Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 62 - 63)

2012 và 6 tháng đầu năm 2013

4.3.2Tổng dƣ nợ/Tổng vốn huy động

Chỉ số Tổng dƣ nợ/tổng vốn huy động xác định khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích cho vay giúp phân tích khả năng cho vay của ngân hàng so với vốn huy động. Nó cho thấy hiệu quả cho vay của một đồng vốn huy động đƣợc, chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hƣởng không tốt đến ngân hàng. Nếu chỉ số này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp vẫn chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn, ngƣợc lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì chứng tỏ rằng ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động chƣa hiệu quả so với nguồn vốn huy động đƣợc.

Từ bảng số liệu 4.19, ta thấy trong 3 năm thì chỉ số này biến động theo chiều hƣớng tăng trong năm 2011 và giảm vào năm 2012. Cụ thể là năm 2010 trong 1,54 đồng dƣ nợ có 1 đồng vốn huy động góp vào, tuy vốn huy động và dƣ nợ năm 2012 đều tăng nhƣng vì ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng nên tốc độ tăng của dƣ nợ nhiều hơn so với tốc độ tăng của vốn huy động, kết quả là 1 đồng vốn huy động tham gia vào 1,82 đồng dƣ nợ. Mức tăng của dƣ nợ cho vay cao hơn mức tăng của vốn huy động là nguyên nhân chủ yếu làm cho chỉ số này tăng lên ở năm 2011.

Sang năm 2012, con số này giảm xuống chỉ còn 1,48 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện tích cực việc đẩy mạnh công tác huy động vốn, vốn huy động nhiều nhƣng đầu ra cho vay tuy có tăng nhƣng tốc độ tăng giảm lại so với trƣớc. Bên cạnh đó, đến giữa năm 2012 khi lãi suất bắt đầu hạ nhiệt nhƣng sự ảnh hƣởng của sự bất ổn về kinh tế của năm 2011 làm cho các nhà đầu tƣ trở nên e dè cũng nhƣ đến hạn chế trong việc đi vay

lúc này, trong khi đó thì ngân hàng đã sử dụng các công cụ lãi suất một cách linh hoạt và phù hợp với từng loại khách hàng nên lƣợng vốn huy động năm 2012 tăng cao. Đó cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ trên chƣa thể tăng lên trong năm 2012. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này lại tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, con số này giảm xuống còn 1,39 lần là do đầu ra cho vay của ngân hàng vẫn tăng chậm hơn đầu vào huy động vốn.

Nhìn chung thì tỷ lệ này không quá cao cũng nhƣ không quá thấp và vẫn có thể nói là đang ở mức khá tốt. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay thì tỷ lệ này lại có xu hƣớng giảm, điều đó cho thấy rằng khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay của ngân hàng đang gặp vấn đề bất ổn, một phần lý do khiến xảy ra tình trạng này cũng là do nền kinh tế khó khăn nên đã làm cho đầu ra của ngân hàng không tăng đƣợc nhiều mà lại có xu hƣớng giảm. Đây cũng đƣợc xem là một hạn chế trong hoạt động sử dụng vốn mà ngân hàng đang gặp phải. Vậy nên, để cải thiện tình trạng trên thì ngân hàng cần sớm tìm ra biện pháp thích hợp để giúp sử dụng vốn tự huy động hiệu quả hơn cho mục đích đầu tƣ sinh lời.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 62 - 63)