Tác động của bao bì hóa chất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bao bì hóa chất nông nghiệp ở một huyền thuần nông thuộc đồng bằng bắc bộ và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 47 - 54)

Khi được thải bỏ vào môi trường, bao bì hóa chất nông nghiệp tác động tới môi trường và sức khỏe con người thông qua 2 thành phần:

- Thành phần hóa chất BVTV tồn dư trong bao bì - Bản thân bao bì đựng hóa chất BVTV

Hình 2- 6: Bao bì hóa chất BVTV trên cánh đồng

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, các hóa chất BVTV được sử dụng ngày càng nhiều, với chủng loại mỗi ngày một đa dạng. Tuy nhiên, với hiện trạng thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV như trên thì đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm cần được quan tâm, đặc biệt là tại một huyện thuần nông như Tiền Hải.

a) Tác động của hóa chất bảo vệ thực vật

Khảo sát tháng 8/ 2010 với 97 hộ có người phun thuốc chính tuổi từ 30 đến 50 đã có những thời gian phun thuốc nhất định trong vòng 3 năm, những người này 60% là nam và 40% là nữ, tuy chưa có người nào bị ngộ độc cấp nhưng hầu hết

khoảng 85% có các triệu chứng nhiễm độc mãn tính do thuốc trừ sâu, các biểu hiện đó như sau:

- Các biểu hiện nhiễm độc cấp thường gặp là chóng mặt : 85%, mệt mỏi khó chịu: 78,7%, đau đầu: 66,4%, ra mồ hôi 50,3%, buồn nôn: 43,8%.

- Các biểu hiện về da cụ thể như da ngứa mẩn đỏ chiếm tới 41,3%, tuy nhiên chưa phát hiện thấy có biểu hiện nhiễm độc da đặc trưng.

- Các biểu hiện về thiếu máu có da xanh tái: 45,8% và gầy yếu 41,9%.

- Các biểu hiện về thần kinh như đau đầu: 85%, rối loạn giấc ngủ: 36, 8%, tê bàn tay 23,8%.

- Các biểu hiện về suy giảm hô hấp như đau mũi họng: 29%, khó thở 23,9%. - Các biểu hiện về mắt như mờ mắt:12,3%, đỏ mắt: 20,6%.

- Một điều đáng chú ý là những người sử dụng nhiều thuốc trừ sâu nhóm lân

hữu cơ thì dấu hiệu nhiễm độc cấp chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, giảm chí nhớ, buồn nôn, mệt mỏi toàn thân, co đồng tử ở những người sử dụng nhiêù thuốc trừ sâu ở nhóm cúc tổng hợp thì các dấu hiệu nhiễm độc cấp chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi .... và đặc biệt là xuất hiện các cảm giác bất thường ở da, nhất là mặt.

- Nguyên nhân chính dẫn tới các triệu chứng nhiễm độc này chủ yếu là do không mang trang bị phòng hộ 89,5%, thuốc dính vào da khi pha chế: 75,5%, do bình phun bị rò rỉ: 35% và phun không đúng theo kỹ thuật 54,7%, do phun với liều lượng cao hơn mức khuyến có và ngoài ra còn do còn sử dụng một số loại thuốc đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng.

- Có mối tương quan rõ rệt giữa liều lượng sử dụng và tần suất xuất hiện các ảnh hưởng xấu khi có tiếp xúc với thuốc trừ sâu. khi liều lượng sử dụng càng tăng thì sự xuất hiện tần suất các dấu hiệu ảnh hưởng xấu tới cơ thể càng nhiều và càng có xu hướng gia tăng. đối với nhóm người hút thuốc lá có tiếp xúc với thuốc trừ sâu việc xuất hiện các dấu hiệu ảnh hưởng xấu về hô hấp cũng rất rõ ràng. bằng chứng là ở nhóm người có hút thuốc lá xuất hiện các

Ngoài ra, một số trường hợp có thâm niên nhiều hơn 5 năm phun thuốc sâu cho gia đình mình và cho những người trong cùng làng xóm, có khoảng 20% mắc các chứng bệnh liên quan đến khối u, ung thư.

Hầu hết bà con đều khẳng định, khoảng 5 – 10 năm trước đây, bà con vẫn có thể bắt được tôm cua, cá tại ruộng; nhưng hiện nay, hầu như không thể tìm thấy sự có mặt của các loài này.

