là ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM đã trở thành một kế sách có ý nghĩa chiến lược trong việc tăng cường tiềm lực và sức cạnh tranh cho mỗi chủ thể trong hệ thống tín dụng nói riêng và cả hệ thống nói chung. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động trên cũng có vai trò quan trọng to lớn trong giai đoạn hiện nay. Các nội dung, chính sách về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM cần phải được xác định rõ ràng:
Thứ nhất, một trong những nội dung cần chú ý là việc xây dựng hệ thống luật điều chỉnh hoạt động tái cấu trúc ngân hàng cũng cần phải có sự quan tâm và đầu tư thích đáng của các cấp có thẩm quyền. Ngoài ra, các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng và phê duyệt chính sách cần có sự hợp tác chặt chẽ trong việc nghiên cứu chính sách nhằm bảo đảm chính sách mang tính liên thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng áp dụng luật.
Thứ hai, khung pháp lý về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM cần được xây dựng chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng để xác lập giao dịch đã được quy định trong các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh,… và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt
68
hình thức của hoạt động, trong khi, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi hoạt động sáp nhập, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề về tài chính, cổ phần, cổ phiếu, người lao động, thuế, phí,… của doanh nghiệp trong quá trình sáp nhập và sau sáp nhập. Theo đó, các văn bản về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp cũng cần có quy định cụ thể, rõ ràng để tránh tình trạng chồng chéo.
Ngoài ra, các hoạt động thương mại luôn có những thay đổi và biến động. Theo đó, các văn bản pháp luật điều chỉnh chúng phải được xây dựng sao cho vừa mang tính áp dụng thực tiễn, vừa phải có tính dự liệu để đảm bảo điều chỉnh linh hoạt các hoạt động trên. Để thực hiện điều này, chúng ta cần phải xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược và định hướng chiến lược tái cấu trúc ngân hàng ở hiện tại cũng như trong tương lai trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việc xây dựng hệ thống luật điều chỉnh hoạt động tái cấu trúc ngân hàng nói chung và sáp nhập, hợp nhất NHTM nói riêng cần phải dựa trên cơ sở phù hợp với quyền lợi chung và sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung. Trên cơ sở này, pháp luật mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các đối tượng bị điều chỉnh. Vì vậy, cần thay đổi cách thức xây dựng và phê duyệt chính sách, đó là công khai, tham vấn, trưng cầu ý kiến của những đối tượng bị điều chỉnh có lợi ích liên quan đến hoạt động tái cấu trúc ngân hàng trên.
Thứ ba, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật điều chỉnh hoạt động này, chúng ta cũng cần hướng tới mục tiêu một hệ thống luật vừa mang tính áp dụng cao vừa mang tính dự liệu nhất định, đồng thời, bảo đảm tính phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, với thông lệ, tập quán quốc tế. Một mặt bảo đảm chủ quyền và lợi ích quốc gia và học tập kinh nghiệm của các nước
69
trên thế giới. Mặt khác, trong thời điểm hiện nay, hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM đã trở thành một biện pháp có ý nghĩa chiến lược trong việc tăng cường tiềm lực và sức cạnh tranh cho mỗi chủ thể trong hệ thống tín dụng nói riêng và cả hệ thống nói chung. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động trên cũng có vai trò quan trọng, to lớn trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Các nội dung chính sách về sáp nhập, hợp nhất NHTM dự kiến đưa vào luật phảu được xác định rõ ràng.
Trong thực tế hoạch định chính sách, nhất là ở nước ra trong thời kỳ phát triển và hội nhập, việc xác định chính sách theo quan điểm nào, học tập chính sách của nước ngoài như thế nào cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam là một việc không dễ dàng. Để khắc phục khó khăn này, đòi hỏi chúng ra phải nghiên cứu chính sách trên cả lĩnh vực lý thuyết và thực tế, dự báo đánh giá tác động kinh tế, xã hội của chính sách, so sánh các chính sách, lựa chọn chính sách phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.