Vấn đề Sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại được quy định khá rõ ràng và đầy đủ trong hệ thống pháp luật điều chỉnh bởi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Luật Cạnh Tranh Số 27/2004/QH11, Nghị định số 156/2013/NĐ-CP, Thông tư số 36/2015/TT-NHNN. Sự điều chỉnh này có cũng đã mang lại nhiều sự phát triển của pháp luật về hoạt động sáp nhập, hợp nhất các pháp nhân nói chung và pháp nhân là NHTM nói riêng.
Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM đều phải tuân thủ những nguyên tắc chung của BLDS về điều kiện thành lập pháp nhân, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo những nguyên tắc riêng trong quá trình sáp nhập, hợp nhất phù hợp với những nguyên tắc mà Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng quy định về hoạt động sáp nhập hợp nhất các tổ chức pháp nhân. Với những đặc trưng riêng của việc sáp nhập, hợp nhất và đặc trưng riêng biệt của tổ chức tham gia sáp nhập, hợp nhất lại là các Ngân hàng thương mại, do đó việc quy định về hoạt động này không chỉ nhằm mục đích tái cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng mà còn phải quy định sao cho phù hợp với sự tác động của các pháp nhân này tới nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của xã hội Việt Nam. Việc tuân thủ theo những quy định của pháp luật về sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thương mại cũng tạo ra được hành lang pháp lý cho hoạt động này diễn ra hiệu quả hơn, tạo được nhiều lợi ích hơn nữa cho xã hội và đất nước.
Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là NHTM cho đến nay mặc dù mang lại nhiều hiệu ứng tích, tuy nhiên,
63
cũng không ít hạn chế của nó cũng được phát hiện ra trong quá trình thi hành trên thực tiễn đời sống. Những hạn chế này cần nhanh chóng được khắc phục .
64
Chƣơng 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất pháp nhân là ngân hàng thƣơng mại ở Việt
Nam hiện nay