Theo một số nghiên cứu thì hàm lượng hóa chất BVTV còn dư trong bao bì hóa chất dao động trong khoảng 1 – 1.5%, tức là cứ mỗi 1 tấn hóa chất BVTV được sử dụng thì có khoảng 10 – 15 Kg hóa chất bị giữ lại trong bao bì hóa chất.Đối với loại hóa chất có tính độc như hóa chất BVTV thì đây là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể, tác động tới môi trường nước, đất và không khí.

Do được thải bỏ ngay tại cánh đồng hoặc trên đường đi nên các hóa chất tồn dư trong bao bì hóa chất BVTV chủ yếu đi vào môi trường nước thông qua 2 con đường:

- Hòa tan trực tiếp vào nước nếu bao bì hóa chất được thải bỏ tại các

mương thủy lợi trên cánh đồng hoặc được thải bỏ trên bờ ruộng nhưng

dưới tác động của các nhân tố khác (gió, mưa…) nên bị cuốn xuống mương

- Hòa tan vào nước mưa và chảy vào hệ thống cống rãnh, mương thủy lợi. Sau khi hòa tan vào nước, một phần hóa chất ngấm vào môi trường đất, một phần theo dòng nước lan truyền đến các khu vực khác. Các sinh vật thủy sinh tại mương hay cống rãnh cũng sẽ tiếp xúc với hóa chất và bị phơi nhiễm.

Con người có thể bị phơi nhiễm hóa chất BVTV qua các con đường như hô hấp, ăn uống hoặc tiếp xúc qua da. Trong cơ thể con người, sau khi phơi nhiễm, hóa chất BVTV tham gia hàng loạt các phản ứng chuyển hóa, theo hệ tuần hoàn đến khắp các cơ quan và gây độc khi nồng độ đủ lớn. Hình 2-6 biểu diễn chi tiết hơn con đường di chuyển và quá trình chuyển hóa hóa chất BVTV trong cơ thể người.

Đối với hóa chất BVTV tồn dư trong bao bì, con đường phơi nhiễm vào cơ thể người chủ yếu gián tiếp qua môi trường nước (tiếp xúc qua da) hoặc gián tiếp qua các sinh vật thủy sinh (con đường ăn uống). Tác động đối với con người thường không lớn do lượng hóa chất tồn dư trong bao bì nhỏ (không quá 2%) và hầu hết các hóa chất được phép sử dụng là không hoặc ít độc cho người.

Tuy nhiên, tác động của hóa chất tồn dư trong bao bì đối với sinh vật lại cần được xem xét kỹ hơn, trong đó, các sinh vật thủy sinh là đối tượng chịu tác động trực tiếp, các sinh vật bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn (chim, cò, vạc…) sẽ là đối tượng chịu tác động tiếp theo.

Nghiên cứu trong nhiều năm gần đây cho thấy, thuốc diệt côn trùng chứa phot pho và cabamat đã được chứng minh là trực tiếp giết hại các loài chim. Parathion, diazinon, monocrotophos phorate, dicrotophos và carbofuran là những hợp chất được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, chất độc có độ nhạy cao trong nhóm chất chống anticholinesterases tiếp tục đe doạ nhiều loài sinh vật.

Nhiều thí nghiệm ở động vật hoang dã đã cho thấy các chất diệt côn trùng chứa phot pho hữu cơ và cacbamat có gây ảnh hưởng đến thái độ, cân bằng hoocmon và chức năng của tuyến salt (muối). Mặt khác những thí nghiệm này đưa ra một vài hợp chất mà họ nghi ngờ là không có hại đối với động vật.

Hầu hết các thông tin về sự ảnh hưởng đến động vật hoang dã thì chủ yếu nói đến các loài chim. Một số loài lưỡng cư cũng rất dễ bị tổn thương vì thuốc trừ sâu thậm chí tỷ lệ chết khá cao..

Hình 2- 7: Chuyển hóa của hóa chất BVTV trong cơ thể con người

Đối với vi khuẩn, chuyển hóa thuốc sâu đã tạo ra sự giải độc (kháng thuốc). Một vài trong số phản ứng của vi khuẩn này là phản ứng hoạt hóa, vì vậy chuyển hoá (biến thể) vi khuẩn có thể làm tăng tiềm ẩn thêm độc tố. Một số ví dụ là sự chuyển aldrin thành diedrin và sau đó là photodieldrin. Bốn dạng quan trọng nhất của phản ứng này là sự chống halogen hoá, dealkglation, sự thuỷ phân của este và amit, sự oxi hoá, tiếp sau đó là sự phân tách. Tính đa dạng của phản ứng này đã khiến cho các loại vi khuẩn đã suy thoái trở thành mềm yếu và dễ bị tổn thương nhất [20].

