Giới thiệu chung về hóa chất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bao bì hóa chất nông nghiệp ở một huyền thuần nông thuộc đồng bằng bắc bộ và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 29 - 32)

Hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp có các loại chính sau: - Các loại phân bón (phân vô cơ, phân vi sinh)

- Các loại hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột...)

- Các loại hóa chất nông nghiệp khác: chất kích thích sinh trưởng, chế phẩm vắc xin cho vật nuôi, tôm cá...

Theo Tổ chức Nông lương thế giới, thuốc BVTV là bất kỳ một chất nào hay hỗn hợp các chất nào được dùng để phòng, phá hủy hay diệt bất kỳ một vật hại nào (pest), kể cả các sinh vật (vector) truyền bệnh của người hay súc vật, những loại cây cỏ dại hoặc các động vật gây hại trong hoặc can thiệp trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hoặc tiếp thị thực phẩm, lương thực, gỗ và sản phẩm thức ăn gia súc.

Tại Việt Nam, việc sản xuất các loại hóa chất BVTV mới chỉ dừng ở mức nhập nguyên liệu hay các dạng bán thành phẩm. Phần lớn hóa chất BVTV được nhập từ nước ngoài sau đó các cơ sở tiến hành gia công, sang chai, đóng gói.

Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid.

Bảng 2- 5: Chủng loại TBVTV đang lưu hành ở Việt Nam

Nhóm TBVTV Chlor hữu cơ Lân hữu cơ Carbamat Pyrethroid Nhóm khác

Nhóm độc Ia Ib Ia Ib II Ib II Ib II

Số lượng

(chủng loại) 1 2 8 7 6 5 1 7 4

Tuy chủng loại nhiều như vậy, song nông dân những vùng trồng lúa và đặc biệt ở vùng trồng rau thường là do thói quen, do sợ rủi roi và do hiểu biết có hạn về mức độ độc hại của hóa chất BVTV, nên chỉ dùng một loại hóa chất đã quen dùng, thường là những loại hóa chất BVTV có độc tính cao đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam như Monitor, Wofatox .... và cả DDT

Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể, cả về số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu thụ thuốc bảo vệ trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm soát được. Theo quyết định số 15/2004/QĐ – BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng có 421 hoạt chất với 1215 tên thương phẩm. Nếu so với các nước trong khu vực Châu á – Thái Bình Dương hiện có khoảng 400 loại hoạt chất TBVTV đang được phép sử dụng với hàng ngàn tên thương mại khác nhau thì ở nước ta mới cho phép hơn 200 hoạt chất BVTV được phép sử dụng với hơn 700 tên thương mại khác nhau.

Việc phân loại hóa chất BVTV khá đa dạng, với nhiều cách phân loại khác

nhau. Tổ chức Y tế thế giới (WHO-1990) và Hội đồng châu Âu (1984) đã sắp xếp các nhóm hóa chất BVTV theo độc tính đối với con người hay bảng phân loại tác hại của từng loại hóa chất BVTV đã được đề cập đến trong pháp luật của nhiều nước.

Bảng 2- 6: Bảng phân loại TBVTV theo độc tính (WHO)

LD50 (chuột) (Mg/kg thể trọng)1 Qua tiêu hóa Qua da Phân lại tác hại

Chất rắn Chất lỏng Chất rắn Chất lỏng

1a. Cực độc 5 hay ít hơn 20 hay ít hơn 10 hay ít hơn 40 hay ít hơn 1b. Độc tính cao 5-50 20 - 200 20-100 40 -400 II. Độc tính vừa 50-500 200-2000 100-1000 400-4000 III. Độc tính nhẹ trên500 trên 2000 trên 1000 trên 4000

Trong đó:

- LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm - Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt - Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê

- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp

Bảng 2- 7:Phân loại nhóm chất độc các thuốc BVTV sử dụng ở VN

(Theo QĐ 145/2002/QĐ-BNN ngày 18/12/2002) LD50 đối với chuột (mg/kg thể trọng) Qua miệng Qua da Phân nhóm và ký hiệu Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng I “Rất độc” Vạch mầu:Mầu đỏ <50 <200 <100 <400 II “Độc cao” Vạch màu: Màu vàng 50-5000 200-2000 100-1000 400-4000 III “Nguy hiểm hoặc cẩn thận” Vạch màu: Màu xanh nước

biển

>500 >2000 >1000 >4000

Nguồn: Quyết định số 145/2002/QĐ-BNN ngày 18/12/2002

Bảng 2- 8: Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập Loại chất độc Con đường xâm nhập

Chất độc tiếp xúc Xâm nhập qua da khi côn trùng di chuyển từ lá cây

hoặc tường được phun TBVTV

Chất độc dạ dầy Xâm phạm qua miệng khi ăn

Chất độc xông hơi Là hơi khí hít vào khi thở

Chất độc ngấm qua rễ cây Hấp thu qua rễ cây và lan tỏa khắp cây, lá, cành, côn trùng sống trên lá cây sẽ bị diệt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bao bì hóa chất nông nghiệp ở một huyền thuần nông thuộc đồng bằng bắc bộ và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)