chât thải vào 800x1000mm

Cửa lấy tro ra 600x650

(L) Kích thước ống

Cấp nước ban đầu 25A

Xả nước buồng chính 65A

Xả nước nóng 65A

(M) Loại sơn Silver top heat Proof

3.2.4 Các chính sách hỗ trợ hoạt động thu gom, xử lý chất thải

Để các giải pháp thu gom, xử lý bao bì hóa chất nông nghiệp có thể đi vào thực tế sản xuất thì cần có sự tham gia của không chỉ các cấp chính quyền từ huyện

đến các thôn, đội mà rất cần sự tham gia của người dân cũng như các tổ chức đoàn thể tại địa phương như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…

Ngoài việc đóng góp về nhân lực thì các cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt chất thải rắn nói chung và bao bì hóa chất nông nghiệp nói riêng cũng cần được xem xét, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân cũng là rất cần thiết…

+ Chính quyền xã có các chính sách đối với các tổ chức cá nhân thực hiện công tác thu gom rác trên địa bàn toàn Xã, cũng như các Thôn, Đội.

+ Tùy thuộc vào loại hình thu gom, xử lý chất thải ở mỗi xã thì cần có chính sách hỗ trợ phù hợp:

- HTX dịch vụ điện – nước – VSMT

- Đội chuyên trách

- Đội tự quản

Cả 3 loại hình đơn vị thu gom trên đều nhận được sự hỗ trợ của xã về phương tiện thu gom và một phần kinh phí.

+ Đưa ra các quy định đóng góp đối với tất cả các hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong toàn xã, tùy thuộc vào quy mô to nhỏ mà đóng góp phù hợp. Việc đóng góp này phục vụ cho công tác quản lý và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

+ Những hộ dân có diện tích lúa/hoa mầu nộp một khoản phù hợp và tương ứng với diện tích canh tác của gia đình mình.

3.3 Kiến nghị

Một trong những khó khăn hiện nay tại các xã khi triển khai hoạt động thu gom bao bì hóa chất nông nghiệp là vấn đề chính sách pháp luật của nhà nước chưa đề cập tới vấn đề này một cách đầy đủ. Theo quy định trong quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT thì bao bì hóa chất BVTV có thể là CTNH nếu như thành phần hóa chất

07:2009/BTNMT cũng đã quy định ngưỡng giới hạn CTNH đối với 55 hóa chất BVTV khác nhau. Tuy nhiên, việc xem xét bao bì hóa chất nông nghiệp như các chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất công nghiệp là hoàn toàn không phù hợp do các nguyên nhân:

- Nếu tính lượng bao bì phát sinh tại mỗi hộ trong 1 vụ thì lượng chất thải không đáng kể, việc bắt buộc các hộ dân tự thu gom và xử lý như các cơ sở sản xuất công nghiệp là không thể thực hiện được. Nhưng nếu tính cho cả xã hoặc cả huyện thì lượng bao bì thải lại là một con số lớn. Nói cách khác, vấn đề quan trọng là xác định được ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong hoạt động thu gom bao bì hóa chất nông nghiệp trên địa bàn

- Các quy định về phạt đối với hành vi xả chất thải bừa bãi trong trường hợp này là không khả thi. Ngoài việc bắt buộc người dân nộp phạt đã rất khó thực hiện thì việc xác định cơ quan chịu trách nhiệm đi thu tiền phạt, cơ chế sử dụng tiền phạt như thế nào… cũng không hề đơn giản, và nếu để cho một đơn vị độc lập hoặc ở cấp huyện đảm nhận thì có thể sẽ không triển khai được.

Vì vậy, xin kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về một số giải pháp sau nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thu gom, xử lý bao bì hóa chất nông nghiệp:

- Quy định riêng về hoạt động phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý đối với bao bì hóa chất nông nghiệp, đặc biệt là hóa chất BVTV sao cho phù hợp với những đặc trưng rất riêng về nguồn phát sinh, thời gian phát sinh và lượng phát sinh

- Quy định trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền cấp xã, thôn trong công tác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bao bì hóa chất nông nghiệp ở một huyền thuần nông thuộc đồng bằng bắc bộ và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 64 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)