Tuy nhiên, thuốc sâu có thể ảnh hưởng đến một số loại vi khuẩn nhất định và do đó làm thay đổi kết cấu, cấu tạo của nhóm vi khuẩn đó. Một vài loại thuốc sâu còn có khả năng ngăn cấm quá trình natri hoá, quá trình này có liên quan chặt chẽ với nhiều loài vi khuẩn khác.

Trong ba thập kỷ qua, việc diệt vật có hại và cỏ dại bằng hóa chất nhằm giảm tới mức tối thiểu những sự mất mát trong sản lượng nông nghiệp đã được thực hiện trên khắp thế giới. nhiều loại hóa chất diệt côn trùng, diệt nấm, diệt nhuyễn thể, diệt khuẩn, diệt cỏ, kể cả những chất xông hơi đã trở thành quan trọng trong nông nghiệp, chủ yếu ở các nước phát triển... Ở các nước này thuốc bảo vệ thực vật clo hữu cơ còn đang được sử dụng nhưng cũng đang dần dần được thay thế bằng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ, carbamat và pyrethroid.

Tại huyện Tiền Hải nói riêng và trong tỉnh Thái Bình nói chung, trong sản xuất nông nghiệp việc người dân sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật tuỳ tiện, không đúng chủng loại, không đảm bảo thời gian cách ly. Do đó, sản xuất nông nghiệp đang gây nên sức ép rất lớn cho môi trường đất, nước, không khí ở khu vực. Và hóa chất tồn dư trong bao bì hóa chất BVTV cũng góp phần tăng thêm các ảnh hưởng không mong muốn đối với môi trường.

b) Tác động của bản thân bao bì hóa chất bảo vệ thực vật

Trong các yếu tố góp phần làm ô nhiễm tới môi trường thì có sự góp phần của bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Người nông dân sau khi sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, theo thói quen, thường thải bỏ bao bì ngay tại ruộng vườn, trên các kênh rạch của cánh đồng. Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đến nguồn nước (trong đó có cả nước mặt và nước ngầm), đất, không khí.

Các bao bì chai lọ bị vứt dưới những kênh rạch trên cánh đồng làm tắc ngẽn dòng chảy, những lọ đựng được làm từ thủy tinh khi vứt bừa bãi các mảnh vỡ của nó sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn của chính những người đã thải bỏ nó.

Tại một số xã trong Huyện có bể chứa bao bì thuốc trừ sâu, những người dân làm nghề buôn bán phế liệu đã nhặt những bao bì thuốc trừ sâu này về để bán, việc làm này góp phần việc phát tán hàm lượng thuốc trừ sâu đi xa hơn và gây ô nhiễm thứ cấp.

Trong quá trình khảo sát thực tế tại huyện Tiền Hải trong năm 2010, đã tiến hành phỏng vấn 83 người về các tai nạn với bao bì hóa chất BVTV. Kết quả phỏng vấn cho thấy, có 18% trường hợp đã từng bị xước xát tay chân do mảnh chai thủy tinh của chai đựng hóa chất BVTV, 30% trường hợp cho biết đã từng bị mẩm ngứa sau khi lội qua mương có nhiều vỏ bao bì hóa chất BVTV và 16,87% người cho biết thường xuyên phải khơi thông mương thủy lợi do bị tắc bởi bao bì hóa chất, thường xuyên dẫm phải bao bì hóa chất là 86,7%.

Bảng 2- 15: Kết quả phỏng vấn về ảnh hưởng của bao bì hóa chất BVTV

STT Tình huống Kết quả Tỷ lệ

1 Từng bị xước xát tay chân do bao bì

hóa chất (bao bì thủy tinh) 15 18

2

Từng bị mẩm ngứa sau khi lội qua mương có nhiều bao bì hóa chất BVTV

25 30

3 Thường xuyên phải khơi mương do

nhiều bao bì hóa chất 14 16,8

4 Thường dẫm phải bao bì hóa chất 72 86,7

Bà con cũng khẳng định, không thể trồng được bất cứ loài cây gì trên những khu đất có quá nhiều bao bì hóa chất BVTV. Bà con phải loại bỏ hoàn toàn bao bì hóa chất, sau đó làm đất cẩn thận mới có thể trồng được.

Ngoài ra, do khả năng tồn tại lâu trong môi trường nên các khu đất bao bì hóa chất nông nghiệp với tỷ lệ lớn bị giảm khả năng trồng cấy, thậm chí mất hẳn.

CHƯƠNG III

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Ô NHIỄM BAO BÌ HÓA CHẤT

NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bao bì hóa chất nông nghiệp ở một huyền thuần nông thuộc đồng bằng bắc bộ và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)