2012 và 6 tháng đầu năm 2013
4.2.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay của ngân hàng là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng dƣới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trƣởng doanh số cho vay đồng nghĩa với sự tăng trƣởng trong hoạt động tín dụng.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Cho vay là nghiệp vụ lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, thể hiện quy mô hoạt động và uy tín của ngân hàng. Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp 4.893.787 5.947.348 5.087.277 1.053.561 21,53 -860.071 -14,46 Cá thể 457.748 348.490 471.092 -109.258 -23,87 122.602 35,18 Tổng 5.351.535 6.295.838 5.558.369 944.303 17,65 -737.469 -11,71
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ
- Doanh số cho vay doanh nghiệp: Là khách hàng truyền thống của ngân hàng, các doanh nghiệp rất phát triển trên địa bàn thành phố Cần Thơ nên đã thu hút nguồn vốn đầu tƣ của ngân hàng. Theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của NHNN thì lãi suất cho vay của BIDV giảm 1,5% - 2%/năm nên các doanh nghiệp chủ động tất toán sớm các khoản vay lãi cao để tiếp tục các khoản vay với lãi suất thấp hơn, dẫn đến doanh số cho vay tăng 21,53% so với năm 2010. Bƣớc sang năm 2012, doanh số cho vay của doanh nghiệp đạt mức 5.087.277 triệu đồng, tức giảm 14,46% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng kiểm soát chặt việc vay vốn của doanh nghiệp bằng cách lựa chọn khách hàng khá tỉ mỉ, thêm vào đó là sự bất ổn của nền kinh tế dẫn đến các doanh nghiệp e dè trong việc vay vốn.
- Doanh số cho vay cá thể: Ngƣợc lại với doanh nghiệp, doanh số cho vay của cá thể chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2011, lạm phát tăng 13,29% so với đầu năm và tăng 20% so cùng kỳ năm trƣớc, gây khó khăn cho nỗ lực kiềm chế lạm phát dƣới 15% theo mục tiêu đề ra, thị trƣờng bất động sản và chứng khoán sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, thành phần kinh tế cá thể quy mô nhỏ, trình độ quản lý khá thấp dẫn đến việc đối tƣợng này ngƣng sản xuất trong tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. Điều này dẫn đến nhu cầu
về vốn các đối tƣợng này giảm thiểu và song song đó doanh số cho vay cá thể năm 2011 cũng giảm theo 23,87% so với năm 2010.
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thời hạn
Ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, ta cũng cần xét chỉ tiêu này theo thời hạn tín dụng để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay theo thời hạn cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 5.098.074 6.190.553 5.485.241 1.092.479 21,43 -705.312 -11,39 Trung và dài hạn 253.461 105.285 73.128 -148.176 -58,46 -32.157 -30,54 Tổng 5.351.535 6.295.838 5.558.369 944.303 17,65 -737.469 -11,71
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy đƣợc ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung và dài hạn. Trong năm 2011 doanh số cho vay tăng đến 944.303 triệu đồng ứng với 17,65%, trong khi đó chủ yếu là doanh số cho vay ngắn hạn tăng 21,43% mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn lại giảm nhƣng vì có tỷ trọng nhỏ nên ít ảnh hƣởng đến doanh số cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân chính là do thực hiện theo chỉ thị của giám đốc ngân hàng, BIDV đã tuân thủ nghiêm túc chỉ thị 02/CT-NHNN là kể từ ngày 6/9/2011 lãi suất cho vay của BIDV đƣợc điều chỉnh giảm từ 1,5%- 2%/năm góp phần giúp cho doanh số cho vay tăng lên.
Năm 2012, doanh số cho vay giảm khá mạnh, tức giảm 11,71% trong đó chủ yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn giảm 11,39% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vào năm 2012 ngân hàng đƣa chất lƣợng tín dụng lên hàng đầu, thẩm định các khoản vay chặt chẽ hơn để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong thời
buổi kinh tế khó khăn nên hạn chế việc vay vốn mở rộng sản xuất dẫn đến doanh số cho vay của ngân hàng giảm theo mặc dù năm 2012 chỉ trong 10 ngày ngân hàng đã giảm lãi suất đến 2 lần là vào ngày 28/5/2012 lãi suất còn 14,5%/năm và 12%/năm vào ngày 7/6/2012.
Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm
2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 2.611.129 2.617.395 6.266 0,24 Trung và dài hạn 28.138 77.284 49.146 174,66 Tổng 2.639.267 2.694.679 55.412 2,10
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV chi nhánh Cần Thơ
Đến 6 tháng năm 2013 doanh số cho vay chỉ tăng 2,10% tuy có tiến triển khá tốt nhƣng chƣa đáng kể. Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp vẫn chƣa cao trong thời điểm kinh tế đang phục hồi nhƣ hiện nay. Nhƣng điểm sáng vào thời điểm này là doanh số cho vay trung và dài hạn tăng khá cao đến 174,66% so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó ta có thể thấy ngân hàng cũng đang chú tâm vào cho vay trung và dài hạn.
Tóm lại, ta có thể thấy doanh số cho vay trong 3 năm 2010-2012 là chƣa tốt. Trong giai đoạn trên, ngân hàng do e ngại về rủi ro tín dụng nên chỉ chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung và dài hạn, nên về mặt lợi nhuận thì cho vay ngắn hạn mang lại không nhiều nhƣ cho vay trung và dài hạn. Bƣớc vào 6 tháng đầu năm 2013, tuy ngân hàng có đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn nhƣng doanh số cho vay vẫn chƣa đƣợc cải thiện rõ rệt. Ngân hàng cần có những biện pháp để cải thiện tình hình trên.